Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 18-23/6/2018
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Chứng khoán |
Iran có kế hoạch thu hút các nguồn vốn đầu tư lên tới 300 nghìn tỷ IRR (khoảng 7 tỷ USD) từ IRENEX để duy trì hoạt động của các mỏ dầu chủ chốt của nước này. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động bảo trì cũng như các dự án sản xuất tại 29 mỏ dầu trên cả nước. Việc thu hút nguồn vốn trong nước cho các dự án dầu mỏ sẽ được thực hiện thông qua các cơ chế như “quỹ dự án” và trái phiếu Hồi giáo. (Theo ông Ali Hosseini - Giám đốc điều hành Thị trường Chứng khoán Năng lượng Iran -IRENEX ngày 18/6) |
- Chứng khoán Hoa Kỳ: Chỉ số thị trường chứng khoán trong tuần qua giảm điểm do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Tính chung cả tuần (18/6 - 22/6/2018), chỉ số Dow Jones; S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt là 2,03%; 0,89%; 0,69% so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (15/6/2018). Trong ngày giao dịch 22/6/2018: + Dow Jones tăng 119,19 điểm (+0,49%), lên 24.580,89 điểm. + S&P 500 tăng 5,12 điểm (+0,19%), lên 2.754,88 điểm. + Nasdaq giảm 20,14 điểm (-0,26%), xuống 7.692,82 điểm. - Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 3,46 điểm (2%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (22/06/2018) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Hang Seng (Hong Kong) tăng 42,65 điểm (0,15%) lên 29.338,7 điểm. + Shanghai Composite (Trung Quốc) tăng 13,95 điểm (0,49%) lên 2.889,76 điểm. + Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 176,21 điểm (-0,8%) xuống 22.516,83 điểm. + S&P/ASX 200 (Australia) giảm 6,24 điểm (-0,1%) xuống 6.240,7 điểm. + Kospi (Hàn Quốc) giảm 18,85 điểm (0,8%) xuống 2.375,94 điểm. |
|
Dầu mỏ |
Tuần từ (18/6 - 22/6/2018), giá dầu WTI và Brent tăng lần lượt là 5,41% và 2,87%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (22/06/2018), giá dầu kỳ hạn giao tháng 8/2018: - WTI trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 3,04 USD (4,43%) lên 68,58 USD/thùng. - Brent trên sàn ICE Futures Europe tăng 2,5 USD (3,31%) lên 75,55 USD/thùng. |
Châu Âu |
Châu Âu - Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ giảm lượng trái phiếu mua vào trong 3 tháng cuối năm 2018, trước khi tạm dừng hoàn toàn vào cuối tháng 12/2018. Chương trình mua vào tài sản với quy mô hàng chục tỷ EUR trái phiếu mỗi tháng của ECB đã hỗ trợ nền kinh tế bằng cách giữ chi phí vay thấp để kích thích tiêu dùng và đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kể từ khi bắt đầu triển khai chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 3/2015 đến nay, ECB đã mua vào khoảng 2,5 nghìn tỷ EUR (2,9 nghìn tỷ USD) trái phiếu và các tài sản khác để kích thích nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sau cuộc khủng hoảng tài chính. Tính đến thời điểm chương trình kết thúc (dự kiến vào cuối tháng 12/2018), ECB sẽ bơm 2,7 nghìn tỷ EUR (3,1 nghìn tỷ USD) vào nền kinh tế. (Theo ECB ngày 16/6) - Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu áp đặt mức thuế xuất thuế nhập khẩu là 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá 2,8 tỷ EUR (3,2 tỷ USD) từ ngày 22/6, trong đó có quần bò, xe gắn máy, rượu whiskey nhằmđáptrả việc Hoa Kỳ quyết định đánh thuế thép và nhôm của EU bắt đầu từ tháng 6/2018. Sau thời hạn miễn trừ, từ ngày 01/6/2018, Hoa Kỳ chính thức áp mức thuế mới ở mức 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico. (Theo Ủy ban châu Âu - EC ngày 20/6) - Các công ty châu Âu đang phải đối mặt một môi trường kinh doanh khó khăn tại Trung Quốc do môi trường pháp lý bất ổn, chi phí lao động gia tăng, các quy định khắt khe về kiểm duyệt mạng toàn cầu. 48% số doanh nghiệp châu Âu cho biết tình hình kinh doanh khó khăn hơn trong 12 tháng qua; 20% doanh nghiệp là nạn nhân của quá trình chuyển đổi công nghệ bắt buộc. (Theo Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc ngày 20/6) Nga - Nga sẽ áp thuế vào một số sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại theo hình thức thuế bổ sung đối với thép và nhôm nhập khẩu, cũng như không bù đắp các khoản thiệt hại của Nga. Việc áp thuế này sẽ nhằm vào các mặt hàng nhập khẩu mà tại Nga có sản phẩm tương tự để không gây ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước. Nga sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ với giá trị 537,6 triệu USD/năm để đáp trả việc Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. (Theo Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin ngày 19/6) - Năm 2018, ngành du lịch của Nga sẽ tăng trưởng khả quan khi có khoảng 570 nghìn cổ động viện quốc tế và 700 nghìn người Nga tham dự các trận đấu World Cup. Vòng chung kết bóng đá thế giới năm 2018 sẽ đóng góp 2,5 - 3,5 tỷ USD/năm cho nền kinh tế Nga trong 5 năm tiếp theo. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần làm cho GDP của Nga có thể tăng lên khoảng 26 - 30,8 tỷ USD trong 10 năm 2013 - 2023. (Theo các nhà tổ chức World Cup ngày 18/6) Anh - Gần 40% người được hỏi dự đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (BoE) sẽ nâng lãi suất vào tháng 8/2018, trong khi 80% cho rằng BoE sẽ nâng lãi suất vào cuối năm 2018. Nếu việc này diễn ra thì đây sẽ là lần thứ 2 BoE nâng lãi suất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Theo giới quan sát thị trường, BoE sẽ chưa biểu lộ ràng về chính sách lãi suất do ảnh hưởng của Brexit và kinh tế Anh chưa ổn định. (Theo khảo sát của hãng tin Reuters ngày 21/6) - Nước Anh đã công bố chiến lược tìm kiếm “những đối tác tài chính toàn cầu” mới với các nước trên thế giới sau khi Anh rời EU vào tháng 3/2019. Chiến lược này nhằm khẳng định vị thế nước Anh là một cửa ngõ để đi tới các thị trường toàn cầu. Những đối tác đầu tiên Anh hướng đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia. Các hoạt động hợp tác chủ yếu là dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng. (Theo Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond ngày 21/6) Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu áp thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá 267 triệu USD, bao gồm: than, giấy, quả óc chó, hạnh nhân, thuốc lá, gạo, rượu whisky, ôtô, mỹ phẩm, thiết bị máy móc và sản phẩm hóa dầu. Tổng số thuế mà Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ tương đương với chi phí bổ sung mà nước này phải trả do Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ. (Theo Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/6) |
Châu Á |
Các nhà đầu tư nước ngoài đang có đợt thoái vốn mạnh nhất kể từ năm 2008 ra khỏi các thị trường mới nổi hàng đầu ở khu vực châu Á, cho dù các nền kinh tế này có triển vọng tăng trưởng và tình hình tài chính vững vàng. Từ đầu năm 2018 đến nay, các quỹ đầu tư nước ngoài đã rút 19 tỷ USD khỏi 6 thị trường gồm Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Trong bối cảnh các quỹ thị trường tiền tệ của Hoa Kỳ đang có lợi suất khá hấp dẫn khoảng 2%, lợi suất trái phiếu kho bạc quanh ngưỡng 3%, cộng thêm triển vọng FED tiếp tục nâng lãi suất, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ thận trọng hơn khi mua vào những tài sản có độ rủi ro cao hơn, trong đó có tài sản tại các thị trường mới nổi. (Theo Hãng tin Bloomberg ngày 19/6) |
Châu Mỹ |
- Canada: Sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các thành viên Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Cụ thể, nếu Hoa Kỳ phá vỡ tất cả các thỏa thuận thương mại với các đối tác trong NAFTA và áp đặt mức thuế ngang bằng trung bình 20% thì kinh tế của Canada và Mexico sẽ sụt giảm kinh vào năm 2020(kinh tế Canada dự báo sẽ sụt giảm 1,8% vào năm 2020). (Theo nhóm chuyên gia Ngân hàng Scotiabank - Canada ngày 19/6) - Argentina: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chính thức phê chuẩn chương trình cứu trợ trị giá 50 tỷ USD để hỗ trợ Argentina ứng phó với tỷ lệ lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách và đồng nội tệ mất giá. Theo kế hoạch, 7,5 tỷ USD được sử dụng để hỗ trợ ngân sách, 35 tỷ USD là khoản dự phòng. Quyết định của IMF thể hiện niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực cải cách của Argentina và sự hỗ trợ của IMF đối với kế hoạch kinh tế của chính phủ nước này. (Theo IMF ngày 20/6) |
Hoa Kỳ |
Lượng nắm giữ trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu kho bạc Hoa Kỳ của Trung Quốc giảm 5,8 tỷ USD trong tháng 4/2018, xuống còn 1,18 nghìn tỷ USD. Tương tự Trung Quốc còn nắm giữ 1,03 nghìn tỷ USD trái phiếu của Nhật Bản, mức thấp nhất kể từ năm 2011. Tính chung trong tháng 4/2018, tổng lượng trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ do nước ngoài nắm giữ giảm còn 6,17 nghìn tỷ USD. (Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố ngày 16/6) |
Lượng dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ đã giảm 5,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/6, vượt dự báo của thị trường. Với lượng dự trữ vào khoảng 426,5 triệu thùng, dự trữ dầu mỏ hiện đang thấp hơn 2% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Theo kết quả cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga trong 2 ngày 22 và 23/6, OPEC nhất trí cùng với các nước sản xuất dầu ngoài tổ chức này tăng sản lượng dầu thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung dầu thế giới, kể từ tháng 7/2018 để giúp giảm giá dầu thô và tránh nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. (Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ - EIA ngày 20/6) |
|
Trong tháng 5/2018, tổng số nhà ở bắt đầu xây mới tại Hoa Kỳ tăng 5% và đạt 1,35 triệu căn, vượt mức dự báo 1,32 triệu căn do các chuyên gia đưa ra trước đó. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2007. Trong khi đó, giấy phép cho hoạt động xây dựng mới đã giảm 4,3% trong tháng 5 xuống 1,3 triệu giấy phép, ghi dấu tháng giảm thứ hai liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017 tới nay. (Theo chuyên gia Matthew Pointon thuộc Công ty Cung cấp dịch vụ tài chính Capital Economics ngày 20/6) |
|
Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất ngắn hạn từ từ, khi tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong 18 năm (3,8%) và lạm phát gần mục tiêu 2%. Kể từ năm 2015, Fed đã tăng lãi suất 7 lần. Dự kiến cơ quan này sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018, giữa bối cảnh thị trường lao động, hoạt động kinh tế tiến triển tích cực và giá tiêu dùng gia tăng. (Theo Chủ tịch FED Jerome Powell ngày 20/6) |
|
Trung Quốc |
Ủy ban thuế quan Trung Quốc đã quyết định công bố danh sách 659 sản phẩm của Hoa Kỳ bị áp thuế bổ sung 25%, trị giá 50 tỷ USD. Trong đó, các mức thuế bổ sung đối với 545 mặt hàng, bao gồm cả nông phẩm và xe hơi trị giá khoảng 34 tỷ USD, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 06/7/2018. (Theo Tân Hoa xã ngày 17/6) |
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã cho các tổ chức tài chính vay 200 tỷ CNY (31 tỷ USD) thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF). Chuyên gia Tommy Xie thuộc Ngân hàng OCBC nhận định, việc sử dụng công cụ MLF có thể là một phần trong gói giải pháp để đối phó với những rủi ro từ xung đột thương mại trước nguy cơ vỡ nợ gia tăng, kinh tế tăng trưởng chậm lại và chiến tranh thương mại bùng phát. (Theo PboC ngày 19/6) |
|
Trong 5 tháng đầu năm 2018, nguồn đầu tư từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ đạt 1,8 tỷ USD, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2017. Đây cũng là mức đầu tư thấp nhất trong 7 năm trở lại đây. Trong năm 2017, nguồn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ giảm 36% xuống còn 29,7 tỷ USD, từ 46,5 tỷ USD trong năm 2016. (Theo số liệu của Tập đoàn Rhodium - chuyên thống kê nguồn đầu tư của Trung Quốc) |
|
Nhật Bản |
Thâm hụt thương mại trong tháng 5/2018 của Nhật Bản là 578,3 tỷ JPI (tương đương 5,2 tỷ USD), tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2017, do kim ngạch nhập khẩu dầu thô và máy bay tăng. Đây là mức thâm hụt thương mại đầu tiên sau hai tháng liên tiếp Nhật Bản thặng dư thương mại. Cụ thể, nhập khẩu của Nhật Bản đã tăng 14% lên 6.900 tỷ JPI, trong khi xuất khẩu tăng 8,1% lên 6.320 tỷ JPI. Nhật Bản đạt thặng dư thương mại với Hoa Kỳ và châu Á, trong khi thâm hụt với Trung Quốc, EU. Cụ thể, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ trong tháng 5/2018 ở mức 340,7 tỷ JPI, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2017 do nhập khẩu máy bay và máy móc tăng mạnh. Thâm hụt với Trung Quốc ở mức 280,2 tỷ JPY do nhập khẩu quần áo và kim loại dùng cho chế tạo tàu biển tăng. (Theo Bộ Tài Chính Nhật Bản) |
Nội các Nhật Bản đã thông qua chính sách kinh tế và tài khóa, theo đó chế độ cư trú mới được áp dụng cho người lao động nước ngoài trong các ngành quan trọng bao gồm: Xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc người già. Chính sách này dự kiến được khởi động từ năm tài khóa tới và sẽ thu hút khoảng nửa triệu lao động vào Nhật Bản trước năm 2025. (Theo Báo Nikkei ngày 15/6) |
|
Australia |
Kế hoạch thuế thu nhập cá nhân trị giá 144 tỷ AUD (tương đương 106 tỷ USD) được ban hành thành luật của Australia. Cụ thể, mức thuế suất 37% sẽ được bãi bỏ hoàn toàn vào năm 2028. 90% người nộp thuế có thu nhập từ 40 - 200 nghìn AUD sẽ chịu mức thuế suất 32,5%. Ngưỡng thuế đối với những người có thu nhập cao được nâng từ 180.001 AUD/người/năm lên 200.001 AUD/người/năm từ ngày 01/7/2024; thuế suất là 45%. (Theo Bộ trưởng Ngân khố Australia Scott Morrison) |