Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 28/8-03/9/20117
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng - Lạm phát |
G20: Trong năm 2017 và 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đạt hơn 3%, bằng mức dự báo đưa ra trước đó, đồng thời cảnh báo về các nguy cơ địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ, những dấu hiệu về chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu cùng các biện pháp “đòn bẩy” kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,8%, cao hơn mức tăng 6,6% (dự báo đưa ra trước đó). Nhật Bản: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 1,5%, cao hơn mức tăng 1,1% (dự báo đưa ra trước đó). Hàn Quốc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 2,8%, cao hơn mức tăng 2,5% (dự báo đưa ra trước đó). (Theo dự báo của Hãng Xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 30/8) Nga: Trong tháng 7/2017, GDP tăng trưởng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 2,9% của tháng 6/2017, do lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Bộ Kinh tế Nga nhận định, nền kinh tế nước này sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng trong những tháng tới, do lĩnh vực công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng cao trong tháng 8/2017. (Theo Bộ Kinh tế Nga ngày 28/8) Hoa Kỳ: - Trong quý II/2017, GDP tăng trưởng 3%, cao hơn mức tăng trưởng 2,6% (ước tính lần 1) và là mức tăng cao nhất kể từ quý I/2015, do chi tiêu tiêu dùng và đầu tư tăng mạnh, cho thấy đà tăng trưởng vẫn được duy trì trong quý III/2017 (dự báo tăng trưởng 3,4%). (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 30/8) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm 2017 và 2018 lần lượt đạt 2,2% và 2,3%, thấp hơn các mức tăng trưởng tương ứng là 2,4% và 2,5% (dự báo đưa ra trước đó). (Theo dự báo của Hãng Xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 30/8) Eurozone: Trong tháng 8/2017, lạm phát tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng 1,3% của tháng 7/2017 và sát với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho thấy sự phục hồi của kinh tế khu vực. (Theo Văn phòng Thống kê châu Âu - Eurostat ngày 31/8) Đức: Trong tháng 8/2017, CPI tăng khoảng 1,8% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng 1,7% của tháng 7/2017 và phù hợp với dự báo của thị trường. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2017, do giá lương thực và thực phẩm tăng cao. (Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức - Destatis ngày 30/8) |
Chứng khoán |
- Chứng khoán Hoa Kỳ: Chỉ số thị trường chứng khoán trong tuần qua tăng điểm do những lo ngại về căng thẳng địa chính trị, nhưng với dữ liệu kinh tế tích cực.Tính chung cả tuần (28/8 - 01/9/2017), chỉ số Dow Jones S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,8%; 1,37% và 2,71% so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (25/8/2017).Trong ngày giao dịch ngày 01/9/2017 so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Chỉ số Nasdaq tăng 6,67 điểm (0,1%) lên 6.435,33 điểm. + Chỉ số S&P 500 tăng 4,9 điểm (0,2%) lên 2.476,55 điểm. + Chỉ số Dow Jones tăng 39,46 điểm (0,18%) lên 21.987,56 điểm. - Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 1,46 điểm (0,85%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (01/9/2017) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Shanghai Composite (Trung Quốc) tăng 6,31 điểm (0,19%) lên 3.367,12 điểm. + Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 45,23 điểm (0,23%) lên 19.691,47 điểm. + S&P/ASX 200 (Australia) tăng 10,1 điểm (0,18%) lên 5.724,6 điểm. + Kospi (Hàn Quốc) giảm 13,16 điểm (-0,23%) xuống 2.357,69 điểm. + Hang Seng (Hong Kong) giảm 17,14 điểm (-0,06%) xuống 27.953,16 điểm. |
Dầu mỏ |
Tuần từ 28/8 - 01/9/2017, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt là 1,21%; 0,17%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (01/9/2017), giá dầu kỳ hạn giao tháng 10/2017: - WTI trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 0,06 USD (0,13%) lên 52,41 USD/thùng. - Brent trên sàn ICE Futures Europe giảm 0,06 USD (-0,11%) xuống 52,32 USD/thùng. |
Châu Âu |
Eurozone: - Ngày 29/8, đồng EUR được giao dịch ở mức 1,2070 USD, cao nhất kể từ tháng 01/2015, trong bối cảnh các biện pháp kích thích kinh tế ở Eurozone có thể được thắt chặt. Nhà phân tích Nick Stamenkovic của NFS Macro nhận định, niềm tin vào đồng EUR sẽ tiếp tục được duy trì và kinh tế Eurozone có triển vọng tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới. (Theo TTXVN ngày 29/8) - Trong tháng 8/2017, tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone vẫn ổn định ở mức 9,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 02/2009.Trong đó, Séc và Đức có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (lần lượt ở mức 2,9% và 3,7%); trong khi tỷ lệ cao nhất ở Hy Lạp và Tây Ban Nha (lần lượt ở mức 21,7% và 17,1%). Tỷ lệ thất nghiệp thấp đã hỗ trợ đà phục hồi kinh tế của khu vực. (Theo Eurostat ngày 31/8) Đức: Trong tháng 7/2017: - Chỉ số giá nhập khẩu của Đức giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2016, trái ngược với mức tăng 2,5% của tháng 6/2017, do giá nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ giảm. - Chỉ số giá xuất khẩu tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 1,8% của tháng 6/2017. (Theo Destatis ngày 25/8) Nga: Ngân hàng Trung ương Nga quyết định sử dụng gói cứu trợ lớn kỷ lục để giải cứu Ngân hàng Otkritie (lớn thứ 7 tại Nga theo giá trị tài sản), trước tình trạng khách hàng liên tục rút tiền khỏi ngân hàng này do lo ngại có nhiều nợ xấu, nhằm ổn định tình hình cho ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Thông qua gói cứu trợ này, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Otkritie (dự kiến nắm giữ 75% cổ phần). (Theo Ngân hàng Trung ương Nga ngày 29/8) Canada: Trong tháng 7/2017, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 1,5% so với tháng 6/2017, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2014, do đồng CAD tăng 4,6% so với đồng USD làm giảm chi phí cho xe cơ giới (3,3%). (Theo Văn phòng Thống kê Canada ngày 29/8) |
Châu Á |
Hàn Quốc: - Chính phủ Hàn Quốc đề xuất một khoản chi ngân sách 380 tỷ USD cho năm 2018, tăng 7% so với năm 2017 và là mức lớn nhất kể từ năm 2009 (khi Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu), nhằm tìm cách giải quyết các quan ngại ngày càng gia tăng về chất lượng cuộc sống và việc làm tại nước này. (Theo Chính phủ Hàn Quốc ngày 29/8) - Trong tháng 9/2017, Chính phủ Hàn Quốc sẽ công bố một gói các biện pháp nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng hộ gia đình ở nước này, do nợ hộ gia đình cao đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, khi tiền đổ dồn vào “các khu vực không sản xuất”. Tính đến cuối tháng 6/2017, tín dụng hộ gia đình Hàn Quốc ở mức 1.388,3 nghìn tỷ KRW (1.250 tỷ USD), tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2016. (Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc - FSC ngày 30/8) Singapore: Trong tháng 7/2017, sản lượng sản xuất của Singapore tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn dự báo tăng 12,9% của Bloomberg, chủ yếu do sản lượng sản xuất trong lĩnh vực điện tử và cơ khí chính xác tăng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (Theo Ủy ban Phát triển kinh tế Singapore ngày 25/8) |
Hoa Kỳ |
Trong tháng 9/2017, trần nợ công của Hoa Kỳ sẽ được nâng lên trong bối cảnh Bộ Tài chính Hoa Kỳ chỉ đủ ngân sách cấp cho Chính phủ hoạt động đến cuối tháng 9/2017. Tháng 3/2017, nợ công của Hoa Kỳ đã chạm mức trần theo luật định (19.900 tỷ USD). Từ đó đến nay, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt trong ngắn hạn để Chính phủ không bị rơi vào tình trạng vỡ nợ trong khi đợi quyết định nâng trần nợ của Quốc hội. (Theo Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin ngày 25/8) |
Trong tháng 7/2017: - Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ tăng 1,7% so với tháng 6/2017 lên 65,1 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 1,8%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 0,3%. - Lượng hàng tồn kho bán buôn của Hoa Kỳ tăng 0,4%, thấp hơn mức tăng 0,6% của tháng 6/2017; trong khi hàng tồn kho bán lẻ giảm 0,2%, sau khi tăng 0,6% trong tháng 6/2017. Mặc dù hàng tồn kho có dấu hiệu giảm tốc, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế vẫn nhận định, đầu tư hàng tồn kho sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong quý III/2017. - Chi tiêu tiêu dùng (chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Hoa Kỳ) tăng 0,3% trong tháng 7/2017, cao hơn mức tăng 0,2% của tháng 6/2017 nhưng thấp hơn mức tăng 0,4% (dự báo của các nhà kinh tế). - Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) tăng 0,1%, bằng mức tăng của tháng 5, 6/2017. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2016, PCE lõi tăng 1,4%, thấp hơn mức tăng 1,5% của tháng 6/2017 và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 12/2015. Chi tiêu tiêu dùng thấp trong khi lạm phát tiếp tục giảm tốc đã làm giảm kỳ vọng của thị trường vào lần tăng lãi suất thứ 3 của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) vào tháng 12/2017. (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 28/8) |
|
Trung Quốc |
Trong tháng 8/2017: - Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đạt 51,7 điểm, cao hơn so với 51,4 điểm của tháng 7/2017 và là tháng thứ 13 liên tiếp lĩnh vực sản xuất của nước này được mở rộng. - PMI lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đạt 53,4 điểm, thấp hơn so với 54,5 điểm của tháng 7/2017 và là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016, cho thấy tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm tốc. (Theo NBS ngày 31/8) |
Chính phủ Trung Quốc đã thông qua thương vụ sáp nhập giữa Tập đoàn Năng lượng Thần Hoa - doanh nghiệp khai thác than lớn nhất Trung Quốc - với Tập đoàn Guodian Trung Quốc - nhà sản xuất điện hàng đầu của nước này - thành Tập đoàn Đầu tư năng lượng Quốc gia. Sau khi thành lập, đây sẽ là công ty điện lớn nhất thế giới về năng suất hiện hành với tổng tài sản trên 1.800 tỷ CNY (271 tỷ USD). (Theo Chính phủ Trung Quốc ngày 28/8) |
|
Trong tháng 7/2017, tổng lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc đạt 612,7 tỷ NDT (91,16 tỷ USD), tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2017,lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi dư nợ của các công ty này tính đến cuối tháng 7/2017 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016.(Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc - NBS ngày 27/8) |
|
Trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước BRICS khác đạt 167,07 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2016, cho thấy tiềm năng đầu tư giữa các nước BRICS còn rất lớn. Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đầu tư 870 triệu USD vốn trực tiếp ra nước ngoài vào các lĩnh vực phi tài chính tại các nước BRICS khác. (Theo Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 31/8) |
|
Nhật Bản |
Trong tháng 7/2017: - Doanh số bán lẻ của Nhật Bản tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn dự báo tăng 1% của các chuyên gia kinh tế, nhưng thấp hơn mức tăng 2,2% của tháng 6/2017, do nhu cầu mua sắm quần áo và xe ô tô giảm tốc. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tăng tháng thứ 9 liên tiếp, cho thấy xu hướng tiêu dùng vẫn ở trạng thái tốt. Các chuyên gia kinh tế nhận định, chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng lên trong thời gian tới do thị trường lao động Nhật Bản đang được thắt chặt. (Theo Bộ Thương mại Nhật Bản ngày 30/8) - Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm 0,8% so với tháng 6/2017, cao hơn mức giảm 0,3% (dự báo của thị trường) và trái ngược với mức tăng 2,2% của tháng 6/2017, do các ngành sản xuất máy móc, thiết bị và hóa chất giảm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nhận định, lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản vẫn trong xu thế phục hồi, sản lượng công nghiệp sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 8/2017 và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. (Theo Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản ngày 30/8) |
Chính sách |
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1,25% (không thay đổi kể từ tháng 6/2016), khi Hội đồng chính sách nước này đang giám sát chặt những rủi ro địa chính trị và việc Chính phủ thắt chặt các quy định trên thị trường bất động sản đang ảnh hưởng đến nền kinh tế. Quyết định này phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế. (Theo BoK ngày 31/8) |
Nhận định chuyên gia |
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB Mario Draghi (25/8): Kinh tế toàn cầu đang mạnh lên, nhưng các nước cần phối hợp hành động để đẩy lùi xu hướng bảo hộ thương mại có thể gây rủi ro nghiêm trọng đối với tăng trưởng năng suất lao động và sức tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế. Ngoài ra, cần thực hiện các chính sách công mạnh hơn, bao gồm giáo dục và đào tạo nghề, để hỗ trợ những nước bị tụt hậu trong tiến trình toàn cầu hóa. Hãng Xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (30/8): Nếu Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa, nền kinh tế nước này sẽ rơi trở lại vào một cuộc suy thoái, xóa sạch những thành tựu đạt được trong giai đoạn phục hồi. Cụ thể, nếu các hoạt động liên bang ngừng lại vào đầu quý IV/2017 sẽ làm giảm 0,2 điểm phần trăm GDP (tương đương 6,5 tỷ USD) của Hoa Kỳ trong mỗi tuần dừng hoạt động. Hãng Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (31/8): Trong trường hợp quá trình đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bị đổ vỡ, cả 3 quốc gia là Mexico, Hoa Kỳ và Canada đều bị ảnh hưởng, trong đó có 15 bang của Hoa Kỳ sẽ chịu thiệt hại nặng, do kim ngạch xuất khẩu của các bang này sang Mexico và Canada chiếm tỷ trọng lớn. |