KINH TẾ - TÀI CHÍNH TOÀN CẦU SAU 5 NĂM KHỦNG HOẢNG

Các “tội đồ” khủng hoảng tài chính giờ sống ra sao?

Các “tội đồ” khủng hoảng tài chính giờ sống ra sao?

(Tài chính) 5 năm sau ngày hệ thống tài chính Mỹ gần như ngã gục trước những đòn “chí mạng” của khủng hoảng, nền kinh tế nước này vẫn phục hồi chậm chạp trong bối cảnh lạm phát cao, người tiêu dùng dè dặt chi tiêu và niềm tin của doanh nghiệp còn ở mức thấp. Tuy nhiên, những người được cho là “tội đồ” trong cuộc khủng hoảng đó vẫn sống xa hoa như những ông hoàng.
 Nỗi đau chưa dừng

Nỗi đau chưa dừng

(Tài chính) Suy thoái kép không xảy ra, nhưng những cuộc khủng hoảng ở quy mô quốc gia hay khu vực trong suốt 5 năm qua dường như đang trì hoãn những nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu sau cơn "địa chấn" tài chính 2008. Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu. Cơn địa chấn thực sự nổ ra vào ngày 7/9 với việc hai đại gia cho vay thế chấp của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản. Merill Lynch bị Bank of America mua lại, còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ.