Kinh tế Nhật Bản sẽ sụt giảm sau khi bùng nổ trong quý I?
(Tài chính) Tuy kinh tế Nhật Bản quý I/2014 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm qua, song các nhà kinh tế học cảnh báo còn quá sớm để ăn mừng.
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đạt mức tăng trưởng 5,9% trong quý I năm nay, cao hơn mức dự báo 4,2% của các nhà kinh tế học, chủ yếu nhờ mức tăng tiêu dùng cá nhân trước thời điểm tăng thuế doanh số bán hồi đầu tháng 4 và đầu tư doanh nghiệp tăng mạnh.
Tuy vậy, tăng trưởng GDP quý II năm nay có thể giảm khi người tiêu dùng hạn chế chi tiêu sau khi thuế tăng.
Junko Nishioka, kinh tế trưởng nghiên cứu Nhật Bản tại RBS, cho biết “Điều này chắc chắn xảy ra vì tốc độ tăng trưởng lớn trong quý I chủ yếu nhờ nhu cầu mua sắm tăng mạnh trước khi thuế tiêu dùng tăng”. Nhà kinh tế học này cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm xuống 3,8% trong quý II năm nay.
“Sự hồi phục chi phí vốn rất đáng khích lệ - nó cho thấy rằng Abenomics (chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe) đang phát huy hiệu quả”, bà Junko Nishioka cho biết thêm.
Chi phí vốn tăng 4,9%, vượt xa mức dự báo 2,1% và là mức tăng lớn nhất kể từ quý IV/2011. Hơn nữa, sự phục hồi của thị trường lao động sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Thị trường lao động của Nhật Bản đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây khi các công ty bắt đầu thuê thêm công nhân khi kinh tế hồi phục.
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật bản hiện ở mức 3,6% - thấp hơn đáng kể so với 6% tại các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ và Anh.
Bill Adams, nhà kinh tế học cao cấp tại PNC Financial Services, cho biết “Mặc dù tăng trưởng mạnh trong quý I sẽ có thể gây ra sự sụt giảm trong quý II, nhưng khảo sát gần đây cho thấy tăng trưởng của Nhật Bản sẽ tiếp tục cao hơn xu hướng trước thời Abenomics khi những lo ngại do thuế tăng qua đi”.
Số liệu tăng trưởng tích cực đang khiến người ta đặt câu hỏi liệu Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong thời gian lâu hơn hay không.
Taro Saito, nhà kinh tế học cao cấp tại NLI Research Institue cho biết “Thật khó mà tin rằng BoJ sẽ nới lỏng chính sách nếu xét đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế và mức tăng giá cả, nhưng ngân hàng trung ương có thể làm như vậy nếu thị trường tài chính biến động vì bất kỳ lý do nào hoặc vì áp lực chính trị”.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã duy trì ổn định chính sách tiền tệ kể từ khi tung ra gói kích thích chưa từng có hồi tháng 4 năm ngoái, cam kết tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở thông qua việc mua tài sản.
Tuy vậy, tăng trưởng GDP quý II năm nay có thể giảm khi người tiêu dùng hạn chế chi tiêu sau khi thuế tăng.
Junko Nishioka, kinh tế trưởng nghiên cứu Nhật Bản tại RBS, cho biết “Điều này chắc chắn xảy ra vì tốc độ tăng trưởng lớn trong quý I chủ yếu nhờ nhu cầu mua sắm tăng mạnh trước khi thuế tiêu dùng tăng”. Nhà kinh tế học này cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm xuống 3,8% trong quý II năm nay.
“Sự hồi phục chi phí vốn rất đáng khích lệ - nó cho thấy rằng Abenomics (chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe) đang phát huy hiệu quả”, bà Junko Nishioka cho biết thêm.
Chi phí vốn tăng 4,9%, vượt xa mức dự báo 2,1% và là mức tăng lớn nhất kể từ quý IV/2011. Hơn nữa, sự phục hồi của thị trường lao động sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Thị trường lao động của Nhật Bản đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây khi các công ty bắt đầu thuê thêm công nhân khi kinh tế hồi phục.
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật bản hiện ở mức 3,6% - thấp hơn đáng kể so với 6% tại các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ và Anh.
Bill Adams, nhà kinh tế học cao cấp tại PNC Financial Services, cho biết “Mặc dù tăng trưởng mạnh trong quý I sẽ có thể gây ra sự sụt giảm trong quý II, nhưng khảo sát gần đây cho thấy tăng trưởng của Nhật Bản sẽ tiếp tục cao hơn xu hướng trước thời Abenomics khi những lo ngại do thuế tăng qua đi”.
Số liệu tăng trưởng tích cực đang khiến người ta đặt câu hỏi liệu Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong thời gian lâu hơn hay không.
Taro Saito, nhà kinh tế học cao cấp tại NLI Research Institue cho biết “Thật khó mà tin rằng BoJ sẽ nới lỏng chính sách nếu xét đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế và mức tăng giá cả, nhưng ngân hàng trung ương có thể làm như vậy nếu thị trường tài chính biến động vì bất kỳ lý do nào hoặc vì áp lực chính trị”.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã duy trì ổn định chính sách tiền tệ kể từ khi tung ra gói kích thích chưa từng có hồi tháng 4 năm ngoái, cam kết tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở thông qua việc mua tài sản.