IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ do tác động của Brexit

Theo baoquocte.vn

Cơ quan năng lượng quốc tế đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2017 do triển vọng yếu hơn của nền kinh tế thế giới sau khi cử tri Anh quyết định rời EU (Brexit).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ chỉ còn 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2017, giảm so với mức 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2016, do triển vọng kinh tế vĩ mô mờ mịt hơn.

Trước đó, cơ quan này đã dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu là 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2017.

IEA cho biết, việc này căn cứ vào dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hồi tháng 7 giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sau cuộc trưng cầu ý dân của Anh về Brexit.

Theo đó, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2016 - 2017 xấu đi, trong đó Anh sẽ chịu tác động nhiều nhất. Tuy nhiên, EU cũng sẽ bị tác động do triển vọng thương mại và lòng tin suy giảm.

Đồng thời, theo IEA, gánh nặng áp lực về vấn đề nguồn cung dư thừa, vốn đang tác động tới giá dầu trong những tháng gần đây, sẽ không còn trong nửa cuối năm 2016.

Mặc dù việc giá dầu giảm (khoảng 7 USD mỗi thùng kể từ mức đỉnh 52 USD hồi giữa tháng 6) đang trở thành vấn đề được quan tâm, nhưng trong những tháng tới, nguồn cung dầu có khả năng vẫn tăng lên.

IEA đã dự đoán về một sự "thu hồi khổng lồ" ở nhiều quốc gia nhằm xây dựng Quỹ Dự trữ dầu mỏ sau một thời gian gián đoạn. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho việc thắt chặt mức cân bằng dầu thô.

Trong khi đó, nguồn cung dầu toàn cầu tăng khoảng 0,8 mb/d trong tháng 7 khi sản lượng của cả khối OPEC và ngoài OPEC đều tăng.

Sản lượng dầu ở Iraq đã tăng. Còn Saudi Arabia thì cố gắng đẩy sản lượng lên mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là nguyên nhân khiến tổng sản lượng của OPEC ở mức cao nhất trong 8 năm qua, IEA cho biết.

Theo IEA, dù OPEC vẫn đang là nguồn cung dầu nhanh nhất cho thế giới nhưng cũng đồng thời là nguồn tổn thất đầu ra lớn nhất.

Tại những nước như Venezuela và Nigeria, nơi mà hệ thống dàn khoan dầu đang trở thành mục tiêu tấn công quân sự, mỗi ngày, sản lượng giảm khoảng 150.000 thùng so với năm 2015, bù vào phần tăng sản lượng ở Iraq và Iran hậu trừng phạt.

Sản lượng của các nước ngoài OPEC đã tăng do sự phục hồi sau cháy rừng ở Canada, nhưng Mỹ, Trung Quốc, Mexico, Nga và Brazil đều “xem chừng” và sản xuất ít hơn.