Khủng khiếp hơn cả thất nghiệp đó chính là bị trù dập

Theo Thu Hoài/ttvn.vn

Bạn đã từng làm giúp ai đó việc gì chưa? Có lẽ khi giúp đỡ người khác bạn không hề biết đến 5 điều cấm kỵ này. Vậy để tránh trường hợp "làm ơn mắc oán", hãy tìm hiểu kỹ những điều dưới đây.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Không giúp đến nơi đến chốn

Khi đã nhận lời giúp đỡ người khác, hãy cố gắng làm đến nơi đến chốn. Bởi họ cũng như mình, đang cần xử lý một việc rất gấp và cần sự hỗ trợ của bạn. Chỉ vì sự tắc trách của bạn mà làm lỡ việc của họ. Nếu gặp người bao dung, lương thiện thì không vấn đề, nhưng với gặp người ác ý, rất có thể họ sẽ nghĩ ra đủ mọi cách để trả thù bạn, muốn bạn phải trả giá cho hành vi của mình. Vì vậy nếu bạn cảm thấy việc đó có thể giúp được hãy giúp, còn không hãy thẳng thắn từ chối. Tuyệt đối đừng bao giờ nhận lời mà không làm, như vậy bạn sẽ để lại hình tượng xấu trong mắt mọi người.

Đòi hỏi lợi ích

Sở dĩ người ta nhờ bạn giúp đỡ là bởi họ cảm thấy rằng mối quan hệ giữa họ và bạn rất tốt, rất sâu đậm, và họ không nghĩ nhiều. Nhưng ngược lại, bạn lại mang nó ra làm cuộc trao đổi mua bán. Hiển nhiên bạn đang làm tổn thương người khác khi họ đặt lòng tin ở bạn. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần trong xã hội mà thôi, chúng ta cũng không nên vơ đũa cả nắm mà đánh giá rằng tất cả mọi người đều như vậy.

Bán đứng người khác

Bạn tuyệt đối đừng bao giờ giúp người khác rồi bán đứng họ, nói xấu sau lưng họ, hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ nhận lại trái đắng về mình. Động cơ giúp người khác của loại người này không đơn giản, vì vậy họ gây nên nhiều phiền phức cho chính họ. Không phải bị người khác phản kích mà chính bản thân sẽ bị cô lập. Loại người này chắc chắn không thể tồn tại lâu ở nơi làm việc, sớm muộn cũng sẽ bị đào thải mà thôi.

Hợp tác một cách đùa cợt

Thành thật mà nói, một khi điều này xảy ra sẽ khiến cho đối phương bị tổn thương. Người kia lặng lẽ chờ đợi, và sự tin tưởng không nói lên lời, khiến cho đối phương cũng nghe theo mà phục tùng. Nhưng ai có thể nghĩ về kết quả cuối cùng, điều đó chỉ khiến cho đối phương luôn chìm trong thù hận. Không loại trừ rằng, người bị hại sẽ có suy nghĩ tiêu cực, quyết đấu tranh với những người có hành vi như vậy đến cùng.

Từ chối trực tiếp

Bây giờ thì chẳng có ai trực tiếp từ chối yêu cầu của người khác, đặc biệt là làm việc giúp người khác. Bởi vì, lần này bạn trực tiếp từ chối họ, lần khác bạn sẽ nhận lại sự từ chối của họ. Vì vậy người thông minh sẽ khéo léo tìm ra lí do cho chính mình, thay vì từ chối trực tiếp, bạn nên suy nghĩ về mối quan hệ của bạn với đối phương rồi hãy đưa ra quyết định.