XÂY DỰNG NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chiến lược tài chính đến năm 2030: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững

Chiến lược tài chính đến năm 2030: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững

Nhằm xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu cho nền kinh tế trước các bất ổn, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia, ngày 21/3/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030. Nội dung Chiến lược tài chính đến năm 2030 mang tính hệ thống, định hướng bao quát, dài hạn và hiện thực hóa các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Việc tiếp tục đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế đến năm 2030 là hết sức cần thiết, có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhằm kịp thời thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách hệ thống thuế trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng như định hướng những mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược tài chính trong thời gian tới.
Hướng đến mô hình hải quan thông minh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hướng đến mô hình hải quan thông minh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bối cảnh và những yêu cầu đặt ra của đất nước trong giai đoạn phát triển mới sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan hải quan trong hoạt động kiểm soát hàng hóa ra vào biên giới lãnh thổ Việt Nam với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế". Nhiều thách thức và nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi ngành Hải quan phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới toàn diện hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Với những định hướng lớn mang tính đột phátrong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 sẽ là tiền đề để ngành Hải quan xây dựng và hoàn thành Hải quan số, Hải quan thông minh, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Định hướng cải cách, hiện đại hóa hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2030

Định hướng cải cách, hiện đại hóa hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2030

Ngày 13/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 - một thành phần của Chiến lược tài chính đến năm 2030. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 xác định rõ quan điểm, mục tiêu cũng như các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hệ thống Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.
Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhằm cụ thể hóa phương hướng và nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 được xây dựng theo giai đoạn 10 năm để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế; chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế...
Quản lý nợ công chặt chẽ, an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

Quản lý nợ công chặt chẽ, an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

Trong 10 năm qua, các chỉ tiêu an toàn nợ công tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn an toàn, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và bồi đắp dư địa chính sách tài khóa. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi ngày càng giảm, trong khi khả năng hấp thụ vốn của thị trường trong nước còn hạn chế, gây ra áp lực trả nợ của Chính phủ tăng cao, khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta... Đây là những vấn đề cần phải đánh giá, phân tích để đưa ra định hướng quản lý nợ công phù hợp, đảm bảo bền vững nợ công, an ninh tài chính quốc gia, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030

Việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã mang lại những kết quả tích cực, thị trường bảo hiểm đạt được mức tăng trưởng cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế. Nhằm tiếp tục phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Đề án Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 được xây dựng nhằm phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm.
Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội

Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với những kết quả đạt được trong triển khai Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, với bối cảnh và yêu cầu mới của nền kinh tế, xã hội, việc đánh giá, tổng kết và đề xuất các giải pháp có tính chiến lược, làm căn cứ xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể trong giai đoạn tới là cần thiết. Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2030 đã đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, làm căn cứ triển khai thực hiện, trên cơ sở kế thừa các kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong giai đoạn 2011 – 2020, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.