Hai đại gia về bột mì kiện nhau vì .... "bụi tre"
(Tài chính) Hai công ty thuộc hàng đại gia trong ngành sản xuất thực phẩm từ tinh bột, bột mì đều bị kiện vì xuất khẩu bánh tráng nhái nhãn hiệu công ty khác sang Mỹ. Thực tế này cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp Việt ít chú trọng vấn đề sở hữu trí tuệ và phòng vệ thương mại.
Gian nan kiện… bụi tre
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong (Tufoco) ở Tiền Giang đã đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền tổng thể nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm hình và chữ ba cây tre và các dòng chữ: đặc biệt dùng làm gỏi cuốn và chả giò Việt Nam (Vietnamese rice paper) và chữ Hán cho sản phẩm bánh tráng. Qua các đại lý bán hàng ở Mỹ, Tufoco phát hiện Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (Safoco) TP. Hồ Chí Minh và Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) cũng xuất khẩu bánh tráng mang nhãn hiệu Bụi tre và hình “ba cây tre” bán tại siêu thị SF Superstore (Thuận Phát) tại Mỹ với mẫu mã bao bì gần như trùng lặp với Tufoco, trên bao bì còn sử dụng dấu hiệu ® (nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ - Registered).
Ông Mai Văn Nước - Phó Giám đốc Tufoco cho biết, vì Safoco và Tigifood đã sử dụng bao bì gây nhầm lẫn với bao bì sản phẩm đã được bảo hộ của Tufoco, vi phạm luật sở hữu trí tuệ nên tháng 9/2009 Tufoco đã gửi công văn yêu cầu Safoco chấm dứt sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh tráng mang nhãn hiệu Bụi tre và hình ba cây tre, đồng thời thu hồi sản phẩm này tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Safoco đã không thực hiện theo những đề nghị của Tufoco, buộc Tufoco phải phát đơn kiện ra tòa.
Năm 2010, Tufoco cũng phát hiện Công ty Tigifood xuất khẩu sản phẩm nhái nhãn hiệu “ba cây tre”. Phía Tigifood trả lời rằng, đó là sản phẩm gia công, được đóng gói theo kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu… do khách hàng cung cấp, nhãn hiệu cũng không hoàn toàn giống nhãn hiệu của Tufoco nên Tigifood không vi phạm luật. Tufoco khởi kiện, ngày 28/9/2010, Tòa Phúc thẩm Toà án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xử Tigifood phải bồi thường cho Tufoco hơn 153 triệu đồng. Trong thời gian Tufoco nộp đơn kiện Safoco tại Việt Nam thì cũng đồng thời khởi kiện hệ thống siêu thị SF Superstore tại Mỹ về việc nhập khẩu và tiêu thụ bánh tráng nhái nhãn hiệu ba cây tre của Tufoco. Tòa án Liên bang Hoa Kỳ tại California đã xử hệ thống siêu thị SF Superstore bồi thường cho Tufoco 60.000 USD và cung cấp các chứng từ nhập lô hàng nhái nhãn hiệu ba cây tre từ Safoco, trong đó ghi rõ tên sản phẩm là “bánh tráng bụi tre” của Safoco.
Có bồi thường mới nhớ?
Theo các luật sư, nếu loại trừ động cơ cố tình “lập lờ đánh lận con đen”, làm nhái nhãn hiệu để cạnh tranh không lành mạnh và gây tổn hại đến thương hiệu của doanh nghiệp Việt tại thị trường nước ngoài, việc làm giả nhãn hiệu trong 2 vụ kiện trên có thể xuất phát từ thực tế doanh nghiệp thiếu hiểu biết: suy nghĩ đơn giản rằng, doanh nghiệp mình chỉ gia công sản phẩm, đóng gói theo mẫu mã, qui cách khách hàng yêu cầu và sản phẩm không mang mẫu mã, thương hiệu của doanh nghiệp mình nên không vi phạm sở hữu trí tuệ.
Thực tế hiện nay, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản thực phẩm mà hầu hết các ngành xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc gia công, làm hàng theo mẫu mã bao bì, nhãn mác của khách hàng.
Qua tìm hiểu được biết, nhiều doanh nghiệp còn khá thờ ơ với việc tự bảo vệ mình tránh khỏi những rắc rối liên quan đến sở hữu trí tuệ trong sân chơi toàn cầu. Tâm lý chung của các doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, mình chỉ làm theo đặt hàng của khách, nếu xảy ra tranh chấp gì về thương hiệu thì đơn vị đặt hàng phía nước ngoài phải chịu trách nhiệm, doanh nghiệp mình vô can.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, hầu hết doanh nghiệp ngành thủy sản xuất khẩu theo mẫu mã, bao bì của khách, trên đó ghi rõ là sản xuất tại công ty nào ở Việt Nam, tên đơn vị nhập khẩu… Như vậy, nếu có xảy ra tranh chấp gì liên quan đến thương hiệu tại thị trường xuất khẩu thì đơn vị đứng ra đặt hàng, nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm, doanh nghiệp Việt không dính dáng gì.
Tuy nhiên, luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, doanh nghiệp không thể đưa ra lập luận "chỉ gia công theo đặt hàng của đơn vị khác nên không có liên quan" mà phải chịu trách nhiệm theo đúng qui định pháp luật. Hai vụ kiện nêu trên cũng là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, vấn đề sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại càng quan trọng. Doanh nghiệp không nên chủ quan mà cần tìm hiểu kỹ luật, cẩn trọng kiểm tra kỹ pháp nhân của khách hàng, tính hợp pháp của các mẫu mã bao bì, qui cách sản phẩm… trước khi ký hợp đồng gia công để tránh những rắc rối, kiện tụng liên quan đến làm nhái, làm giả nhãn hiệu.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong (Tufoco) ở Tiền Giang đã đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền tổng thể nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm hình và chữ ba cây tre và các dòng chữ: đặc biệt dùng làm gỏi cuốn và chả giò Việt Nam (Vietnamese rice paper) và chữ Hán cho sản phẩm bánh tráng. Qua các đại lý bán hàng ở Mỹ, Tufoco phát hiện Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (Safoco) TP. Hồ Chí Minh và Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) cũng xuất khẩu bánh tráng mang nhãn hiệu Bụi tre và hình “ba cây tre” bán tại siêu thị SF Superstore (Thuận Phát) tại Mỹ với mẫu mã bao bì gần như trùng lặp với Tufoco, trên bao bì còn sử dụng dấu hiệu ® (nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ - Registered).
Ông Mai Văn Nước - Phó Giám đốc Tufoco cho biết, vì Safoco và Tigifood đã sử dụng bao bì gây nhầm lẫn với bao bì sản phẩm đã được bảo hộ của Tufoco, vi phạm luật sở hữu trí tuệ nên tháng 9/2009 Tufoco đã gửi công văn yêu cầu Safoco chấm dứt sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh tráng mang nhãn hiệu Bụi tre và hình ba cây tre, đồng thời thu hồi sản phẩm này tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Safoco đã không thực hiện theo những đề nghị của Tufoco, buộc Tufoco phải phát đơn kiện ra tòa.
Năm 2010, Tufoco cũng phát hiện Công ty Tigifood xuất khẩu sản phẩm nhái nhãn hiệu “ba cây tre”. Phía Tigifood trả lời rằng, đó là sản phẩm gia công, được đóng gói theo kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu… do khách hàng cung cấp, nhãn hiệu cũng không hoàn toàn giống nhãn hiệu của Tufoco nên Tigifood không vi phạm luật. Tufoco khởi kiện, ngày 28/9/2010, Tòa Phúc thẩm Toà án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xử Tigifood phải bồi thường cho Tufoco hơn 153 triệu đồng. Trong thời gian Tufoco nộp đơn kiện Safoco tại Việt Nam thì cũng đồng thời khởi kiện hệ thống siêu thị SF Superstore tại Mỹ về việc nhập khẩu và tiêu thụ bánh tráng nhái nhãn hiệu ba cây tre của Tufoco. Tòa án Liên bang Hoa Kỳ tại California đã xử hệ thống siêu thị SF Superstore bồi thường cho Tufoco 60.000 USD và cung cấp các chứng từ nhập lô hàng nhái nhãn hiệu ba cây tre từ Safoco, trong đó ghi rõ tên sản phẩm là “bánh tráng bụi tre” của Safoco.
Có bồi thường mới nhớ?
Theo các luật sư, nếu loại trừ động cơ cố tình “lập lờ đánh lận con đen”, làm nhái nhãn hiệu để cạnh tranh không lành mạnh và gây tổn hại đến thương hiệu của doanh nghiệp Việt tại thị trường nước ngoài, việc làm giả nhãn hiệu trong 2 vụ kiện trên có thể xuất phát từ thực tế doanh nghiệp thiếu hiểu biết: suy nghĩ đơn giản rằng, doanh nghiệp mình chỉ gia công sản phẩm, đóng gói theo mẫu mã, qui cách khách hàng yêu cầu và sản phẩm không mang mẫu mã, thương hiệu của doanh nghiệp mình nên không vi phạm sở hữu trí tuệ.
Thực tế hiện nay, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản thực phẩm mà hầu hết các ngành xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc gia công, làm hàng theo mẫu mã bao bì, nhãn mác của khách hàng.
Qua tìm hiểu được biết, nhiều doanh nghiệp còn khá thờ ơ với việc tự bảo vệ mình tránh khỏi những rắc rối liên quan đến sở hữu trí tuệ trong sân chơi toàn cầu. Tâm lý chung của các doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, mình chỉ làm theo đặt hàng của khách, nếu xảy ra tranh chấp gì về thương hiệu thì đơn vị đặt hàng phía nước ngoài phải chịu trách nhiệm, doanh nghiệp mình vô can.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, hầu hết doanh nghiệp ngành thủy sản xuất khẩu theo mẫu mã, bao bì của khách, trên đó ghi rõ là sản xuất tại công ty nào ở Việt Nam, tên đơn vị nhập khẩu… Như vậy, nếu có xảy ra tranh chấp gì liên quan đến thương hiệu tại thị trường xuất khẩu thì đơn vị đứng ra đặt hàng, nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm, doanh nghiệp Việt không dính dáng gì.
Tuy nhiên, luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, doanh nghiệp không thể đưa ra lập luận "chỉ gia công theo đặt hàng của đơn vị khác nên không có liên quan" mà phải chịu trách nhiệm theo đúng qui định pháp luật. Hai vụ kiện nêu trên cũng là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, vấn đề sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại càng quan trọng. Doanh nghiệp không nên chủ quan mà cần tìm hiểu kỹ luật, cẩn trọng kiểm tra kỹ pháp nhân của khách hàng, tính hợp pháp của các mẫu mã bao bì, qui cách sản phẩm… trước khi ký hợp đồng gia công để tránh những rắc rối, kiện tụng liên quan đến làm nhái, làm giả nhãn hiệu.
Thương hiệu dễ mất, khó đòi
Theo các luật sư, doanh nghiệp cần chú ý bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường xuất khẩu. Việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài vô cùng quan trọng, nhưng chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hậu quả là nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng bị nước ngoài “đánh cắp”. Trong đó, chỉ một số ít trường hợp đòi lại thành công, đa phần là chấp nhận mất trắng. Một khi thương hiệu đã bị đánh cắp, doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để theo đuổi các vụ kiện, nhưng không nhiều trường hợp thành công. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ độc quyền ở nước ngoài không được chậm trễ, thậm chí doanh nghiệp cần phải tự vệ bằng cách sử dụng các dịch vụ theo dõi thị trường để kịp thời phát hiện có đơn vị làm nhái, giả hoặc đăng ký độc quyền nhãn hiệu của mình và có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.