Kinh tế phục hồi chóng mặt, Mỹ dự kiến sẽ đứng đầu về FDI toàn cầu
Các doanh nghiệp nước ngoài được hấp dẫn bởi khả năng tiêu dùng cá nhân phục hồi nhanh và việc chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch đầu tư hạ tầng quy mô hàng nghìn tỷ USD.
Quá trình phục hồi ấn tượng của kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ khiến cho nước Mỹ trở thành địa điểm thu hút đầu tư hàng đầu thế giới trong năm nay và năm sau, theo dự báo mới nhất của Liên Hợp quốc.
Các doanh nghiệp nước ngoài được hấp dẫn bởi khả năng tiêu dùng cá nhân phục hồi nhanh và việc chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch đầu tư hạ tầng quy mô hàng nghìn tỷ USD.
Theo số liệu của Liên Hợp quốc công bố vào ngày thứ Hai, so với năm trước đó, đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp trên khắp thế giới giảm 30% trong năm 2020. Đầu tư nước ngoài vào Mỹ giảm 40% nhưng nước Mỹ vẫn giữ được vị thế đứng đầu, trên cả Trung Quốc. Vào tháng 1/2021, Liên Hợp quốc từng lo ngại rằng Mỹ sẽ để mất vị thế này.
Đối với năm 2021 và năm 2022, Liên Hợp quốc dự báo Mỹ sẽ vẫn giữ được vị thế hàng đầu, Trung Quốc ở vị trí thứ 2 bởi nhà đầu tư nước ngoài tăng cường năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu hậu đại dịch.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng đến 7% trong năm nay nhờ vào các chương trình chi tiêu quy mô đến 6 nghìn tỷ USD và khoảng 2,6 nghìn tỷ USD người Mỹ đã tiết kiệm được trong đại dịch Covid-19.
“Chúng tôi đặc biệt lạc quan về kinh tế Mỹ và thậm chí còn lạc quan hơn nữa”, CEO của Công ty thép Australia BlueScope Steel – ông Mark Vassella. Công ty cho biết đang tăng cường tăng năng suất tại Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu từ các hãng xe và công ty xây dựng.
Khi mà Mỹ và nhiều nền kinh tế trên thế giới đang hồi phục nhanh chóng hơn so với thời điểm đầu năm nay, theo Hội nghị về thương mại và đầu tư UN (Unctad). Unctad dự báo doanh nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng đầu tư nước ngoài thêm khoảng từ 10-15% trong năm nay và thêm 20-30% trong năm 2022.
Với tốc độ tăng trưởng này, đầu tư nước ngoài sẽ trở lại ngưỡng trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, khả năng này sẽ không sớm xảy ra.
Đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng nhanh trong giai đoạn toàn cầu hóa nhanh chóng tính từ đầu thập niên 1980 cho đến đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu, đat đỉnh 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2007. Dù rằng tăng trưởng chậm tại các nước giàu, đặc biệt châu Âu đã khiến cho đầu tư nước ngoài giảm vào những năm sau đó, đầu tư nước ngoài hồi phục lại ngưỡng 2 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Năm 2020, đầu tư nước ngoài chỉ đạt 1 nghìn tỷ USD – thấp nhất trong 15 năm.
Giờ đây, nhiều doanh nghiệp như BlueScope đang dự báo về triển vọng sáng sủa hơn. Công ty dự kiến đầu tư 700 triệu USD vào hai nhà máy mới tại bang Ohio.Các doanh nghiệp châu Âu đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của họ tại Mỹ.
Cuối năm ngoái, Nestlé Purina Petcare, chi nhánh của công ty đa quốc gia Thụy Sỹ, công bố kế hoạch đầu tư vào 2 nhà máy mới tại Mỹ tại bang Ohio và North Carolina nhằm đáp ứng cho nhu cầu từ phía Mỹ.
Công ty dược phẩm Anh AstraZeneca PLC dự kiến sẽ mua lại công ty dược phẩm Alexion Pharmaceuticals với giá 39 tỷ USD nhằm thâm nhập vào lĩnh vực sản xuất thuốc hiếm vốn có tỷ suất sinh lời cao.