Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV: Những dấu ấn mới
Sau hơn 20 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả, kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV bước sang tuần làm việc cuối cùng, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cùng với những dự án luật và Nghị quyết được Quốc hội (QH) thông qua, xem xét bổ sung, chỉnh lý hoặc lần đầu được đưa ra lấy ý kiến; các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Bộ trưởng, trưởng ngành đều cam kết, thể hiện quyết tâm sẽ nỗ lực thực hiện lời hứa, tạo động lực đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới, vững bước đến tương lai.
Lan tỏa động lực lập pháp
Tại kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến các vị đại biểu nhiều báo cáo về kết quả thực hiện các Nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, các dự thảo luật thuộc hầu khắp các lĩnh vực. Nhìn chung, Chính phủ đã tích cực, khẩn trương, chủ động triển khai nhiều giải pháp để điều hành kinh tế - xã hội (KT-XH); chỉ đạo thực hiện nghiêm các yêu cầu được nêu tại các Nghị quyết của QH ở kỳ họp thứ ba cũng như từ đầu nhiệm kỳ; đạt được nhiều kết quả, tạo sự chuyển biến khá rõ ở một số lĩnh vực, được ĐBQH, cử tri và nhân dân ghi nhận.
Cùng với những kết quả đã đạt được từ các kỳ họp trước, tại kỳ họp này, động lực lập pháp nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật tiếp tục được QH chú trọng, lan tỏa trách nhiệm đến mỗi đại biểu và từng thành viên Chính phủ.
Tại kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến các vị đại biểu nhiều báo cáo về kết quả thực hiện các Nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, các dự thảo luật thuộc hầu khắp các lĩnh vực. Nhìn chung, Chính phủ đã tích cực, khẩn trương, chủ động triển khai nhiều giải pháp để điều hành kinh tế - xã hội (KT-XH); chỉ đạo thực hiện nghiêm các yêu cầu được nêu tại các Nghị quyết của QH ở kỳ họp thứ ba cũng như từ đầu nhiệm kỳ; đạt được nhiều kết quả, tạo sự chuyển biến khá rõ ở một số lĩnh vực, được ĐBQH, cử tri và nhân dân ghi nhận.
Cùng với những kết quả đã đạt được từ các kỳ họp trước, tại kỳ họp này, động lực lập pháp nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật tiếp tục được QH chú trọng, lan tỏa trách nhiệm đến mỗi đại biểu và từng thành viên Chính phủ.
Đáng chú ý là lần đầu dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được đưa ra xem xét, thảo luận. Tuy vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược, song nhìn chung để góp phần tạo động lực đưa kinh tế vùng trọng điểm bứt phá, góp phần cho nền kinh tế cả nước phát triển - hầu hết các ý kiến đại biểu đều cho rằng dự án luật là cần thiết, phải khẩn trương hoàn thiện, song cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Đây cũng là kỳ họp mà nhiều vấn đề bấy lâu được coi là “nhạy cảm” thì nay được đưa ra thảo luận công khai, có nhiều phiên họp được truyền hình - phát thanh trực tiếp cho cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát, đóng góp ý kiến như: Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi),… hay các nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, án oan sai… Trong suốt kỳ họp, dù là phiên thảo luận trên hội trường, thảo luận tổ, trao đổi tại đoàn hay chia sẻ bên hành lang phòng họp thì những ý kiến của các ĐBQH luôn đầy ắp dẫn chứng từ cuộc sống, viện dẫn thí dụ từ những vụ án cụ thể, những con người cụ thể - trăn trở làm sao xây dựng được những đạo luật kín kẽ, giảm thiểu án oan sai, xét xử đúng người đúng tội…
Đứng trước đòi hỏi của cuộc sống, trước thách thức và cơ hội của thời cuộc, những dự báo sắp tới về mọi biến động trong đời sống chính trị, KT-XH cũng được đưa ra đặt lên bàn nghị sự để cùng bàn thảo, tìm giải pháp, hoàn thiện hơn hệ thống luật, như: Dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi), Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Đo đạc và bản đồ (sửa đổi),…
Nhờ sự điều hành linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp, các ĐBQH cũng đã đưa ra nhiều ý kiến thẳng thắn, phân tích sắc sảo, dày hơn những cuộc tranh luận, trao đổi lại có lý có tình; nhờ những đổi mới trong phương thức chất vấn và trả lời chất vấn đã khiến các “tư lệnh” ngành có điều kiện giải trình, chia sẻ những kết quả và cả khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Qua đó, cũng bộc lộ những khuyết điểm, hạn chế để cử tri đánh giá xác đáng hơn ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Các ĐBQH hoan nghênh còn cử tri cũng bày tỏ hài lòng khi người đứng đầu Chính phủ lần đầu dành trọn một buổi để vừa báo cáo làm rõ thêm nhiều nội dung, vừa trực tiếp trả lời chất vấn.
Chủ động hành động
Đây là kỳ họp tổng kết nhiệm vụ năm 2017 và đề ra phương hướng, kế hoạch hành động của năm 2018 - năm quan trọng giữa nhiệm kỳ 5 năm, nên công việc dồn nén cùng với bao lo toan và dự định mới.
Không chỉ có thế, đang khi kỳ họp diễn ra tại Nhà Quốc hội, cũng là lúc Tuần lễ cấp cao APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” được tổ chức tại TP Đà Nẵng, chào đón nguyên thủ và các lãnh đạo của 21 nền kinh tế; rồi diễn biến bất thường của thời tiết, những hậu quả do thiên tai ập đến đã khiến các vấn đề, nội dung được bàn thảo trên nghị trường “nóng” hơn, đòi hỏi những quyết sách cấp bách, bám sát thời cuộc.
Cùng với những điểm mới được triển khai ngay tại kỳ họp, lịch trình các phiên họp cũng được linh hoạt điều chỉnh; một số chế định mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của QH được hoàn thiện ở các kỳ họp trước, từ nhiệm kỳ trước đã phát huy hiệu quả. Điều này được thể hiện khá rõ trong các báo cáo giám sát, thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các Ủy ban chuyên trách. Trên cơ sở đó, nhiều nội dung kiến nghị, đề xuất trong báo cáo thẩm tra các dự án luật, dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình trở thành thông tin, dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho các đại biểu thảo luận, đưa ra lựa chọn, quyết định.
Nhận định toàn kỳ họp, nhiều ĐBQH đã bày tỏ niềm lạc quan, tin tưởng Chính phủ sẽ có kế hoạch hành động nhằm thực hiện các mục tiêu tổng quát của Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018 đã được QH thông qua với tỷ lệ 84,93% tổng số đại biểu tán thành. Cụ thể, năm 2018 sẽ nỗ lực tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh; cải thiện đời sống người dân; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; thúc đẩy bình đẳng giới; thực hiện dân chủ và công bằng xã hội...
Cùng đó, không ít những vấn đề khó khăn, những vấn đề tồn tại, tồn đọng qua nhiều kỳ họp đòi hỏi cũng cần sớm được giải quyết dứt điểm, như: hiệu quả đầu tư, quản lý ngân sách, công tác điều hành lĩnh vực tài chính - tiền tệ chưa như mong muốn; tệ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nạn chạy chức chạy quyền còn diễn biến phức tạp; trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, án oan sai còn gây nhiều bức xúc; cơ chế đãi ngộ, trọng dụng nhân tài vẫn không ít bất cập; rồi vấn đề thiên tai, bão lụt diễn biến bất thường, v.v.
Đây cũng là kỳ họp mà nhiều vấn đề bấy lâu được coi là “nhạy cảm” thì nay được đưa ra thảo luận công khai, có nhiều phiên họp được truyền hình - phát thanh trực tiếp cho cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát, đóng góp ý kiến như: Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi),… hay các nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, án oan sai… Trong suốt kỳ họp, dù là phiên thảo luận trên hội trường, thảo luận tổ, trao đổi tại đoàn hay chia sẻ bên hành lang phòng họp thì những ý kiến của các ĐBQH luôn đầy ắp dẫn chứng từ cuộc sống, viện dẫn thí dụ từ những vụ án cụ thể, những con người cụ thể - trăn trở làm sao xây dựng được những đạo luật kín kẽ, giảm thiểu án oan sai, xét xử đúng người đúng tội…
Đứng trước đòi hỏi của cuộc sống, trước thách thức và cơ hội của thời cuộc, những dự báo sắp tới về mọi biến động trong đời sống chính trị, KT-XH cũng được đưa ra đặt lên bàn nghị sự để cùng bàn thảo, tìm giải pháp, hoàn thiện hơn hệ thống luật, như: Dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi), Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Đo đạc và bản đồ (sửa đổi),…
Nhờ sự điều hành linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp, các ĐBQH cũng đã đưa ra nhiều ý kiến thẳng thắn, phân tích sắc sảo, dày hơn những cuộc tranh luận, trao đổi lại có lý có tình; nhờ những đổi mới trong phương thức chất vấn và trả lời chất vấn đã khiến các “tư lệnh” ngành có điều kiện giải trình, chia sẻ những kết quả và cả khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Qua đó, cũng bộc lộ những khuyết điểm, hạn chế để cử tri đánh giá xác đáng hơn ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Các ĐBQH hoan nghênh còn cử tri cũng bày tỏ hài lòng khi người đứng đầu Chính phủ lần đầu dành trọn một buổi để vừa báo cáo làm rõ thêm nhiều nội dung, vừa trực tiếp trả lời chất vấn.
Chủ động hành động
Đây là kỳ họp tổng kết nhiệm vụ năm 2017 và đề ra phương hướng, kế hoạch hành động của năm 2018 - năm quan trọng giữa nhiệm kỳ 5 năm, nên công việc dồn nén cùng với bao lo toan và dự định mới.
Không chỉ có thế, đang khi kỳ họp diễn ra tại Nhà Quốc hội, cũng là lúc Tuần lễ cấp cao APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” được tổ chức tại TP Đà Nẵng, chào đón nguyên thủ và các lãnh đạo của 21 nền kinh tế; rồi diễn biến bất thường của thời tiết, những hậu quả do thiên tai ập đến đã khiến các vấn đề, nội dung được bàn thảo trên nghị trường “nóng” hơn, đòi hỏi những quyết sách cấp bách, bám sát thời cuộc.
Cùng với những điểm mới được triển khai ngay tại kỳ họp, lịch trình các phiên họp cũng được linh hoạt điều chỉnh; một số chế định mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của QH được hoàn thiện ở các kỳ họp trước, từ nhiệm kỳ trước đã phát huy hiệu quả. Điều này được thể hiện khá rõ trong các báo cáo giám sát, thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các Ủy ban chuyên trách. Trên cơ sở đó, nhiều nội dung kiến nghị, đề xuất trong báo cáo thẩm tra các dự án luật, dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình trở thành thông tin, dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho các đại biểu thảo luận, đưa ra lựa chọn, quyết định.
Nhận định toàn kỳ họp, nhiều ĐBQH đã bày tỏ niềm lạc quan, tin tưởng Chính phủ sẽ có kế hoạch hành động nhằm thực hiện các mục tiêu tổng quát của Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018 đã được QH thông qua với tỷ lệ 84,93% tổng số đại biểu tán thành. Cụ thể, năm 2018 sẽ nỗ lực tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh; cải thiện đời sống người dân; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; thúc đẩy bình đẳng giới; thực hiện dân chủ và công bằng xã hội...
Cùng đó, không ít những vấn đề khó khăn, những vấn đề tồn tại, tồn đọng qua nhiều kỳ họp đòi hỏi cũng cần sớm được giải quyết dứt điểm, như: hiệu quả đầu tư, quản lý ngân sách, công tác điều hành lĩnh vực tài chính - tiền tệ chưa như mong muốn; tệ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nạn chạy chức chạy quyền còn diễn biến phức tạp; trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, án oan sai còn gây nhiều bức xúc; cơ chế đãi ngộ, trọng dụng nhân tài vẫn không ít bất cập; rồi vấn đề thiên tai, bão lụt diễn biến bất thường, v.v.
Với những Nghị quyết, quyết định, lựa chọn tại kỳ họp lần này, cử tri và nhân dân cả nước càng thêm tin tưởng vào khả năng điều hành của Chính phủ, tin tưởng vào chất lượng giám sát của Quốc hội.
Bao giờ cũng thế, kết thúc mỗi kỳ họp, để bảo đảm mục tiêu đề ra, song hành với những cam kết mạnh mẽ phải là hành động quyết liệt. Cử tri cũng sẽ dõi theo, giám sát, “chấm điểm” công bằng với từng người có trách nhiệm, từng lời hứa đã đưa ra.