Đi tìm giải pháp xử lý nợ xấu
Tại diễn đàn Quốc hội, khi bàn về vấn đề nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, kết quả xử lý vẫn còn hạn chế, tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thực tế vẫn còn ở mức cao. Để giải quyết hiệu quả nợ xấu, cần phải có thị trường mua bán nợ và nhiều công cụ hỗ trợ khác.
Xử lý nợ xấu vẫn chậm
Số liệu mới nhất về nợ xấu cũng như kết quả xử lý “cục máu đông” kể từ khi có Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng báo cáo với Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 4. Theo đó, tính đến cuối tháng 9-2017, nợ xấu nội bảng của các TCTD là 2,34% so với tổng dư nợ cho vay, giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016. Như vậy, nợ xấu đã giảm (tương đương 10,08% tổng dư nợ tín dụng) so với mức 600 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2016.
Nhưng nếu đánh giá thận trọng một số khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, cộng với nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý nợ xấu (VAMC), nhưng chưa xử lý được thì nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 8,61%, tương đương khoảng 566 nghìn tỷ đồng.
Bóc tách riêng kết quả xử lý nợ xấu kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực ngày 15/8/2017, Thống đốc cung cấp số liệu nợ xấu đã được xử lý đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng. Còn tính chung tổng số nợ xấu đã được xử lý từ đầu năm đến nay đạt khoảng 78 nghìn tỷ đồng. Riêng VAMC năm nay xử lý được 20 nghìn tỷ đồng, nếu tính chung từ năm 2013 đến nay thì tổng số nợ xấu doanh nghiệp (DN) này đã xử lý là 60 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 3 diễn ra tháng 5-2017, Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo trước QH rằng, để đạt mục tiêu kiểm soát nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% vào năm 2020 như Nghị quyết của QH đề ra, trung bình mỗi năm cần phải xử lý được khoảng 130 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Như vậy, có thể thấy rằng, tốc độ xử lý nợ xấu hiện nay vẫn chậm.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) nhận định: “Mặc dù đã có các biện pháp xử lý nhưng thực chất nợ xấu vẫn tồn tại trong nền kinh tế vì nhiều “con nợ” là DN vẫn mắc nợ thì không thể gọi là đã xử lý được nợ. Hơn nữa, hiện nay việc xử lý nợ xấu của một số ngân hàng chủ yếu dựa vào việc bán nợ cho VAMC, chưa có một thị trường sôi động về mua bán nợ xấu”.
Chính vì “cục máu đông” nợ xấu chưa được “đánh tan”, các ngân hàng không có điều kiện để giảm sâu lãi suất, giảm giá vốn vay để hỗ trợ cộng đồng DN.
Nghị quyết 42 không phải “cây đũa thần”
Một tuần sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, VAMC đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) của Công ty CP Sài Gòn One Tower có địa chỉ số 34 Tôn Đức Thắng (quận 1, TP Hồ Chí Minh) để xử lý khoản nợ cả gốc và lãi hơn 7.000 tỷ đồng. Ngay sau đó, VAMC công khai thông tin tìm đơn vị thẩm định giá tám lô đất tại quận 7 là TSBD của món nợ 2.400 tỷ đồng mua lại của Sacombank ngày 31-8-2017. Không dừng ở đó, VAMC cũng liên tục ký mua nợ xấu của các ngân hàng như BIDV, Sacombank bằng tiền thay vì mua nợ bằng trái phiếu. Về phía các ngân hàng cũng có sự chuyển động khi Techcombank, Vietcombank, Agribank… đồng loạt công bố tăng cường thu hồi nợ, đấu giá và rao bán TSBĐ.
Tuy nhiên, việc mua nợ bằng “tiền tươi thóc thật” mới chỉ được áp dụng với những khoản nợ khả thi, quy mô hạn chế vì vốn điều lệ của VAMC ban đầu chỉ có 500 tỷ đồng, đến năm 2018 mới tăng lên 5.000 tỷ đồng.
Theo TS Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cơ chế mới đã cho phép các ngân hàng nắm quyền tài sản, nhưng vấn đề là nắm rồi xử lý tài sản đó thế nào, có bán được không, ai mua…? Thị trường vẫn đang chờ xem diễn biến của câu chuyện bán tài sản thu hồi nợ thế nào. Kết quả này liên quan đến thị trường BĐS. Yếu tố tích cực là thị trường BĐS đang chuyển biến tốt, có lợi cho việc bán TSBĐ, thu nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian tới. Nhưng xử lý nợ xấu chưa thực chất vì chưa có thị trường mua bán nợ, đây là vấn đề phải được đặt ra trong năm 2018. Muốn tổ chức cho được thị trường mua bán nợ, không cách gì khác là phải hành động, hành động và hành động!
“Có nhiều giải pháp nhưng cơ bản nhất là nắm giữ tài sản nhanh, tổ chức mua bán nhanh, thu tiền nhanh, có cơ chế cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ. Nhiều khoản nợ được bán có giá trị quá lớn thì chia nhỏ để phát hành cổ phiếu đưa lên sàn giao dịch mua bán nợ xấu hay nói cách khác là chứng khoán hóa TSBĐ để nhà đầu tư có thể tiếp cận. Như vậy, có thể thu hút được dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu thay vì chỉ trông chờ vào VAMC”, TS Trương Văn Phước nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Nghị quyết 42 không phải “cây đũa thần” có thể “đánh tan” nợ xấu, mà trước hết cần phải có kế hoạch cụ thể và các công cụ khác hỗ trợ. Thí dụ, TSBĐ chủ yếu là BĐS, trong đó có những vấn đề vướng mắc về kê biên, tài sản có hồ sơ pháp lý không đầy đủ… liên quan đến nhiều cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, tòa án các cấp, cơ quan thi hành án…, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không giải quyết được. “Do đó, năm 2017 chưa thể trông đợi xử lý nợ xấu có kết quả khả quan. Ít nhất là phải sang năm 2018 thì mới nhìn thấy được Nghị quyết 42 sẽ được thực hiện như thế nào”, TS Hiếu cho biết.
Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, Nghị quyết 42 có hiệu lực 5 năm và chỉ áp dụng đối với các khoản nợ phát sinh trước ngày 15-8-2017. Trong khi đó nợ xấu luôn là một hiện tượng đồng hành cùng với quá trình phát triển, vận hành nền kinh tế và việc điều chỉnh cũng như kiểm soát xử lý nợ xấu là một trong những chức năng của Luật Các tổ chức tín dụng. Tại kỳ họp này, Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đây sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định, và được kỳ vọng tránh phải sửa đổi một cách manh mún.
Số liệu mới nhất về nợ xấu cũng như kết quả xử lý “cục máu đông” kể từ khi có Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng báo cáo với Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 4. Theo đó, tính đến cuối tháng 9-2017, nợ xấu nội bảng của các TCTD là 2,34% so với tổng dư nợ cho vay, giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016. Như vậy, nợ xấu đã giảm (tương đương 10,08% tổng dư nợ tín dụng) so với mức 600 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2016.
Nhưng nếu đánh giá thận trọng một số khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, cộng với nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý nợ xấu (VAMC), nhưng chưa xử lý được thì nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 8,61%, tương đương khoảng 566 nghìn tỷ đồng.
Bóc tách riêng kết quả xử lý nợ xấu kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực ngày 15/8/2017, Thống đốc cung cấp số liệu nợ xấu đã được xử lý đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng. Còn tính chung tổng số nợ xấu đã được xử lý từ đầu năm đến nay đạt khoảng 78 nghìn tỷ đồng. Riêng VAMC năm nay xử lý được 20 nghìn tỷ đồng, nếu tính chung từ năm 2013 đến nay thì tổng số nợ xấu doanh nghiệp (DN) này đã xử lý là 60 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 3 diễn ra tháng 5-2017, Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo trước QH rằng, để đạt mục tiêu kiểm soát nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% vào năm 2020 như Nghị quyết của QH đề ra, trung bình mỗi năm cần phải xử lý được khoảng 130 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Như vậy, có thể thấy rằng, tốc độ xử lý nợ xấu hiện nay vẫn chậm.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) nhận định: “Mặc dù đã có các biện pháp xử lý nhưng thực chất nợ xấu vẫn tồn tại trong nền kinh tế vì nhiều “con nợ” là DN vẫn mắc nợ thì không thể gọi là đã xử lý được nợ. Hơn nữa, hiện nay việc xử lý nợ xấu của một số ngân hàng chủ yếu dựa vào việc bán nợ cho VAMC, chưa có một thị trường sôi động về mua bán nợ xấu”.
Chính vì “cục máu đông” nợ xấu chưa được “đánh tan”, các ngân hàng không có điều kiện để giảm sâu lãi suất, giảm giá vốn vay để hỗ trợ cộng đồng DN.
Nghị quyết 42 không phải “cây đũa thần”
Một tuần sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, VAMC đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) của Công ty CP Sài Gòn One Tower có địa chỉ số 34 Tôn Đức Thắng (quận 1, TP Hồ Chí Minh) để xử lý khoản nợ cả gốc và lãi hơn 7.000 tỷ đồng. Ngay sau đó, VAMC công khai thông tin tìm đơn vị thẩm định giá tám lô đất tại quận 7 là TSBD của món nợ 2.400 tỷ đồng mua lại của Sacombank ngày 31-8-2017. Không dừng ở đó, VAMC cũng liên tục ký mua nợ xấu của các ngân hàng như BIDV, Sacombank bằng tiền thay vì mua nợ bằng trái phiếu. Về phía các ngân hàng cũng có sự chuyển động khi Techcombank, Vietcombank, Agribank… đồng loạt công bố tăng cường thu hồi nợ, đấu giá và rao bán TSBĐ.
Tuy nhiên, việc mua nợ bằng “tiền tươi thóc thật” mới chỉ được áp dụng với những khoản nợ khả thi, quy mô hạn chế vì vốn điều lệ của VAMC ban đầu chỉ có 500 tỷ đồng, đến năm 2018 mới tăng lên 5.000 tỷ đồng.
Theo TS Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cơ chế mới đã cho phép các ngân hàng nắm quyền tài sản, nhưng vấn đề là nắm rồi xử lý tài sản đó thế nào, có bán được không, ai mua…? Thị trường vẫn đang chờ xem diễn biến của câu chuyện bán tài sản thu hồi nợ thế nào. Kết quả này liên quan đến thị trường BĐS. Yếu tố tích cực là thị trường BĐS đang chuyển biến tốt, có lợi cho việc bán TSBĐ, thu nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian tới. Nhưng xử lý nợ xấu chưa thực chất vì chưa có thị trường mua bán nợ, đây là vấn đề phải được đặt ra trong năm 2018. Muốn tổ chức cho được thị trường mua bán nợ, không cách gì khác là phải hành động, hành động và hành động!
“Có nhiều giải pháp nhưng cơ bản nhất là nắm giữ tài sản nhanh, tổ chức mua bán nhanh, thu tiền nhanh, có cơ chế cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ. Nhiều khoản nợ được bán có giá trị quá lớn thì chia nhỏ để phát hành cổ phiếu đưa lên sàn giao dịch mua bán nợ xấu hay nói cách khác là chứng khoán hóa TSBĐ để nhà đầu tư có thể tiếp cận. Như vậy, có thể thu hút được dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu thay vì chỉ trông chờ vào VAMC”, TS Trương Văn Phước nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Nghị quyết 42 không phải “cây đũa thần” có thể “đánh tan” nợ xấu, mà trước hết cần phải có kế hoạch cụ thể và các công cụ khác hỗ trợ. Thí dụ, TSBĐ chủ yếu là BĐS, trong đó có những vấn đề vướng mắc về kê biên, tài sản có hồ sơ pháp lý không đầy đủ… liên quan đến nhiều cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, tòa án các cấp, cơ quan thi hành án…, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không giải quyết được. “Do đó, năm 2017 chưa thể trông đợi xử lý nợ xấu có kết quả khả quan. Ít nhất là phải sang năm 2018 thì mới nhìn thấy được Nghị quyết 42 sẽ được thực hiện như thế nào”, TS Hiếu cho biết.
Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, Nghị quyết 42 có hiệu lực 5 năm và chỉ áp dụng đối với các khoản nợ phát sinh trước ngày 15-8-2017. Trong khi đó nợ xấu luôn là một hiện tượng đồng hành cùng với quá trình phát triển, vận hành nền kinh tế và việc điều chỉnh cũng như kiểm soát xử lý nợ xấu là một trong những chức năng của Luật Các tổ chức tín dụng. Tại kỳ họp này, Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đây sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định, và được kỳ vọng tránh phải sửa đổi một cách manh mún.
Có thể nói chuyển biến tích cực nhất trong công tác xử lý nợ xấu vừa qua chính là việc VAMC đã bắt đầu mua nợ bằng “tiền tươi thóc thật” thay vì mua bằng trái phiếu đặc biệt như trước đây.