Kinh tế Mỹ phục hồi không cứu được ngành xuất khẩu châu Á
Kinh tế Mỹ, châu Âu phục hồi nhưng nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu châu Á vẫn tương đối yếu.
Theo số liệu tổng hợp của Reuters, tăng trưởng xuất khẩu của 7 thị trường xuất khẩu mạnh nhất Đông Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hong Kong và Singapore đã chậm lại trong quý II chủ yếu do xuất khẩu vào EU giảm tới 9%, xuất khẩu vào Mỹ giảm 2,4%
Xuất khẩu của Trung Quốc vào EU giảm 8%, của Nhật Bản vào EU giảm 20%, đánh dấu quý giảm thứ 7.
Ngay cả khi yên Nhật giảm giúp cải thiện lợi nhuận cho ngành xuất khẩu của nước này, nhu cầu đối với hàng hóa của Nhật Bản vẫn tương đối yếu, kim ngạch xuất khẩu tính theo USD giảm 14% trong quý II. Ngược lại, ở Hàn Quốc, đồng won tuy tăng giá, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 1%, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 13% nhờ doanh số xuất khẩu máy móc, linh kiện ô tô và các hàng hóa tiêu dùng phổ biến như TV, tủ lạnh, smartphone tăng.
Hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phát triển mạnh nhưng không đủ để bù đắp nhu cầu tiêu thụ của châu Âu giảm. Sự suy giảm này cũng làm tiêu tan hy vọng kinh tế Mỹ phục hồi sẽ giúp tăng nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu của châu Á.
Xuất khẩu chiếm khoảng 35% GDP của châu Á. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ phục hồi, chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường nhà đất và đầu tư khí đá phiến do đó không giúp cải thiện nhiều nhu cầu đối với sản phẩm điện tử xuất khẩu của châu Á.
Điều này khiến các nền kinh tế châu Á khó khăn hơn trong việc đối phó với nguy cơ lãi suất toàn cầu tăng, trong khi dòng tiền đầu tư có xu hướng quay trở lại phương Tây. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gom cổ phiếu Nhật Bản nhưng bán ròng tới 12,5 tỷ USD cổ phiếu của các thị trường châu Á khác kể từ tháng 5, dữ liệu của Nomura cho biết.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại HSBC ở Hong Kong, ông Frederic Neumann, cho rằng, thực tế này cho thấy, sự phục hồi của Mỹ và châu Âu không phải là lá bài quyết định đối với châu Á. Các thị trường phát triển nói chung phục hồi tốt nhưng tác động của nó tới các thị trường mới nổi vẫn tương đối ít.
Xuất khẩu của Trung Quốc vào EU giảm 8%, của Nhật Bản vào EU giảm 20%, đánh dấu quý giảm thứ 7.
Ngay cả khi yên Nhật giảm giúp cải thiện lợi nhuận cho ngành xuất khẩu của nước này, nhu cầu đối với hàng hóa của Nhật Bản vẫn tương đối yếu, kim ngạch xuất khẩu tính theo USD giảm 14% trong quý II. Ngược lại, ở Hàn Quốc, đồng won tuy tăng giá, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 1%, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 13% nhờ doanh số xuất khẩu máy móc, linh kiện ô tô và các hàng hóa tiêu dùng phổ biến như TV, tủ lạnh, smartphone tăng.
Hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phát triển mạnh nhưng không đủ để bù đắp nhu cầu tiêu thụ của châu Âu giảm. Sự suy giảm này cũng làm tiêu tan hy vọng kinh tế Mỹ phục hồi sẽ giúp tăng nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu của châu Á.
Xuất khẩu chiếm khoảng 35% GDP của châu Á. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ phục hồi, chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường nhà đất và đầu tư khí đá phiến do đó không giúp cải thiện nhiều nhu cầu đối với sản phẩm điện tử xuất khẩu của châu Á.
Điều này khiến các nền kinh tế châu Á khó khăn hơn trong việc đối phó với nguy cơ lãi suất toàn cầu tăng, trong khi dòng tiền đầu tư có xu hướng quay trở lại phương Tây. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gom cổ phiếu Nhật Bản nhưng bán ròng tới 12,5 tỷ USD cổ phiếu của các thị trường châu Á khác kể từ tháng 5, dữ liệu của Nomura cho biết.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại HSBC ở Hong Kong, ông Frederic Neumann, cho rằng, thực tế này cho thấy, sự phục hồi của Mỹ và châu Âu không phải là lá bài quyết định đối với châu Á. Các thị trường phát triển nói chung phục hồi tốt nhưng tác động của nó tới các thị trường mới nổi vẫn tương đối ít.