Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Hưng Yên theo hướng bền vững
Nhờ lợi thế về vị trí địa lý và chính sách thu hút đầu tư tốt, Hưng Yên đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Với những lợi thế sẵn có, việc tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên trong thời gian tới. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa lợi thế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Hưng Yên cần có nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả vào thực tiễn…
Thu hút FDI có nhiều khởi sắc
Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng, trung tâm của Đồng bằng Bắc Bộ, trên trục nối phát triển kinh tế các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… từ nhiều năm nay, Tỉnh đã trở thành một trong những địa điểm được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Có thể kể đến những tập đoàn lớn có thương hiệu đã đầu tư vào Hưng Yên như: Vingroup, Samsung, Sumimoto... đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đại phương
Hàng năm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động tại các khu công nghiệp và các nhà đầu tư là thành công của Tỉnh", Hưng Yên đã đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi đến địa bàn. Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực cải cách hành chính, trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cùng với đó, Tỉnh đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể như: Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường; các ngành chức năng thẩm tra kỹ các dự án trước khi cấp phép…
Với quan điểm "thành công của doanh nghiệp và các nhà đầu tư là thành công của Tỉnh", Hưng Yên đã đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi đến địa bàn. Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực cải cách hành chính, trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Bước đột phá trong công tác cải các hành chính của tỉnh Hưng Yên là ứng dụng và triển khai đồng bộ trong cơ quan UBND, các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND phường, xã phần mềm Văn phòng điện tử. Hiện nay 100% văn bản xử lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố và các phòng, ban, đơn vị thuộc thành phố và UBND phường, xã đều được triển khai trên phần mềm.
Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 14/2018/ QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay, 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện và đơn vị hành chính cấp xã đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; có 25 cơ quan, đơn vị ở cả 3 cấp hành chính đã triển khai thực hiện mô hình một cửa hiện đại và đang thực hiện nhân rộng mô hình đến tất cả các cơ quan hành chính các cấp trên phạm vi toàn Tỉnh.
Tính đến nay, tổng số thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã giải quyết theo cơ chế một cửa là 1.915 thủ tục, trong tổng số 2.339 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên địa bàn tỉnh. 42 thủ tục và 2 nhóm thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông...
Nhờ có những cải cách môi trường đầu tư thuận lợi nên Hưng Yên đã ngày càng thu hút được nhiều dự án đầu tư chú trọng vào công nghiệp. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, các dự án đầu tư tập trung các lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện, điện tử; sản xuất, chế biến thực phẩm, dệt may và các sản phẩm phụ trợ ngành ô tô xe máy và dệt may. Trong đó, một số dự án có vốn đầu tư lớn như: Dự án nhà máy sản xuất khuôn đúc, sản phẩm đúc của Công ty TNHH khuôn đúc Tsukuba Việt Nam và dự án nhà máy công nghiệp hỗ trợ Ecotech Hưng Yên của Công ty cổ phần Ecotech Hưng Yên; Dự án Regina Miracle Internationnal Hưng Yên của Regina Miracle Internationnal (Viet Nam) Limited.
Qua đánh giá của Ban Quản lý các KCN Tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được trong thu hút dự án FDI, thời gian qua, chủ đầu tư hạ tầng các KCN trên địa bàn Tỉnh… đã nỗ lực đầu tư để tiếp tục xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật KCN trên phần diện tích quy hoạch, bảo đảm đầy đủ mặt bằng sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư.
Các KCN nước ngoài đầu tư vào Hưng Yên đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Tính đến 19/12/2018, toàn tỉnh có 419 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.345.194 nghìn USD.
Tính đến 20/5/2019, toàn Tỉnh có 438 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.544.141 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến nay có 17 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 167.014 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Nhật Bản có 159 dự án, vốn đăng ký là 2.957.023 nghìn USD, chiếm 65,07% tổng vốn đăng ký; Hàn Quốc có 131 dự án, vốn đăng ký 651.063 nghìn USD, chiếm 14,33% tổng vốn đăng ký; Trung Quốc có 89 dự án, vốn đăng ký 460.456 nghìn USD, chiếm 10,13% tổng số vốn đăng ký.
Tính đến 20/5/2019, toàn Tỉnh có 438 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.544.141 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến nay có 17 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 167.014 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các dự án FDI tại các KCN trên địa bàn Tỉnh gồm: Công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị; công nghiệp cơ khí, sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, tin học; sản xuất thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dệt may, linh kiện máy bay, tàu biển, ô tô; sản xuất sản phẩm, linh kiện nhựa, vật liệu xây dựng; kinh doanh hạ tầng KCN và cho thuê nhà xưởng... Khu công nghiệp Thăng Long II là điểm sáng trong thu hút các dự án FDI, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước. Vốn FDI đầu tư vào Hưng Yên đã tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định nhưng thu hút nguồn vốn FDI vào Hưng Yên vẫn còn những hạn chế, đó là: Các dự án có vốn đầu tư lớn, hàm
Với quan điểm "thành công của doanh nghiệp và các nhà đầu tư là thành công của Tỉnh", Hưng Yên đã đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi đến địa bàn. Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực cải cách hành chính, trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính.
lượng kỹ thuật công nghệ cao tiếp nhận vào các KCN còn ít. Số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tập trung đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Số dự án đầu tư vào KCN vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh còn ít so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong khu vực, chưa thu hút được nhiều dự án từ các nhà đầu tư của Hoa Kỳ và EU… Một vấn đề nữa, đó là sự kết nối giữa đầu tư FDI với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là nhược điểm lớn nhất trong thu hút FDI vào Hưng Yên hiện nay. Cho nên, tác động của các doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước là chưa lớn.
Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Hưng Yên theo hướng bền vững
Để thu hút nguồn vốn FDI vào Hưng Yên, thời gian tới, Tỉnh cần quan tâm đến một số nội dung sau:
Thứ nhất, Ban Quản lý các KCN Tỉnh tập trung phối hợp đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào các KCN.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hạ tầng các KCN, các tổ chức xúc tiến đầu tư đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động thu hút đầu tư vào các KCN, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác thu hút đầu tư, đảm bảo theo mục tiêu và kế hoạch.
Thứ ba, ưu tiên các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế và các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục- đào tạo.
Thứ tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, nắm bắt thông tin, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổ chức rà soát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát dự án đầu tư, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo việc triển khai thực dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, hiệu quả.
Thứ sáu, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch, lành mạnh và công bằng, trong đó, mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư sẽ đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh cần kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào Hưng Yên.
Thứ bảy, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng địa bàn và hình thức thu hút đầu tư nước ngoài vào những thị trường giàu tiềm năng và các công ty đa quốc gia. Cùng với đó, nâng cao chất lượng dự án thu hút đầu tư mới theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật; ưu tiên thu hút các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới và các lĩnh vực tỉnh có lợi thế cạnh tranh như cơ khí, sản xuất vật xây dựng, công nghiệp hỗ trợ ô tô xe máy...
Tài liệu tham khảo:
1. UBND tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2018 và phương hướng năm 2019;
2. UBND tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2019;
3. Mai Ngoan (2018), Hưng Yên tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư, truy cập từ https://bnews.vn/hung-yen-tao-co-so-ha-tang-dong-bo-dethu-hut-dau-tu/82940.html;
4. Văn Huy (2018), Vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tăng vọt, truy cập từ https://tuoitrethudo.com.vn/von-dau-tu-nuocngoai-vao-cac-khu-cong-nghiep-tinh-hung-yen-tang-vot-d2059627.html.