(Tài chính) Tổng kết 5 năm sau khi thế giới tài chính toàn cầu chao đảo bởi cuộc khủng hoảng xuất phát từ phố Wall, người ta chợt giật mình nhận ra rằng hầu như chưa có vị "tai to mặt lớn" nào phải ngồi bóc lịch trong xà lim.
(Tài chính) 5 năm sau ngày hệ thống tài chính Mỹ gần như ngã gục trước những đòn “chí mạng” của khủng hoảng, nền kinh tế nước này vẫn phục hồi chậm chạp trong bối cảnh lạm phát cao, người tiêu dùng dè dặt chi tiêu và niềm tin của doanh nghiệp còn ở mức thấp. Tuy nhiên, những người được cho là “tội đồ” trong cuộc khủng hoảng đó vẫn sống xa hoa như những ông hoàng.
(Tài chính) Theo thống kê của FactSet, giá cả hầu hết mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới đều đã tăng mạnh kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra 5 năm về trước.
(Tài chính) Sau nhiều năm tranh cãi, người ta vẫn chưa đạt được bất cứ đồng thuận nào về bản chất của các khó khăn trong hệ thống tài chính để khắc phục.
(Tài chính) Lần đầu tiên kể từ sau khi nổ ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đang đóng góp vào quá trình phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới nhiều hơn so với các nền kinh tế mới nổi.
(Tài chính) Suy thoái kép không xảy ra, nhưng những cuộc khủng hoảng ở quy mô quốc gia hay khu vực trong suốt 5 năm qua dường như đang trì hoãn những nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu sau cơn "địa chấn" tài chính 2008. Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu. Cơn địa chấn thực sự nổ ra vào ngày 7/9 với việc hai đại gia cho vay thế chấp của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản. Merill Lynch bị Bank of America mua lại, còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ.
(Tài chính) Sau 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần 7 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng khá bi đát. Có ý kiến đánh giá Việt Nam đã không may vì phải chịu tác động của khủng hoảng toàn cầu...
(Tài chính) Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 - 2009 mặc dù không tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam thông qua hệ thống tài chính, nhưng nó thực sự đã làm khuếch đại những bất ổn kinh tế nội tại quốc gia vốn đã tàng tích từ nhiều năm trước đó.