Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 08-13/01/2018
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Doanh nghiệp |
Doanh số bán hàng tháng 12/2017 của toàn thị trường ô tô đạt 27.882 xe, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 13% so với tháng 11. Trong đó gồm 14.621 xe du lịch (tăng 14% so với tháng 11); 11.889 xe thương mại (tăng 13%) và 1.372 xe chuyên dụng (giảm 6%). Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 20.047 xe, tăng 13% so với tháng 11 và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 7.835 xe, tăng 11%. Tính chung cả năm 2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 272.750 xe, giảm 10% so với năm 2016. Trong đó, ô tô du lịch giảm 15%; xe thương mại giảm 2% và xe chuyên dụng giảm 12%. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 19% trong khi xe nhập khẩu tăng 9%. (Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam -VAMA ngày 10/01) |
Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, Thống kê) tiến hành vào tháng 12/2017 cho thấy, tình hình kinh doanh của đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục có chuyển biến tích cực. Theo đó, 56,3% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tại thời điểm hiện tại của đơn vị “tốt” (cao hơn so với tỷ lệ 52,2% cuối quý III/2017 và 54% của cùng kỳ năm 2016), trong đó 11,5% TCTD cho biết tình hình kinh doanh hiện tại “rất tốt”. Trong cả năm 2017, 85,5% TCTD nhận định tình hình kinh doanh cải thiện hơn so với năm 2016, trong đó 31,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng “cải thiện nhiều”. 71,8% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh trong quý I/2018 cải thiện hơn so với quý IV/2017 và 88,6% CTTD kỳ vọng tình hình kinh doanh của cả năm 2018 tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2017, trong đó 29,2% TCTD kỳ vọng “cải thiện nhiều”. Hoạt động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng trưởng bình quân 4,46% (VND là 3,39%; ngoại tệ là 1,89%) trong quý I/2018 và tăng 16,66% (VND: 17,07%; ngoại tệ: 2,76%) trong cả năm 2018. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,74% (VND: 5,15%; ngoại tệ: 0,51%) trong quý I/2018 và tăng 17,65% (VND: 17,71%; ngoại tệ: 7,39%) trong năm 2018. Bên cạnh đó, 92,6% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2017 , mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống kỳ vọng đạt 19,33%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016 (13,4%) . (Theo TTXVN ngày 05/01) |
|
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ngày 10/01 đã ban hành chính sách lãi suất cho vay mới, áp dụng cho cả dư nợ cũ. Đây là ngân hàng thương mại đầu tiên ban hành kế hoạch giảm lãi suất theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/2018 và định hướng điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với 5 đối tượng ưu tiên. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND được điều chỉnh giảm về mức tối đa 6%/năm (áp dụng cho cả những khoản vay mới, dư nợ đang có). Thời gian thực hiện ưu đãi lãi suất từ 15/01 - 31/12/2018. (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 10/01) |
|
Trong số 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất sàn HOSE chiếm 73,58% thị phần cả nước, nhóm 3 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất chiếm 44,57% thị phần cả nước (dẫn đầu là SSI). Về thị phần môi giới trái phiếu, có 10 công ty chứng khoán tham gia giao dịch môi giới trong quý IV. Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) dẫn đầu toàn thị trường với thị phần 82,06%; tiếp đó là các Công ty chứng khoán VNDN, BVSC, MBS… (Theo Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - HOSE ngày 10/01) |
|
Tổng cầu |
|
Niềm tin tiêu dùng |
Trong quý III/2017, niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đạt 116 điểm (giảm 1 điểm so với quý II/2017), giúp Việt Nam trở thành quốc gia có mức độ lạc quan cao thứ 5 toàn cầu, sau Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Hoa Kỳ, nhờ sự lạc quan về khả năng tài chính cá nhân, mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt, sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Có 66% người Việt để dành tiền tiết kiệm (so với 63% trong quý II), đứng sau Philippines (69%), Thái Lan và Indonesia (68%), Singapore (67%), toàn cầu (52%). Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào các khoản mục lớn để nâng cấp chất lượng cuộc sống: 2 trong 5 người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho du lịch (44%), mua sắm quần áo mới (44%), các sản phẩm công nghệ mới (44%), sửa chữa nhà cửa (37%), các dịch vụ giải trí bên ngoài (38%), mua các gói bảo hiểm y tế cao cấp (28%). (Theo báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý III/2017 của Công ty Đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu Nielsen công bố ngày 10/01) |
Ngân sách |
Nợ công Việt Nam tính đến ngày 31/12/2017 đạt khoảng 61,3% GDP, thấp hơn mức dự kiến 62,6% GDP được Chính phủ đưa ra trước đó, nhờ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% GDP, giúp nâng GDP năm 2017 lên khoảng 5,1 triệu tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 08/01) |
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 đạt trên 1,283 triệu tỷ đồng, vượt 71.000 tỷ đồng (5,9%) so với dự toán. Các nhiệm vụ chi thường xuyên đã cơ bản được thực hiện theo dự toán. Bội chi ngân sách là hơn 174.000 tỷ đồng, bằng 3,48% GDP, trong phạm vi dự toán. Dự toán thu cân đối ngân sách năm 2018 là hơn 1,319 triệu tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 1,099 triệu tỷ đồng, thu dầu thô đạt 35.900 tỷ đồng và dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu là 179.000 tỷ đồng. Dự toán chi ngân sách ở mức trên 1,522 triệu tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 940.740 tỷ đồng. Dự toán bội chi ngân sách khoảng 204.000 tỷ đồng (3,7%GDP). (Theo Bộ Tài chính ngày 08/01) |
|
Năm 2017, toàn ngành hải quan thu nộp ngân sách 2.224 tỷ đồng từ công tác kiểm tra sau thông quan, vượt chỉ tiêu được giao 224 tỷ đồng (tương đương 11%). Chỉ tính riêng trong 15 ngày cuối tháng 12/2017, toàn lực lượng thu nộp ngân sách được 241 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức bình quân các tháng trước đó (bình quân mỗi tháng trước chỉ thu nộp ngân sách trên 172 tỷ đồng). (Theo Tổng cục Hải quan ngày 10/01) |
|
Năm 2017, thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đạt 1.018.164 tỷ đồng, vượt 5,1% so với dự toán pháp lệnh được giao. Cơ quan thuế đã tập trung thanh tra, kiểm tra chống thất thu, qua đó đã truy thu hơn 19.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1.838 tỷ đồng và giảm lỗ 37.000 tỷ đồng; thanh tra chống chuyển giá hơn 734 doanh nghiệp, truy thu truy hoàn khoảng 2.270 tỷ đồng và giảm lỗ hơn 9.291 tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm 2017 đã thu được 39.800 tỷ đồng nợ thuế của năm 2016 chuyển sang. Cơ quan thuế cũng đã triển khai thuế qua mạng ở 63 tỉnh, thành phố với 97% doanh nghiệp khai thuế qua mạng, 97,7% doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nộp thuế điện tử. (Theo Tổng cục Thuế ngày 09/01) |
|
Năm 2017, tổng thu từ dịch vụ môi trường rừng đạt trên 1.675 tỷ đồng, vượt xa mức dự kiến (1.200 tỷ đồng). Đây là nguồn tài chính đóng góp tích cực, quan trọng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời giúp xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống cho các chủ rừng. Năm 2018, dự kiến nguồn thu này sẽ tăng lên mức 2.000 tỷ đồng do tăng mức chi trả đối với các cơ sở sản xuất thủy điện. (Theo TTXVN ngày 09/01) |
|
Xuất - nhập khẩu |
Mục tiêu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong năm 2018 đạt khoảng 2,8 - 3%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 37 - 38 tỷ USD, tăng 0,63 - 1,63 tỷ USD so với năm 2017; trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản 5,3 - 5,8% với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 6,2 - 6,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,2 tỷ USD. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 04/01) |
Cân đối vĩ mô |
|
Lạm phát |
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá, lạm phát năm 2017 giảm so với năm 2016 do giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng chậm hơn, trong khi giá thực phẩm giảm. Do vậy, lạm phát năm 2018 sẽ chịu áp lực chủ yếu từ việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ công (y tế, giáo dục) và giá thực phẩm. Nếu không có yếu tố đột biến, lạm phát năm 2018 dự báo duy trì ở mức tương đương với mức tăng của năm 2017 (dưới 4%). Tuy nhiên, lạm phát năm 2018 có thể tăng cao hơn khi giá điện tăng mạnh, nếu tăng 8 - 10% thì lạm phát tăng 0,1 - 0,15 điểm phần trăm. (Theo vov.vn ngày 09/01) |
Giá vàng |
Trong tuần qua, giá vàng có 2 ngày tăng, 2 ngày giảm và 2 ngày tăng/giảm trái chiều. Trong phiên giao dịch ngày 13/01, so với ngày 12/01, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,75 - 36,97 triệu đồng/lượng, tăng 280 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều. - Bảo Tín Minh Châu: 36,00 - 36,60 triệu đồng/lượng, tăng 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 300 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. - Doji: 36,80 - 36,88 triệu đồng/lượng, tăng 290 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm giảm 1 đồng so với tuần trước với 2 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá và 1 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 13/01, tỷ giá trung tâm là 22.406 VND/USD không thay đổi so với ngày 12/0; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại không thay đổi so với ngày 05/01: Vietcombank, BIDV và Vietinbank: 22.675 - 22.745 VND/USD. |
Tín dụng |
Năm 2017, tăng trưởng tín dụng cả nước đạt 18,17% so với năm 2016. Tín dụng chủ yếu tập trung vào sản xuất - kinh doanh (chiếm 80% tổng dư nợ). Trong đó, tín dụng lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tăng mạnh với 23%; tín dụng công nghiệp ưu tiên tăng 22,13%, lĩnh vực thương mại dịch vụ có mức tăng khá, xuất khẩu đạt 14,03%; doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 11,53%. Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2018 đạt khoảng 17%. (Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế ngày 08/01) |
Tính đến cuối tháng 11/2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 2,3%; tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu so với tổng dự nợ ước tính đến cuối năm 2017 giảm xuống 7,91% so với 10,08% vào cuối năm 2016. Về xử lý nợ xấu nội bảng, tổng các khoản nợ xấu được xử lý đạt khoảng 93,7 nghìn tỷ đồng, phần lớn do khách hàng trả nợ và các tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý. Tính chung từ năm 2012 (thời điểm chính thức nhận diện một cách đầy đủ và triển khai đề án xử lý) đến hết tháng 11/2017, toàn hệ thống đã xử lý được 705,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 407,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,81%, còn lại là bán nợ. (Theo Ngân hàng Nhà nước ngày 09/01) |
|
Dự trữ ngoại hối |
Quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đã đạt mức kỷ lục mới hơn 53 tỷ USD. Đáng chú ý, quy mô này liên tục tăng trong những tháng cuối năm 2017 và ngay tuần đầu năm 2018. Với nguồn cung ngoại tệ lớn, những ngày giao dịch cuối năm 2017, tỷ giá USD/VND trên thị trường đã có những biến động, lần đầu tiên giá đồng USD giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vượt 22.710 VND - mức mua vào tham khảo của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. (Theo Ngân hàng Nhà nước ngày 09/01) |
Thị trường tài sản |
|
Chứng khoán |
Tháng 12/2017, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 447 nhà đầu tư nước ngoài, mức cao kỷ lục trong các năm trở lại đây, , nâng tổng số nhà đầu tư ngoại được VSD cấp mã số trong năm 2017 lên 23.506 nhà đầu tư, trong đó có 28 nhà đầu tư tổ chức và 419 nhà đầu tư cá nhân. Lũy kế đến hết tháng 12/2017, đã có 23.506 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch, bao gồm 3.550 tổ chức và 19.956 cá nhân. Ngoài ra, trong năm 2017, nhà đầu tư trong nước mở 1.898.993 tài khoản chứng khoán, trong đó nhà đầu tư cá nhân mở 1.890.521 tài khoản, nhà đầu tư cá nhân là 8.472 tài khoản. (Theo VSD ngày 09/01) |
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 08/01 - 12/01/2018, thị trường chứng khoán tăng điểm trên cả ba sàn.Tính chung cả tuần: - VN-Index có 5 ngày tăng điểm. Chốt tuần, VN-Index tăng 1,94 điểm (0,19%) lên 1.050,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 323,6 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 8.345,77 tỷ đồng/ngày. - HNX-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index giảm 2,09 điểm (-1,7) xuống 120,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 87,96 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 1.230,18 tỷ đồng/ngày. - Upcom-Index có 4 ngày tăng điểm và 1 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index tăng 0,5 điểm (0,87%) lên 58,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 19,48 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 345,86 tỷ đồng/ngày. |
Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 47,83 triệu đơn vị, trị giá 2.596,86 tỷ đồng; trong đó cổ phiếu bán ròng mạnh nhất là HDB với khối lượng 29,65 triệu đơn vị, trị giá 1.178,69 tỷ đồng; cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất là SSI với khối lượng 5,14 triệu đơn vị, trị giá 150,69 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại thực hiện 5 ngày mua ròng liên tiếp, với khối lượng 46,91 triệu đơn vị, trị giá 2.509,35 tỷ đồng, tăng 125% về lượng và 109,53% về giá trị so với tuần trước. - HNX: Khối ngoại thực hiện 5 ngày bán ròng liên tiếp, với khối lượng 2,64 triệu đơn vị, trị giá 68,56 tỷ đồng, giảm 56,79% về lượng và 69% về giá trị so với tuần trước. - UPCoM: Khối ngoại thực hiện 5 ngày mua ròng liên tiếp, với khối lượng 3,56 triệu đơn vị, trị giá 156,07 tỷ đồng, tăng 249% về lượng và 202,4% về giá trị so với tuần trước. |
|
Bất động sản |
Trong năm 2017, thị trường căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh có thêm 31.106 căn, nâng tổng số căn hộ chào bán mới từ năm 1999 lên 228.903 căn. Tổng lượng căn bán được trong năm 2017 đạt 32.905 căn, giảm 5% so với năm 2016, nhưng là năm đầu tiên trong 5 năm qua ghi nhận số căn bán được nhiều hơn tổng số căn mới chào bán trong năm. Lượng tiêu thụ trung bình của các dự án mới chào bán đạt 75%. Giá bán trung bình năm 2017 đạt 1.558 USD/m2, tăng 4% so với năm 2016. (Theo Công ty bất động sản CBRE ngày 04/01) |
Chính sách |
Chính phủ vừa ban hành 8 Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại với một số nước. - Nghị định số 150/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu và các nước thành viên (Hiệp định VN - EAEU FTA) giai đoạn 2018 - 2022; điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. - Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. - Nghị định số 154/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Chile giai đoạn 2018 - 2022. - Nghị định số 155/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2018 - 2023. - Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 - 2022. - Nghị định số 158/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand giai đoạn 2018 - 2022. - Nghị định số 159/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2018 - 2022. - Nghị định số 160/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018 - 2023. 8 Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. (Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 05/01) Nghị định số 151/2017/NĐ-CP Ngày 26/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. - Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ được áp dụng với đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí. - Mức khoán được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở phổ biến tại nơi người nhận khoán đến công tác phù hợp với loại và diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức áp dụng với người nhận khoán. - Với xe ô tô, đối tượng, phương pháp xác định mức khoán kinh phí thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Đồng thời, kinh phí khoán khi sử dụng 2 tài sản trên đều được thanh toán cho người nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hằng tháng. Riêng trường hợp sử dụng xe công vụ đi công tác kinh phí khoán sẽ được thanh toán cùng thanh toán công tác phí. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. |
Nhận định chuyên gia |
TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia tài chính ngân hàng (08/01): Khu vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng, trong năm 2017 đã có nhiều thành công trong chính sách tiền tệ, đặc biệt tốt trong hành động thực thi chính sách. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định" và hiện nay là “ổn định tích cực”. Nợ xấu giảm từ 17% (năm 2014) xuống 12% (năm 2016) và 9,4% (năm 2017). Tuy nhiên, trong năm 2018, ngành Tài chính vẫn phải đối mặt với 4 thách thức chính: (i) Từ tài chính quốc tế, ông Donal Trump đã quyết định gỡ bỏ một số kiểm soát, hạn chế đối với tài chính ngân hàng, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ; (ii) Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có cả ngân hàng, vẫn rất yếu, nhất là vốn và nhân lực; (iii) Rủi ro chính quyền; (iv) Lãi suất cho vay khó giảm. |