Hoàn thiện chính sách về thủ tục hải quan qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN
Dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) với nhiều quy định cụ thể liên quan đến quá cảnh hàng hoá từ Việt Nam quá cảnh qua các nước ASEAN và ngược lại, hiện đã được Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi người dân và DN.
Theo dự thảo, Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN hoặc ACTS là hệ thống vận tải hàng hoá quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá qua một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Dự thảo nghị định quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quá cảnh, vận tải hàng hoá quá cảnh hải quan; quy định quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh; quy định về bảo lãnh, đặt cọc hàng quá cảnh.
Cùng với đó, quy định về DN quá cảnh được ưu tiên cũng được nêu rõ trong dự thảo. Chẳng hạn để được ưu tiên, DN phải đảm bảo các điều kiện như: Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế; điều kiện về lưu giữ và cung cấp chứng từ có liên quan hàng hoá quá cảnh; điều kiện về nơi nộp đơn xin cấp quyền ưu tiên.
Các quyền ưu tiên của DN quá cảnh được cấp quyền ưu tiên gồm: Được ưu tiên được sử dụng bảo lãnh nhiều hành trình; được cơ quan Hải quan miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật; được sử dụng niêm phong đặc biệt được chứng nhận; được sử dụng các thủ tục đơn giản khác do từng nước thành viên quyế định.
Ngoài các nội dung trên, một trong những chương quan trọng của dự thảo nghị định là chương về thủ tục hải quan quá cảnh ACTS. Các quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK từ Việt Nam và quá cảnh qua các nước ASEAN (Việt Nam là điểm xuất phát của hàng hoá quá cảnh); thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh qua các nước ASEAN và nhập cảnh vào Việt Nam (Việt Nam là điểm đích của hành trình quá cảnh); thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh qua Việt Nam và đến các nước ASEAN… cũng được quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng có các quy định về danh mục hàng hoá cấm/hạn chế quá cảnh theo Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN; về nợ thuế hải quan và thu hồi nợ thuế hải quan.
Dự thảo nghị định quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quá cảnh, vận tải hàng hoá quá cảnh hải quan; quy định quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh; quy định về bảo lãnh, đặt cọc hàng quá cảnh.
Cùng với đó, quy định về DN quá cảnh được ưu tiên cũng được nêu rõ trong dự thảo. Chẳng hạn để được ưu tiên, DN phải đảm bảo các điều kiện như: Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế; điều kiện về lưu giữ và cung cấp chứng từ có liên quan hàng hoá quá cảnh; điều kiện về nơi nộp đơn xin cấp quyền ưu tiên.
Các quyền ưu tiên của DN quá cảnh được cấp quyền ưu tiên gồm: Được ưu tiên được sử dụng bảo lãnh nhiều hành trình; được cơ quan Hải quan miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật; được sử dụng niêm phong đặc biệt được chứng nhận; được sử dụng các thủ tục đơn giản khác do từng nước thành viên quyế định.
Ngoài các nội dung trên, một trong những chương quan trọng của dự thảo nghị định là chương về thủ tục hải quan quá cảnh ACTS. Các quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK từ Việt Nam và quá cảnh qua các nước ASEAN (Việt Nam là điểm xuất phát của hàng hoá quá cảnh); thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh qua các nước ASEAN và nhập cảnh vào Việt Nam (Việt Nam là điểm đích của hành trình quá cảnh); thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh qua Việt Nam và đến các nước ASEAN… cũng được quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng có các quy định về danh mục hàng hoá cấm/hạn chế quá cảnh theo Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN; về nợ thuế hải quan và thu hồi nợ thuế hải quan.