HSBC: Các thị trường mới nổi có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dịu nhẹ

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ngân hàng HSBC vừa công bố chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (Emerging Markets Index – EMI) - chỉ số công bố hàng tháng trích xuất từ khảo sát Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers Index - PMI).

HSBC: Các thị trường mới nổi có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dịu nhẹ
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, trong tháng 3, chỉ số EMI đã có thay đổi nhỏ từ mức 52,4 điểm trong tháng 2 lên 52,6 điểm. Điều đó cho thấy các thị trường mới nổi toàn cầu có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dịu nhẹ. Tuy nhiên, chỉ số EMI trung bình cho ba tháng đầu năm 2013 (52,9 điểm) đã vượt qua chỉ số trung bình của quý III và IV/2012.

Số liệu phân tích các lĩnh vực cho thấy sản lượng ngành sản xuất có mức tăng trưởng nhẹ do Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan dẫn đầu. Trong khi đó, tăng trưởng ở lĩnh vực dịch vụ lại giảm ở mức thấp của bảy tháng qua.

Trong các nền kinh tế mới nổi lớn nhất (BRIC) được khảo sát, Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh hơn, ngược với tình hình tăng trưởng yếu hơn ở Brazil, Ấn Độ và Nga.

Tháng 3, đơn đặt hàng mới ở các thị trường mới nổi tăng ổn định ở mức khiêm tốn. Đơn đặt hàng mới ở lĩnh vực sản xuất phục hồi nhẹ trong khi khối dịch vụ lại giảm nhẹ thêm. Đơn hàng tồn động giảm nhẹ ở cả hai lĩnh vực. Trong khi đó, nhân công việc làm tiếp tục tăng nhưng tốc độ yếu hơn mức trung bình dài hạn của thời kỳ khảo sát.

Tỷ lệ lạm phát giá cả đầu vào ở các thị trường mới nổi đã chậm lại từ mức cao của mười tháng trong tháng 2 xuống mức yếu nhất kể từ tháng 8/2012 do áp lực giá cả yếu hơn ở lĩnh vực sản xuất. Tương tự, chi phí cho hàng hóa và dịch vụ tăng ở mức chậm nhất trong sáu tháng.

Chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi HSBC (HSBC Emerging Markets Future Output Index) là một chỉ số mới, khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian 12 tháng. Chỉ số này trong tháng 3 đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao thứ nhì trong vòng 10 tháng. Số liệu đã chỉ ra rằng kỳ vọng cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều yếu hơn. Xét theo quốc qua, kỳ vọng ở Trung Quốc mạnh hơn đã bù lại cho những kỳ vọng sản lượng yếu hơn (mặc dù vẫn còn lạc quan) ở Brazil, Ấn Độ và Nga.

Federic Neumann – Đồng Giám đốc Khối Nghiên cứu Kinh tế khu vực châu Á cho biết, lĩnh vực sản xuất ở các thị trường mới nổi có dấu hiệu ổn định trong tháng 3 sau khi trải qua tháng trước nguội lạnh. Một phần, sự phục hồi phản ảnh hoạt động sản xuất ở Trung Quốc mạnh mẽ hơn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán làm giảm sản lượng ở tháng trước. Các nền kinh tế đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi nhu cầu ở đại lục, bao gồm cả Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia và Việt Nam cũng thể hiện mức tăng trong tháng 3. Không có điều gì cho thấy rằng sự bùng nổ ở các thị trường mới nổi đã xẹp hơi. Nhưng chỉ số EMI mới nhất một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển hơn ở phương Tây đang tiếp tục trì kéo nền kinh tế thế giới.

Ở khu vực Đông Nam Á, số liệu tháng 3 cho thấy hoạt động sản xuất của ngành sản xuất Việt Nam có sự hồi phục khiêm tốn sau khi giảm sút trong tháng trước. Các công ty được lợi khi thị trường nội địa được cải thiện. Số liệu tháng 3 cũng bật tín hiệu cho thấy lĩnh vực sản xuất Indonesia cũng đã cải thiện hoạt động. Tốc độ tăng trưởng hơn đặt hàng mới nhanh hơn đã hỗ trợ điều này dẫn đến kế quả là sản xuất tăng nhẹ. Đơn hàng xuất khẩu và hoạt động mua hàng đầu vào đều tăng.

Ở khu vực Trung Đông, số liệu ngành sản xuất được trích xuất từ khảo sát PMI không bao gồm sản phẩm dầu mỏ ở Ả Rập Saudicác tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cho thấy tăng trưởng sản lượng nhanh hơn ở Ả Rập Saudi, và yếu hơn ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Sản lượng sản xuất ở Ai Cập tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tục với tốc độ giảm vẫn duy trì khá mạnh

Ngược lại, triển vọng 12 tháng cho sản lượng vẫn khiêm tốn kể từ tháng 2 ở cả ba nước còn lại của các nước BRIC. Mức độ kỳ vọng yếu nhất là Nga, theo sau là Brazil. Kỳ vọng cho Ấn Độ mạnh nhất ở trong bốn nước BRIC, tuy nhiên lại là mức yếu nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.

Tập trung vào kỳ vọng sản lượng sản xuất trong vòng 12 tháng tới,Ả Rập Saudi, Indonesia, Mexico, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Việt Nam thể hiện kỳ vọng mạnh nhất. Trong khi đó, Nga, Brazil, Ai Cập, Hàn QuốcCộng hòa Séc là những nước thể hiện kỳ vọng yếu nhất.