Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 4-9/6/2018
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng |
Toàn cầu: Ngân hàng Thế giới (WB) giữ nguyên dự báo (đưa ra hồi tháng 01/2018) về tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 3,1% trong năm 2018 và 3% vào năm 2019, song nền kinh tế vẫn còn nhiều rủi ro . Tăng trưởng tại các quốc gia phát triển được dự báo ở mức 2,2% trong năm 2018, sau đó giảm xuống 2% trong năm 2019, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương thu hẹp quy mô của các chương trình kích thích kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ ở mức 4,5% trong năm 2018, tăng lên 4,7% trong năm 2019.(Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” ngày 05/6) Hoa Kỳ: Trong năm 2018, GDP của Hoa Kỳ sẽ tăng trung bình 2,8%, nhưng giảm còn 2,6% vào năm 2019, do chính sách cắt giảm thuế của Tổng thống Hoa Kỳ chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông Cochrane, các nhà kinh tế quan ngại việc Hoa Kỳ tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu từ nhiều đối tác thương mại sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế nước này và kinh tế nước này sẽ có đợt suy thoái kế tiếp trong quý IV/2019 đến giữa năm 2020. (Theo Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia Hoa Kỳ - NABE ngày 04/6) |
Chứng khoán |
- Chứng khoán Hoa Kỳ: Chỉ số thị trường chứng khoán trong tuần qua tăng điểm nhờ nhóm hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe tăng mạnh. Tính chung cả tuần (04/6 - 08/6/2018), chỉ số Dow Jones tăng lần lượt là 2,77%; 1,62%; 1,21% so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (01/6/2018). Trong ngày giao dịch ngày 08/6/2018: + Dow Jones tăng 75,12 điểm (0,3%), lên 25.316,53 điểm. + S&P 500 tăng 8,66 điểm (0,31%), lên 2.779,03 điểm. + Nasdaq tăng 10,44 điểm (0,14%), lên 7.645,51 điểm. - Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 2,74 điểm (0,2%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (08/06/2018) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Kospi (Hàn Quốc) giảm 36,82 điểm (-0,8%) xuống 2.452,45 điểm. + Hang Seng (Hong Kong) giảm 554,42 điểm (-1,76%) xuống 30.958,21 điểm. + Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 128,76 điểm (-0,56%) xuống 22.694,5 điểm. + S&P/ASX 200 (Australia) giảm 50,91 điểm (-0,2%) xuống 6.045,2 điểm. + Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 42,35 điểm (-1,36%) xuống 3.067,15 điểm. |
Dầu mỏ |
Tuần từ (04/6 - 08/6/2018), giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt là 0,11% và 1,46%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (08/06/2018), giá dầu kỳ hạn giao tháng 8/2018: - WTI trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 0,21 USD (-0,32%) xuống 65,74 USD/thùng. - Brent trên sàn ICE Futures Europe giảm 0,86 USD (-1,12%) xuống 76,46 USD/thùng. |
Trong tuần từ ngày 28/5 - 01/6, dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng 2,1 triệu thùng, đạt mức cao kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày. Điều này trái ngược với dự báo của các nhà phân tích là lượng dầu thô dự trữ của Hoa Kỳ giảm 1,8 triệu thùng. Dự kiến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu lớn khác sẽ quyết định tăng sản lượng để “hạ nhiệt” thị trường. (Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ - EIA ngày 06/6) |
|
Châu Âu |
Liên minh châu Âu (EU): EU bắt đầu đánh thuế bổ sung đối với một số hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ tháng 7/2018. Động thái này nhằm đáp trả việc Hoa Kỳ áp thuế suất mới nhằm vào nhôm, thép nhập khẩu từ EU. Các nước thành viên EU đã ủng hộ kế hoạch của EC, theo đó đề ra mức thuế bổ sung đối với hàng xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang EU trị giá 2,8 tỷ EUR (khoảng 3,3 tỷ USD). (Theo Ủy ban châu Âu - EC ngày 06/6) Anh: - Chính phủ Anh sẽ bán số cổ phần trị giá 2,6 tỷ GBP (3,5 tỷ USD) trong ngân hàng Royal Bank of Scotland Group (RBS) cho các tổ chức đầu tư. Quyết định này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi RBS thông báo đã đồng ý nộp phạt 4,9 tỷ USD liên quan tới việc các nhà đầu tư mua bán các loại chứng khoán dựa vào những tài sản thế chấp rủi ro hồi năm 2008. UK Government Investments sẽ bán khoảng 925 triệu cổ phiếu (7,7% cổ phần) có giá trị 2,6 tỷ GBP. Như vậy, số cổ phần của Chính phủ Anh ở RBS sẽ giảm khoảng 70,1% xuống còn 62,4%. (Theo UK Government Investments - cơ quan đảm trách việc quản lý số cổ phần của Chính phủ Anh ngày 05/6) - Từ đầu năm 2018, mặc dù có những bất ổn từ quá trình Brexit, song các mã cổ phiếu blue-chip của Anh đã tăng cao kỷ lục do đồng GBP suy yếu cùng với sự bùng nổ của làn sóng sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A). Tuy nhiên, ông Justin Onuekwusi, Công ty Đầu tư Legal & General Investment Management, những nguy cơ từ Brexit vẫn còn ảnh hưởng đến đồng GBP, qua đó sẽ tác động đến thị trường chứng khoán Anh. (Theo các nhà đầu tư ngày 07/6) Nga: Kinh tế Nga đang tăng trưởng bền vững. Các ngành công nghiệp và nông nghiệp đang phát triển tốt. Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 1,5%; xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 20 tỷ USD. Dự báo năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 1,5 - 3%; xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 23 tỷ USD và tiếp tục tăng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 50%. (Theo Hãng tin Sputnik ngày 07/6) |
Châu Á |
Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc đã đã đệ trình lên Quốc hội phê duyệt khoản ngân sách bổ sung lên tới 3,9 nghìn tỷ KRW (tương đương với 3,7 tỷ USD) để tạo việc làm và tăng lương. Khoản ngân sách bổ sung này kết hợp với việc giảm thuế được đề xuất trong tháng 4 dự kiến sẽ tạo ra khoảng 180 - 220 nghìn việc làm mới và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên xuống dưới 8% vào năm 2021. Đây là một trong những giải pháp quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc đối với cuộc khủng hoảng việc làm tại nước này. (Theo Chính phủ Hàn Quốc ngày 05/6) Thái Lan: Thái Lan muốn thành lập một quỹ khu vực Mekong với các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam để cấp vốn cho các dự án xây dựng hạ tầng và phát triển nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của các quốc gia bên ngoài. Quỹ khu vực Mekong sẽ hoạt động trong năm 2019 và Thái Lan sẽ đóng góp một khoản tiền lớn ban đầu để quỹ hoạt động. Quỹ này huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. (Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 04/6) Singapore: Các nước ASEAN cần tăng cường kết nối kỹ thuật số trong khu vực để tận dụng những cơ hội trong môi trường đổi mới và số hóa toàn cầu cũng như đáp ứng những thách thức trong tương lai. Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN được dự báo có tiềm năng 200 tỷ USD vào năm 2025, trong đó lĩnh vực thương mại điện tử chiếm 88 tỷ USD. Do vậy, nếu Chính phủ các nước ASEAN hỗ trợ kết nối kỹ thuật số và các doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng số hóa thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ rất lớn. (Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore ông S Iswaran ngày 05/6) Australia: Trong tháng 4/2018, doanh thu bán hàng trực tuyến đạt 988 triệu USD, tăng 250% so với mức 388 triệu USD trong cùng kỳ năm 2017, cho thấy xu hướng mua sắm trực tuyến của người dân nước này tiếp tục tăng. Các nhà bán lẻ cho biết, mặc dù sức ép đối với ngành bán lẻ truyền thống gia tăng, song hoạt động mua sắm trực tuyến vẫn tăng mạnh. (Theo Cục thống kê Australia - ABS ngày 04/6) |
Hoa Kỳ |
Trong tháng 5/2018, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm 233 nghìn việc làm, tăng từ 159 nghìn việc làm của tháng 4/2018, giảm xuống 3,8% - mức thấp nhất trong vòng 18 năm. Trước những lo ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu, xu hướng tuyển dụng tích cực tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn tích cực và hoạt động tuyển dụng có phần khởi sắc so với năm 2017. (Theo Scott Anderson, chuyên gia kinh tế trưởng của Bank of the West ngày 04/6) |
Trong tháng 4/2018, thâm hụt thương mại của nước này giảm tháng thứ 2 liên tiếp do xuất khẩu tăng 0,3% lên mức kỷ lục (211,2 tỷ USD), do số đơn đặt hàng đối với các sản phẩm ngô, đậu nành, các sản phẩm dầu mỏ tăng. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đều ở mức kỷ lục, lần lượt là 141,2 tỷ USD và 70 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu giảm 0,2% xuống 257,4 tỷ USD. (Theo Chính phủ Hoa Kỳ ngày 06/6) |
|
Trung Quốc |
Trung Quốc đã đề nghị mua gần 70 tỷ USD nông sản và sản phẩm năng lượng của Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ không tăng thuế. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản và sản phẩm năng lượng của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đạt 130,4 tỷ USD. Như vậy đề xuất của Bắc Kinh là tăng thêm 53,68% kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định, nếu Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại bao gồm gia tăng thuế nhập khẩu, thì toàn bộ kết quả thương thảo về kinh tế và thương mại giữa hai bên sẽ bị hủy bỏ, bao gồm cả đề xuất trên. (Theo Tờ Wall Street Journal ngày 05/6) |
Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi từ năm 2009. Trong năm 2000, tổng kim ngạch giữa Trung Quốc và châu Phi mới ở mức 10 tỷ USD nhưng đã tăng lên 220 tỷ USD trong năm 2014. Năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư vào châu Phi thông qua việc cung cấp các khoản vay cho các quốc gia châu lục này giá trị hơn 100 tỷ USD. (Theo Hội đồng Các vấn đề quốc tế của Nga - RIAC ngày 07/6) |
|
Mexico |
Lĩnh vực luyện kim của Mexico sẽ bị thiệt hại tới 2 tỷ USD/năm do các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ đánh vào các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu. Trước quyết định của Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu 25% đối sản phẩm thép và 10% với nhôm của Mexico, Chính phủ Mexico cần áp dụng các biện pháp thuế quan tương ứng đối với tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu từ Hoa Kỳ và chuẩn bị các phương án dự phòng như: Mở rộng và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới để tránh việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải đóng cửa và làm cho hàng chục nghìn công nhân mất việc.(Theo dự báo của Phòng công nghiệp thép Mexico - Canacero ngày 04/6) |
Chính sách |
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) ngày 06/6 tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2014, đồng nghĩa với việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khởi sắc và áp lực lạm phát gia tăng. Lãi suất cơ bản đồng INR được RBI nâng 0,25 điểm phần trăm, lên 6,25% từ mức 6% trước đó. Tốc độ lạm phát ở Ấn Độ hiện đã vượt mục tiêu trung hạn 4% mà RBI đặt ra. RBI dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng 4,8 - 4,9% trong nửa đầu năm 2018. Tăng trưởng GDP dự báo đạt 7,4% trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019. (Theo tin từ Bloomberg ngày 05/6) |
Thương mại thế giới |
Vận tải hàng không thế giới đã tăng trưởng 9 năm liên tiếp, đạt lợi nhuận 38 tỷ USD trong năm 2017, cao hơn 3,5 tỷ USD so với dự báo trong năm 2017. Năm 2018, mặc dù nhu cầu vận tải hàng không vẫn tăng trưởng, nhưng mức lợi nhuận sẽ sụt giảm, chỉ đạt khoảng 33,8 tỷ USD, do chi phí tăng (tăng giá nhiên liệu, nhân công). Bên cạnh đó, tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng hàng không tại các quốc gia trên thế giới đang là những nguy cơ mới đối với sự phát triển của công nghiệp hàng không trong tương lai. (Theo Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac ngày 04/6) |
Ký kết - Hiệp định |
Ấn Độ và Nga: Ấn Độ đã bắt đầu tiếp nhận nguồn cung cấp khí đốt dài hạn từ công ty Gazprom của Nga theo một thỏa thuận trị giá 25 tỷ USD kéo dài trong 20 năm. Việc tiếp nhận khí đốt từ Nga sẽ giúp Ấn Độ đảm bảo an ninh năng lượng và tăng tỷ lệ khí đốt sạch trong tổng số năng lượng tiêu thụ của nước này từ 6,5% trong năm nay lên 15% vào năm 2030, đồng thời giảm lượng khí thải carbon. (Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan ngày 05/6) |
Nhận định chuyên gia |
Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NABE) ngày 04/6: Việc Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng biện pháp cắt giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn và sẽ gần như không có hiệu quả vào năm 2019, làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế vào năm 2020. Dự báo, GDP của Hoa Kỳ tăng trưởng khoảng 2,8% trong năm 2018 và giảm còn 2,6% trong năm 2019. Theo kết quả khảo sát của NABE, 57% ý kiến cho rằng nguy cơ suy thoái đang gia tăng, trái với kết quả khảo sát hồi tháng 3 khi có tới 75% số ý kiến cho rằng kinh tế Hoa Kỳ đang có chiều hướng tăng trưởng tích cực. Ngân hàng Thế giới ngày 05/6: Căng thẳng thương mại leo thang có thể đẩy thương mại toàn cầu quay lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, đặc biệt tại khu vực các thị trường mới nổi cũng như đã phát triển. Thuế bị đẩy lên mức cao nhất có thể làm thương mại toàn cầu giảm 9%, tương đương với mức giảm trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thức ăn sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất. |