5 năm sau khủng hoảng, giá hàng hóa thay đổi ra sao?
(Tài chính) Theo thống kê của FactSet, giá cả hầu hết mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới đều đã tăng mạnh kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra 5 năm về trước.
Tuy nhiên, đằng sau mỗi con số lại là một câu chuyện khác nhau.
Với mức tăng tới 67%, từ 783,10 USD/oz (chốt phiên 15/9/2008) lên 1.308,6 USD/oz (phiên 13/9/2013), vàng đã chứng tỏ được mình là vịnh tránh bão tốt nhất trong thời kỳ khủng hoảng.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, những biến động lớn về chính trị, kinh tế, xã hội luôn là yếu tố trợ lực quan trọng đối với giá vàng, khiến mặt hàng kim loại quý này trở thành một sự "bảo hiểm" tài chính tốt nhất của giới đầu tư quốc tế. Và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chính là một yếu tố như vậy. Sự lao dốc của hệ thống tài chính đã khiến cho vàng tăng giá vùn vụt.
Những bất ổn liên quan tới cuộc khủng hoảng Syria gần đây là một ví dụ khác về sự tác động của vấn đề chính trị, địa chính trị đối với giá vàng. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, cuộc chiến do Mỹ phát động nhằm vào Syria sẽ khiến cho cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này lan ra thành vấn đề có tính khu vực, và sẽ tác động tới toàn bộ bức tranh của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, khi nguy cơ cuộc chiến tạm được đẩy lùi, giá vàng quốc tế đã hạ nhiệt. Điều này cho thấy, tác động của các vấn đề chính trị, địa chính trị sẽ không kéo dài ngoài khuôn khổ thời gian của tranh chấp đó, trong khi những ảnh hưởng từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế lại có sâu rộng và lâu dài hơn nhiều.
Hiện tại, nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư đối với các vấn đề kinh tế đang tập trung ở động thái sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng, cơ quan này sẽ thu hẹp các biện pháp nới lỏng định lượng đối với kinh tế Mỹ ngay trong tháng 9 này và một khi điều đó xảy ra, nền kinh tế đầu tàu sẽ chịu tác động sâu rộng, thậm chí kéo lùi cả nền kinh tế toàn cầu.
Không chỉ có vàng mới biến động giá mạnh do khủng hoảng. Thị trường kim loại quý trong 5 năm qua cũng chứng kiến sự lên ngôi của bạc. Mức tăng giá của bạc kể từ phiên 15/9/2008 cho tới phiên 13/9/2013 là 96%, mạnh hơn nhiều so với vàng. Thậm chí có những giai đoạn, nhiều chuyên gia phân tích đã nhận định rằng, bạc đang trở thành một "vịnh tránh bão" mới, bên cạnh vàng.
Sự thay đổi của giá kim loại đồng trong 5 năm qua chỉ dừng ở mức 0,6%, không lớn. Điều này cũng phản ánh được sự đi xuống của ngành công nghiệp nói chung. Sự đảo lộn của hệ thống tài chính toàn cầu khiến cho việc sản xuất cũng giảm sút, nhu cầu tiêu thụ đồng bị tác động nặng nề. Sự đi lên của nền kinh tế Trung Quốc vẫn không đủ đẩy giá đồng tăng mạnh như vàng, hay bạc.
Sự lên xuống của thị trường năng lượng cũng là một điểm đáng chú ý khác.
Theo số liệu thống kê của FactSet, giá dầu thô giao sau hiện tại trên cả hai sàn New York và London đều đã tăng khá mạnh so với năm 2008, lần lượt là 13% và 21%. Điều này cho thấy, sự trở lại của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng đang góp phần thúc đẩy triển vọng tiêu thụ của các mặt hàng năng lượng.
Trong số các mặt hàng quan trọng được FactSet thống kê, duy nhất có giá ngũ cốc giao dịch ở sàn CBOT là giảm tới 18% trong 5 năm qua.
Với mức tăng tới 67%, từ 783,10 USD/oz (chốt phiên 15/9/2008) lên 1.308,6 USD/oz (phiên 13/9/2013), vàng đã chứng tỏ được mình là vịnh tránh bão tốt nhất trong thời kỳ khủng hoảng.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, những biến động lớn về chính trị, kinh tế, xã hội luôn là yếu tố trợ lực quan trọng đối với giá vàng, khiến mặt hàng kim loại quý này trở thành một sự "bảo hiểm" tài chính tốt nhất của giới đầu tư quốc tế. Và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chính là một yếu tố như vậy. Sự lao dốc của hệ thống tài chính đã khiến cho vàng tăng giá vùn vụt.
Những bất ổn liên quan tới cuộc khủng hoảng Syria gần đây là một ví dụ khác về sự tác động của vấn đề chính trị, địa chính trị đối với giá vàng. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, cuộc chiến do Mỹ phát động nhằm vào Syria sẽ khiến cho cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này lan ra thành vấn đề có tính khu vực, và sẽ tác động tới toàn bộ bức tranh của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, khi nguy cơ cuộc chiến tạm được đẩy lùi, giá vàng quốc tế đã hạ nhiệt. Điều này cho thấy, tác động của các vấn đề chính trị, địa chính trị sẽ không kéo dài ngoài khuôn khổ thời gian của tranh chấp đó, trong khi những ảnh hưởng từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế lại có sâu rộng và lâu dài hơn nhiều.
Hiện tại, nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư đối với các vấn đề kinh tế đang tập trung ở động thái sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng, cơ quan này sẽ thu hẹp các biện pháp nới lỏng định lượng đối với kinh tế Mỹ ngay trong tháng 9 này và một khi điều đó xảy ra, nền kinh tế đầu tàu sẽ chịu tác động sâu rộng, thậm chí kéo lùi cả nền kinh tế toàn cầu.
Không chỉ có vàng mới biến động giá mạnh do khủng hoảng. Thị trường kim loại quý trong 5 năm qua cũng chứng kiến sự lên ngôi của bạc. Mức tăng giá của bạc kể từ phiên 15/9/2008 cho tới phiên 13/9/2013 là 96%, mạnh hơn nhiều so với vàng. Thậm chí có những giai đoạn, nhiều chuyên gia phân tích đã nhận định rằng, bạc đang trở thành một "vịnh tránh bão" mới, bên cạnh vàng.
Sự thay đổi của giá kim loại đồng trong 5 năm qua chỉ dừng ở mức 0,6%, không lớn. Điều này cũng phản ánh được sự đi xuống của ngành công nghiệp nói chung. Sự đảo lộn của hệ thống tài chính toàn cầu khiến cho việc sản xuất cũng giảm sút, nhu cầu tiêu thụ đồng bị tác động nặng nề. Sự đi lên của nền kinh tế Trung Quốc vẫn không đủ đẩy giá đồng tăng mạnh như vàng, hay bạc.
Sự lên xuống của thị trường năng lượng cũng là một điểm đáng chú ý khác.
Theo số liệu thống kê của FactSet, giá dầu thô giao sau hiện tại trên cả hai sàn New York và London đều đã tăng khá mạnh so với năm 2008, lần lượt là 13% và 21%. Điều này cho thấy, sự trở lại của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng đang góp phần thúc đẩy triển vọng tiêu thụ của các mặt hàng năng lượng.
Trong số các mặt hàng quan trọng được FactSet thống kê, duy nhất có giá ngũ cốc giao dịch ở sàn CBOT là giảm tới 18% trong 5 năm qua.
Loại hàng hóa | Giá đóng cửa Ngày 13/9/2013 |
Giá đóng cửa Ngày 15/9/2008 |
Thay đổi (%) |
Vàng sàn Comex | 1.308,60 USD/oz | 783,10 USD/oz | +67% |
Bạc sàn Comex | 21,72 USD/oz | 11,075 USD/oz | +96% |
Đồng sàn Comex | 3,204 USD/lb | 3,184 USD/lb | +0,6% |
Dầu thô sàn Nymex | 108,21 USD/thùng | 95,69 USD/thùng | +13% |
Dầu thô Brent Biển Bắc | 111,70 USD/thùng | 92,38 USD/thùng | +21% |
Ngũ cốc sàn CBOT | 4,59 USD/bushel | 5,62 USD/bushel | -18% |