Kinh tế Trung Quốc chi phối thị trường chứng khoán
(Tài chính) Sáng 13/3, các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa hầu hết đều tăng điểm, nhờ hoạt động mua vào sau đợt giảm điểm phiên trước. Song, các chuyên gia nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng yếu đi của kinh tế Trung Quốc đang đè nặng lên tâm lý của các nhà giao dịch.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo tăng 35,04 điểm (0,24%) lên 14.865,43 điểm, sau khi giảm 2,59% trong phiên trước.
Trước khi thị trường chứng khoán mở cửa, Chính phủ Nhật Bản cho biết số đơn đặt hàng máy móc cơ bản tăng 13,4% trong tháng Một.
Tuy nhiên, chiến lược gia Mutsumi Kagawa, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tokai Tokyo, cho rằng chứng khoán ''xứ Phù tang'' có thể chịu sức ép của một đợt bán ra mới, do những lo ngại về sự tăng giá của đồng yen và tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù số liệu sáng hơn về kinh tế Mỹ có thể trợ giúp chỉ số Nikkei, song theo ông Kagawa, thời điểm hiện nay nhân tố này chưa tác động đến tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa tăng 7,28 điểm (0,36%) lên 2.004,97 điểm.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng 18,99 điểm lên 21.920,94 điểm, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư. Dù vậy, giới phân tích nhận định các nhà đầu tư đang tỏ ra cẩn trọng và ngóng đợi các số liệu mới về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dự kiến, Bắc Kinh sẽ công bố các con số về sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ trong tháng Hai vào cuối ngày 13/3.
Đêm trước, tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 11,17 điểm (0,07%) xuống 16.340,08 điểm; trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,57 điểm (0,03%) lên 1.868,20 điểm.
Theo Wells Fargo Advisors, các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước tình hình căng thẳng tại Ukraine và số liệu không khả quan về kinh tế Trung Quốc.
Chuyên gia David Levy, thuộc Kenjol Capital Management, nhận định hai ''câu chuyện'' đang chi phối thị trường là sức khỏe của kinh tế Trung Quốc và diễn biến tiếp theo tại chính trường Ukraine.
Song, ông Levy lưu ý rằng chứng khoán Mỹ vẫn nhận được hỗ trợ, sau khi chỉ số S&P 500 chạm mức kỷ lục trong tuần trước./.
Trước khi thị trường chứng khoán mở cửa, Chính phủ Nhật Bản cho biết số đơn đặt hàng máy móc cơ bản tăng 13,4% trong tháng Một.
Tuy nhiên, chiến lược gia Mutsumi Kagawa, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tokai Tokyo, cho rằng chứng khoán ''xứ Phù tang'' có thể chịu sức ép của một đợt bán ra mới, do những lo ngại về sự tăng giá của đồng yen và tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù số liệu sáng hơn về kinh tế Mỹ có thể trợ giúp chỉ số Nikkei, song theo ông Kagawa, thời điểm hiện nay nhân tố này chưa tác động đến tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa tăng 7,28 điểm (0,36%) lên 2.004,97 điểm.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng 18,99 điểm lên 21.920,94 điểm, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư. Dù vậy, giới phân tích nhận định các nhà đầu tư đang tỏ ra cẩn trọng và ngóng đợi các số liệu mới về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dự kiến, Bắc Kinh sẽ công bố các con số về sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ trong tháng Hai vào cuối ngày 13/3.
Đêm trước, tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 11,17 điểm (0,07%) xuống 16.340,08 điểm; trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,57 điểm (0,03%) lên 1.868,20 điểm.
Theo Wells Fargo Advisors, các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước tình hình căng thẳng tại Ukraine và số liệu không khả quan về kinh tế Trung Quốc.
Chuyên gia David Levy, thuộc Kenjol Capital Management, nhận định hai ''câu chuyện'' đang chi phối thị trường là sức khỏe của kinh tế Trung Quốc và diễn biến tiếp theo tại chính trường Ukraine.
Song, ông Levy lưu ý rằng chứng khoán Mỹ vẫn nhận được hỗ trợ, sau khi chỉ số S&P 500 chạm mức kỷ lục trong tuần trước./.