SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHIỀU CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG TRONG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Sửa đổi, bổ sung các vấn đề cấp bách trong pháp luật ngân sách nhà nước

Sửa đổi, bổ sung các vấn đề cấp bách trong pháp luật ngân sách nhà nước

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vước mắc trong thực tiễn phát sinh, tại tờ trình Chính phủ về dự án 1 luật sửa 7 luật, Bộ Tài chính đã lựa chọn một số vấn đề lớn có vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và mang tính cấp bách để đề xuất hoàn thiện Luật Ngân sách nhà nước.
Tạo cơ chế huy động ngân sách địa phương, tăng hiệu quả đầu tư hạ tầng liên vùng

Tạo cơ chế huy động ngân sách địa phương, tăng hiệu quả đầu tư hạ tầng liên vùng

Việc bổ sung cơ chế cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn, hỗ trợ các địa khác là cấp thiết. Cơ chế này sẽ giúp huy động nguồn lực từ ngân sách của các địa phương có năng lực về tài chính vào các dự án công trình kết cấu hạ tầng có tính chất vùng, liên vùng, các dự án có tính động lực.
"Gỡ vướng" kinh phí thực hiện nhiệm vụ cấp bách chưa được bố trí kế hoạch đầu tư công

"Gỡ vướng" kinh phí thực hiện nhiệm vụ cấp bách chưa được bố trí kế hoạch đầu tư công

Để tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước liên quan đến bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư công và chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Nội dung sửa đổi theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, cơ quan ở trung ương và địa phương kịp thời, chủ động bố trí kinh phí từ chi đầu tư công, chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong điều hành thực tế nhưng chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Bổ sung cơ chế giải quyết tình trạng “vốn chờ dự án”

Bổ sung cơ chế giải quyết tình trạng “vốn chờ dự án”

Hiện nay, nhu cầu đầu tư các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn phát sinh hằng năm rất lớn, tuy nhiên các dự án không triển khai ngay được mà phải chờ bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn. Quy định này dẫn đến tình trạng “vốn chờ dự án” rất phổ biến. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số quy định của Luật Ngân sách nhà nước tại dự thảo Luật sửa 7 luật trình Chính phủ để giải quyết tình trạng này.