Homestay - thay đổi sao để tồn tại?

Theo Phương UYên/diendanbatdongsan.vn

Cơn bão COVID-19 đã càn quét và không trừ bất kể loại hình kinh doanh nào, trong đó có homestay. Đây là thời điểm để hướng homestay tới chuyên nghiệp hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo số liệu của AirDNA 2019, thị trường kinh doanh homestay tại Việt Nam tăng trưởng "nóng" trong 2 năm 2017 - 2019 với tốc độ 452% về số lượng nguồn cung
Theo số liệu của AirDNA 2019, thị trường kinh doanh homestay tại Việt Nam tăng trưởng "nóng" trong 2 năm 2017 - 2019 với tốc độ 452% về số lượng nguồn cung

Theo số liệu thống kê của Công ty Dữ liệu và phân tích cho thuê ngắn hạn (AirDNA) tại Việt Nam, trong giai đoạn 2017 - 2019, số lượng homestay chỉ tính riêng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2017 có khoảng 8.000 sản phẩm, thì đến năm 2019 tăng lên gần 30.000 sản phẩm.

Homestay đóng băng

Báo cáo của AirDNA chỉ rõ, năm 2019, Hà Nội có 14.429 căn homestay hoạt động, tốc độ tăng trưởng của toàn bộ thị trường là 14%/quý, tỷ lệ lấp đầy phòng trung bình tại thị trường homestay Hà Nội là 50%. Thế nhưng, từ cuối tháng 12/2019, dịch COVID-19 xuất hiện, dịch vụ homestay đã có những biến động dữ dội.

Các nhà sáng lập của Airbnb - Một công ty về thị trường cộng đồng đặt và cho thuê phòng căn hộ buộc phải cùng ký vào một bức thư kèm theo quyết định đầy khó khăn về việc áp dụng chính sách toàn cầu cho phép tất cả các khách được phép hủy đặt phòng và vẫn được hoàn lại tiền đầy đủ. Điều này khiến cho toàn bộ thị trường homestay rơi vào trạng thái đóng băng.

Trước tình hình này, không ít homestay, khách sạn ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đã lao đao, cắt giảm nhân sự, giảm lương nhân viên, thậm chí có nơi “kiệt sức” đã phải đóng cửa để bảo toàn vốn, tránh thiệt hại thêm nặng...

Anh Thiện (Ba Đình, Hà Nội) - Nhà sáng lập KucKoo Home cho biết, trước khi dịch COVID-19 diễn ra bên anh có đến 120 phòng cho thuê, chủ yếu là khách thuê dài hạn, đối tượng nhắm đến là khách Châu Âu, tỷ lệ kín phòng trung bình 90%, lợi nhuận mỗi tháng khoảng 20% vốn đầu tư ban đầu.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch bệnh, lượng chỉ đạt 50%, khách ghi nợ nhiều. Mặc dù đã giảm tiền phòng, trả lại bớt gần 40 phòng nhưng lợi nhuận vẫn âm 10% mỗi tháng.

Thay đổi để tồn tại

Tuy nhiên, anh Ngọc - Chủ một chuỗi nhà cho thuê đã chọn cho mình một hướng đi mới. Anh chia sẻ: “Tình hình dịch bệnh bắt buộc các chủ đầu tư cần đưa ra những giải pháp. Tôi phải lựa chọn giữa việc trả lại mặt bằng, sang nhượng hoặc cơ cấu, thay đổi cách kinh doanh để có thể tồn tại. Và bên tôi lựa chọn cách thay đổi, từ cho thuê ngắn hạn sang cho thuê dài hạn, từ phục vụ chủ yếu khách “Tây” sang phục vụ chủ yếu khách Việt. Đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn có thể ít nhất là duy trì hoạt động được”.

Một góc không gian ấm cúng và lãng mạn của homestay
Một góc không gian ấm cúng và lãng mạn của homestay

Chia sẻ với DĐDN, ông Adam Bury, Giám đốc bộ phận Tư vấn và Đầu tư Khách Sạn của JLL cho biết, việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng buộc doanh nghiệp phải tìm phương án huy động vốn ngắn hạn từ những đối tác có nguồn vốn dồi dào.

“Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều đơn vị thuê căn hộ và bên cho vay, các bên đang nỗ lực hợp tác với nhau nhằm giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ. Nhiều chủ sở hữu phải tìm nguồn vốn mới để bình ổn hoạt động kinh doanh và giảm bớt tác động của suy thoái cho đến khi nhu cầu thị trường trở lại”, ông Adam nói.

Ở góc nhìn khác, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, homestay là một trong những loại hình đa dạng hóa kinh doanh du lịch đối với những khách hàng thích trải nghiệm, thích khám phá các văn hóa vùng miền. Nên đây là loại hình thích hợp để duy trì và phát triển.

“Tuy nhiên, loại hình này đang phát triển theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ là chính nên tính chuyên nghiệp, quy củ, sự quản lý của Nhà nước đang rất lỏng lẻo. Vì vậy, loại hình này cần phải thay đổi để tồn tại, cần được nâng cấp quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo sự phát triển tốt nhất”, ông Đính khẳng định.