Không nới lỏng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng

Theo saigondautu.com.vn

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi Quốc hội, tính đến đầu tháng 10-2018, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng (NH) ở mức 9,89%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 11,73% của cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo dự báo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt, tăng trưởng tín dụng trong 3-5 năm tới sẽ duy trì ở mặt bằng khoảng 14%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2015-2017 (trung bình 18,1%), do cung và cầu tín dụng đều eo hẹp. Với tình hình này, dự kiến NH sẽ cho vay chặt chẽ hơn, đang tạo ra nỗi lo về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). ĐTTC đã trao đổi với TS. Trần Du Lịch, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM xung quanh vấn đề này.

Vẫn còn quản lý kiểu hành chính

 Phóng viên: Thưa ông, ông nhận định như thế nào về tình hình tăng trưởng tín dụng năm 2018 và dự báo cho năm 2019?

TS. Trần Du Lịch
TS. Trần Du Lịch

TS. Trần Du Lịch: Năm 2018, tín dụng tới tháng 11 mới tăng hơn 10%. Do đó, cả năm nay tăng trưởng tín dụng khó đạt tới mức 15%. Tín dụng tăng trưởng thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cung cầu. Một số NH có điều kiện về thanh khoản, về khách hàng lại hết hạn mức (room) tín dụng sớm, một số NH còn room phải kiểm soát chặt chẽ việc cho vay để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Ngược lại phía DN, hiện nay lãi suất VNĐ vẫn cao, nên nhiều DN thuộc diện được NH mời vay vốn cũng tính toán lợi ích và không vay. Còn những DN chấp nhận vay lãi suất cao lại không đáp ứng yêu cầu của NH. 

Theo tôi, năm 2019, NHNN cũng chỉ đề ra mục tiêu mức tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%, nếu mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra khoảng 6,8%. Trong trường hợp như vậy, mức dư nợ tín dụng chỉ còn khoảng 2 lần GDP, thấp so với những năm trước đây là 2,5-3 lần. Năm 2019, NHNN cũng sẽ duy trì chính sách giống như năm 2018, chưa thể bỏ được trần huy động và vẫn kiểm soát room tín dụng của NHTM. 

Thực ra NHNN cấp hạn mức tín dụng với mục đích kiểm soát các NH, vì có những khách hàng sẵn sàng vay vốn lớn. Room tín dụng cũng là biện pháp để NHNN cân đối tổng dư nợ trong mức cần thiết, không ảnh hưởng tới cung tiền.

Hiện nay, 75% tín dụng của nền kinh tế vẫn dựa vào các NHTM. Mặc dù tỷ lệ này có giảm dần (trước đây là 85-90%), nhưng với mức độ lệ thuộc đó rõ ràng việc hạ lãi suất rất khó. Đồng thời, tổng dư nợ tín dụng còn liên quan đến cung tiền, để xử lý cung tiền lại liên quan đến kiểm soát lạm phát.

Năm 2018, NHNN đề ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nên cũng không thể nới lỏng tín dụng.

Hiện nay, lãi suất trên thị trường mở (OMO), lãi suất qua đêm trên thị trường liên NH đều cao. Vì nếu giảm lãi suất tái cấp vốn, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm, nhưng như vậy sẽ tạo ra một tín hiệu nới lỏng tín dụng. Về lâu dài, chúng ta phải giải bài toán thị trường vốn của Việt Nam đó là phát triển thị trường trái phiếu DN để giảm dần lệ thuộc vào nguồn tín dụng của NHTM. 

Hiện nay, điểm tích cực là Chính phủ đang tập trung tạo điều kiện để DN huy động trái phiếu, thông qua việc sửa lại Nghị định phát hành trái phiếu DN theo hướng tạo điều kiện tốt hơn, mở rộng hơn cho DN huy động trái phiếu qua thị trường chứng khoán. Nếu làm được điều đó, áp lực vốn trung và dài hạn của NHTM sẽ giảm.

Đồng thời, DN có thể tự huy động trên thị trường chứng khoán và huy động thông qua trái phiếu DN, thay vì chờ người dân đi gửi NH để NH cho DN vay vốn. Theo đó, bài toán về giảm áp lực vốn cho NHTM và giảm áp lực về lãi vay đối với DN cũng sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, phải tiến tới bỏ dần việc quản lý theo kiểu hành chính như vậy. Dĩ nhiên các NHTM cũng muốn được dỡ bỏ việc cấp hạn mức tín dụng, nhưng nếu thị trường tiền tệ Việt Nam chưa hoàn thành tái cấu trúc, NHNN vẫn sẽ còn can thiệp về phương diện lãi suất, tín dụng. 

Lãi suất cho vay khó giảm

Trong năm qua, mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay không diễn ra như mong muốn, ông bình luận gì về điều này?

Hiện nay, 75% tín dụng của nền kinh tế vẫn dựa vào các NHTM. Mặc dù tỷ lệ này có giảm dần (trước đây là 85-90%), nhưng với mức độ lệ thuộc đó rõ ràng việc hạ lãi suất rất khó. Đồng thời, tổng dư nợ tín dụng còn liên quan đến cung tiền, để xử lý cung tiền lại liên quan đến kiểm soát lạm phát.

NHNN chỉ nên cấp hạn mức tín dụng tạm thời trong 6 tháng, sau đó nếu NHTM kiểm soát được tín dụng tốt, lành mạnh cũng nên mở rộng, bởi có nhiều NHTM 6 tháng đầu năm đã hết hạn mức, nên 6 tháng cuối năm chỉ đi thu hồi nợ cũng không ổn. Nhưng về lâu dài, NHNN cũng cần phải có lộ trình đặt ra thời điểm chấm dứt việc quản lý hành chính như vậy.

Năm 2018, NHNN đề ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nên cũng không thể nới lỏng tín dụng.

Hiện nay, lãi suất trên thị trường mở (OMO), lãi suất qua đêm trên thị trường liên NH đều cao. Vì nếu giảm lãi suất tái cấp vốn, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm, nhưng như vậy sẽ tạo ra một tín hiệu nới lỏng tín dụng. Về lâu dài, chúng ta phải giải bài toán thị trường vốn của Việt Nam đó là phát triển thị trường trái phiếu DN để giảm dần lệ thuộc vào nguồn tín dụng của NHTM. 

Hiện nay, điểm tích cực là Chính phủ đang tập trung tạo điều kiện để DN huy động trái phiếu, thông qua việc sửa lại Nghị định phát hành trái phiếu DN theo hướng tạo điều kiện tốt hơn, mở rộng hơn cho DN huy động trái phiếu qua thị trường chứng khoán. Nếu làm được điều đó, áp lực vốn trung và dài hạn của NHTM sẽ giảm.

Đồng thời, DN có thể tự huy động trên thị trường chứng khoán và huy động thông qua trái phiếu DN, thay vì chờ người dân đi gửi NH để NH cho DN vay vốn. Theo đó, bài toán về giảm áp lực vốn cho NHTM và giảm áp lực về lãi vay đối với DN cũng sẽ được giải quyết.

Các định chế tài chính đang ở đâu?

Như dự báo của ông tăng trưởng tín dụng sẽ eo hẹp hơn, điều này có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV sắp tới?

Hiện nay, trong vấn đề vay vốn, định chế tài chính phục vụ cho các DN nhỏ rất thiếu, thành ra các DN nhỏ buộc phải chơi cùng sân với DN lớn. Rõ ràng do chơi không đúng sân, nên DN nhỏ cũng không theo được. Điều này thể hiện qua tình trạng nhiều NHTM năn nỉ các DN lớn vay với lãi suất thấp, trong khi DN nhỏ cần vay vốn sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao nhưng rất khó vay.

Trước đây, để hỗ trợ nhóm DN này, Việt Nam đã phát triển hợp tác xã tín dụng, định chế tài chính vi mô, đặc biệt các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ tín dụng DNNVV... nhưng kết quả chưa có nhiều. 

10 năm trước, tôi tham gia thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM để giúp DNNVV, nhưng sau 10 năm quỹ này như một tiệm cầm đồ. Bảo lãnh tín dụng bản chất là tín chấp, kết nối của các NHTM với quỹ này là kết nối hữu cơ. Khi quỹ đứng ra bảo lãnh, NH cho vay và giám sát tài sản hình thành. Nếu DN phá sản, dựa trên mức độ thiệt hại, NH chịu 30%, quỹ chịu 70%.

Đó là quy tắc hoạt động. Tuy nhiên, ở Việt Nam quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định DN cũng yêu cầu phải thế chấp tài sản như NHTM. Bản thân DN không có khả năng thế chấp mới nhờ đến quỹ, nhưng đặt ra yêu cầu như vậy thì quỹ bảo lãnh tín dụng không còn tác dụng gì nữa.

Do đó, cần hỗ trợ triển khai Luật DNNVV, trong đó lồng ghép nội dung hỗ trợ trong từng lĩnh vực, và về tín dụng phải phát huy vai trò quỹ bảo lãnh tín dụng để các DN nhỏ có điều kiện phát triển.

Trong Luật DNNVV có đề cập đến quỹ đầu tư mạo hiểm, theo ông có thể phát triển hình thức này để hỗ trợ vốn cho DN nhỏ, DN khởi nghiệp tại Việt Nam hay không?

Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là một kênh tín dụng tốt cho các DN nhỏ, DN khởi nghiệp. 10 năm trước, quỹ đầu tư mạo hiểm IDG đã đầu tư vào công nghệ, nhưng hiện nay đầu tư mạo hiểm rất hiếm hoi và đầu tư mạo hiểm vào dự án mới chưa ai dám, vì đầu tư mạo hiểm vào 10 dự án có thể có đến 9 dự án bị mất tiền.

Ở Việt Nam, quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ có thể phát triển nếu có những quỹ đầu tư có năng lực lớn, hoặc DN tư nhân bỏ vốn ra thực hiện. Còn phía Nhà nước rất khó làm, vì rủi ro lớn và không thể lấy tiền ngân sách bù khoản này.

 

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu

Mỹ, cho vay các DN nhỏ thực hiện thông qua chương trình Small Business Administration (SBA). SBA được thành lập năm 1953 với mục đích hỗ trợ, tài trợ, tư vấn và bảo vệ các DN nhỏ. SBA là cơ quan liên bang kết nối NH với DN, bảo lãnh để NH cho vay DN. DN nhỏ theo chương trình này quy định là những DN dưới 500 lao động, doanh thu dưới 7,55 triệu USD/năm, lợi nhuận ròng dưới 5 triệu USD, tài sản ròng dưới 15 triệu USD. Số tiền vay đến 5 triệu USD. Tỷ lệ bảo lãnh NH là 85% nếu vay dưới 150.000USD và 75% nếu vay trên 150.000USD, không bắt buộc tài sản thế chấp. Điều kiện tiếp cận vốn là chủ DN phải có điểm tín dụng trên 680 điểm, hoạt động từ 2 năm trở lên có lãi, không nợ thuế, không có lịch sử phá sản. Các DN khởi nghiệp muốn tiếp cận chương trình phải có điểm tín dụng trên 700 điểm, không có lịch sử phá sản. Trong năm 2017, SBA đã phê chuẩn 68.000 món vay cho 2 chương trình này, cấp 30 tỷ USD cho các DN nhỏ. Ngân sách năm 2017 cho SBA là 719 triệu USD do Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Do vậy một cơ quan trung ương tài trợ DNNVV tương tự như mô hình SBA của Mỹ, với các chương trình hỗ trợ DN bao gồm cả bảo lãnh tín dụng rất cần cho Việt Nam.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH