Hệ thống an sinh xã hội mở rộng nhưng cần nỗ lực hơn để đến với người dân nghèo nhất
(Tài chính) Các chương trình an sinh xã hội đã phát triển rất nhanh trong vài năm gần đây nhưng trên 2/3 trong số 1,2 tỉ người nghèo nhất trên thế giới – những người sống dưới mức 1,25$/ngày – vẫn chưa được hưởng lợi từ các chương trình đó, một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Theo báo cáo Hiện trạng hệ thống an sinh xã hội năm 2014 thì trên 1 tỉ người tại 146 nước thu nhập thấp và trung bình hiện đang được hưởng phúc lợi từ các chương trình an sinh xã hội, nhưng vẫn còn 870 triệu người khác chưa được hưởng.
Các chương trình an sinh xã hội bao gồm các chế độ trợ cấp bằng tiền và hiện vật cho người nghèo và các hộ gia đình bị thiệt thòi, giúp bảo vệ họ trước các cú sốc kinh tế, thiên tai và các tình trạng khủng hoảng khác; giúp trẻ em được chăm sóc đầy đủ, khỏe mạnh và có thể đến trường; giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái; và tạo việc làm.
“Tính trung bình, các nước đang phát triển chi 1,6% GDP cho an sinh xã hội. Đây là một tỉ lệ thấp nếu so với các chính sách công cộng khác, ví dụ chính sách trợ giá nhiên liệu, một chính sách không nhắm riêng vào người nghèo. Cần phải làm nhiều hơn nữa cho người nghèo,” ông Arup Banerji, Giám đốc về chính sách An sinh xã hội và Lao động của Ngân hàng Thế giới phát biểu. “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống an sinh xã hội là cách thức hữu hiệu và rẻ tiền nhất giúp các nước xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung.”
Đây là báo cáo đầu tiên trong loạt nghiên cứu về tăng trưởng và độ bao phủ của các hệ thống an sinh xã hội tại các nước đang phát triển, nêu bật các sáng kiến có triển vọng, và rà soát các chính sách và sự phát triển của lĩnh vực này.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về tác động tích cực của các chương trình an sinh xã hội ngày càng tăng, như giảm nghèo, tăng cường sức khỏe bà mẹ, tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ đến trường và thành tích học tập, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong vòng 3 năm qua đã có 53 nghiên cứu đánh giá tác động các chương trình an sinh xã hội được thực hiện, chủ yếu tại châu Phi. Ngày càng có nhiều bằng chứng mạnh mẽ khẳng định kết quả tích cực của các chương trình an sinh xã hội, báo cáo cho biết.
Xét trên bình diện quốc tế, báo cáo cho biết, tại các nước có thu nhập thấp độ bao phủ của chương trình cho người nghèo lại càng thấp:
• Tại các nước thu nhập thấp, nơi có tới 47% dân số thuộc nhóm cực nghèo, thì mạng an sinh xã hội chỉ bảo vệ 10% dân số.
• Tại các nước thu nhập trung bình thấp mạng an sinh xã hội bao phủ khoảng 1/4 số đối tượng cực nghèo, nhưng con số người cực nghèo chưa được hưởng phúc lợi vần còn ở mức 500 triệu.
• Hiện trạng tại các nước thu nhập trung bình cao khả quan nhất. Tại các nước này 45% số người nghèo cùng cực được hưởng phức lợi từ mạng an sinh xã hội.
Báo cáo cũng cho biết các chương trình an sinh xã hội đang mở rộng nhanh chóng, nhất là hình thức hỗ trợ bằng tiền, đặc biệt là tại khu vực Hạ Xahara châu Phi. Ví dụ, hiện có 37 nước châu Phi đang áp dụng chính sách hỗ trợ bằng tiền vô điều kiện. Đây là con số cao gấp đôi so với trước đây 4 năm. Trên toàn thế giới số nước áp dụng chính sách hỗ trợ bằng tiền có điều kiện đã tăng từ 27 (năm 2008) lên 52 (năm 2013). Các chương trình an sinh xã hội khác, như lao động công ích, cũng cho thấy xu hướng tương tự.
Theo các số liệu sẵn có, tổng chi an sinh xã hội tại các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình là 337 tỉ đô la Mỹ. Tuy đã phát triển theo chiều hướng tích cực như vậy nhưng tỉ lệ chi an sinh xã hội tại các nước đang phát triển vẫn còn thấp so với các nước khác, báo cáo cho biết.
Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, mức độ chi trợ giá nhiên liệu cao hơn gấp 4 lần so với chi an sinh xã hội. Tại Ấn Độ, Ca-mơ-run, Ma-lai-xia, Ê-cua-đo, In-đô-nê-xia và Băng-la-đét tình hình cũng tương tự.
“Ba nước – Ấn Độ, Trung Quốc và Bra-xin – là những nước có các chương trình an sinh xã hội lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa số đối tượng trên toàn cầu. Các nước thu nhập thấp đang học hỏi kinh nghiệm của các nước này,” ông Banerji nói. “Số liệu cho thấy, nếu mạng lưới an sinh xã hội được thực hiện tốt sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về mức độ bao phủ và phục vụ được toàn bộ số 1,2 tỉ người thuộc diện nghèo cùng cực trên toàn thế giới.”
Báo cáo cũng cho biết các nước đang khắc phục tình trạng manh mún và chuyển sang áp dụng các hệ thống an sinh xã hội tích hợp. Các chiến lược mới, cách thức phối hợp thể chế tốt hơn và các công cụ quản trị sáng tạo đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới. Ví dụ hệ thống đăng ký an sinh xã hội Cadastro tại Bra-xin giúp thu thập số liệu 27 triệu đối tượng và kết nối cở sở dữ liệu đó với 10 chương trình xã hội khác nhau. Qua đó đã giúp các nhà hoạch định chính sách nắm rõ hơn ai được hưởng và ai không được hưởng chính sách, và đưa ra các biện pháp điều chỉnh để giúp chương trình nhắm vào đúng đối tượng cần được trợ giúp nhất.
Hiện nay đã có 68 nước thực hiện chiến lược an sinh xã hội cấp quốc gia dựa trên cách tiếp cận hệ thống như ví dụ nêu trên. Năm 2009 con số đó mới là 19 nước. Ngoài ra, 10 nước đã thiết lập cơ quan riêng chịu trách nhiệm phối hợp các chương trình an sinh xã hội của các bộ, ngành.
Các chương trình an sinh xã hội bao gồm các chế độ trợ cấp bằng tiền và hiện vật cho người nghèo và các hộ gia đình bị thiệt thòi, giúp bảo vệ họ trước các cú sốc kinh tế, thiên tai và các tình trạng khủng hoảng khác; giúp trẻ em được chăm sóc đầy đủ, khỏe mạnh và có thể đến trường; giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái; và tạo việc làm.
“Tính trung bình, các nước đang phát triển chi 1,6% GDP cho an sinh xã hội. Đây là một tỉ lệ thấp nếu so với các chính sách công cộng khác, ví dụ chính sách trợ giá nhiên liệu, một chính sách không nhắm riêng vào người nghèo. Cần phải làm nhiều hơn nữa cho người nghèo,” ông Arup Banerji, Giám đốc về chính sách An sinh xã hội và Lao động của Ngân hàng Thế giới phát biểu. “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống an sinh xã hội là cách thức hữu hiệu và rẻ tiền nhất giúp các nước xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung.”
Đây là báo cáo đầu tiên trong loạt nghiên cứu về tăng trưởng và độ bao phủ của các hệ thống an sinh xã hội tại các nước đang phát triển, nêu bật các sáng kiến có triển vọng, và rà soát các chính sách và sự phát triển của lĩnh vực này.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về tác động tích cực của các chương trình an sinh xã hội ngày càng tăng, như giảm nghèo, tăng cường sức khỏe bà mẹ, tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ đến trường và thành tích học tập, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong vòng 3 năm qua đã có 53 nghiên cứu đánh giá tác động các chương trình an sinh xã hội được thực hiện, chủ yếu tại châu Phi. Ngày càng có nhiều bằng chứng mạnh mẽ khẳng định kết quả tích cực của các chương trình an sinh xã hội, báo cáo cho biết.
Xét trên bình diện quốc tế, báo cáo cho biết, tại các nước có thu nhập thấp độ bao phủ của chương trình cho người nghèo lại càng thấp:
• Tại các nước thu nhập thấp, nơi có tới 47% dân số thuộc nhóm cực nghèo, thì mạng an sinh xã hội chỉ bảo vệ 10% dân số.
• Tại các nước thu nhập trung bình thấp mạng an sinh xã hội bao phủ khoảng 1/4 số đối tượng cực nghèo, nhưng con số người cực nghèo chưa được hưởng phúc lợi vần còn ở mức 500 triệu.
• Hiện trạng tại các nước thu nhập trung bình cao khả quan nhất. Tại các nước này 45% số người nghèo cùng cực được hưởng phức lợi từ mạng an sinh xã hội.
Báo cáo cũng cho biết các chương trình an sinh xã hội đang mở rộng nhanh chóng, nhất là hình thức hỗ trợ bằng tiền, đặc biệt là tại khu vực Hạ Xahara châu Phi. Ví dụ, hiện có 37 nước châu Phi đang áp dụng chính sách hỗ trợ bằng tiền vô điều kiện. Đây là con số cao gấp đôi so với trước đây 4 năm. Trên toàn thế giới số nước áp dụng chính sách hỗ trợ bằng tiền có điều kiện đã tăng từ 27 (năm 2008) lên 52 (năm 2013). Các chương trình an sinh xã hội khác, như lao động công ích, cũng cho thấy xu hướng tương tự.
Theo các số liệu sẵn có, tổng chi an sinh xã hội tại các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình là 337 tỉ đô la Mỹ. Tuy đã phát triển theo chiều hướng tích cực như vậy nhưng tỉ lệ chi an sinh xã hội tại các nước đang phát triển vẫn còn thấp so với các nước khác, báo cáo cho biết.
Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, mức độ chi trợ giá nhiên liệu cao hơn gấp 4 lần so với chi an sinh xã hội. Tại Ấn Độ, Ca-mơ-run, Ma-lai-xia, Ê-cua-đo, In-đô-nê-xia và Băng-la-đét tình hình cũng tương tự.
“Ba nước – Ấn Độ, Trung Quốc và Bra-xin – là những nước có các chương trình an sinh xã hội lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa số đối tượng trên toàn cầu. Các nước thu nhập thấp đang học hỏi kinh nghiệm của các nước này,” ông Banerji nói. “Số liệu cho thấy, nếu mạng lưới an sinh xã hội được thực hiện tốt sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về mức độ bao phủ và phục vụ được toàn bộ số 1,2 tỉ người thuộc diện nghèo cùng cực trên toàn thế giới.”
Báo cáo cũng cho biết các nước đang khắc phục tình trạng manh mún và chuyển sang áp dụng các hệ thống an sinh xã hội tích hợp. Các chiến lược mới, cách thức phối hợp thể chế tốt hơn và các công cụ quản trị sáng tạo đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới. Ví dụ hệ thống đăng ký an sinh xã hội Cadastro tại Bra-xin giúp thu thập số liệu 27 triệu đối tượng và kết nối cở sở dữ liệu đó với 10 chương trình xã hội khác nhau. Qua đó đã giúp các nhà hoạch định chính sách nắm rõ hơn ai được hưởng và ai không được hưởng chính sách, và đưa ra các biện pháp điều chỉnh để giúp chương trình nhắm vào đúng đối tượng cần được trợ giúp nhất.
Hiện nay đã có 68 nước thực hiện chiến lược an sinh xã hội cấp quốc gia dựa trên cách tiếp cận hệ thống như ví dụ nêu trên. Năm 2009 con số đó mới là 19 nước. Ngoài ra, 10 nước đã thiết lập cơ quan riêng chịu trách nhiệm phối hợp các chương trình an sinh xã hội của các bộ, ngành.