Lãi suất vay thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thay thế cho Bộ luật Dân sự 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, lãi suất cho vay không được vượt quá 20% /năm.
Theo đó: Khi thỏa thuận lãi suất, các bên không được thỏa thuận lãi suất vượt quá 20% khoản tiền vay/năm, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Ví dụ như: Nếu các bên thỏa thuận lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực; Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định điều chỉnh mức lãi suất trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp nếu các bên có thỏa thuận về trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên tại thời điểm trả nợ.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Căn cứ Điều 1 Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Do đó, lãi suất vay các bên có thể thỏa thuận tối đa là 13,5%/năm. nhưng thực tế cho thấy mức lãi suất này khá hẹp nên hiện tượng cho vay vượt mức trần lãi suất hay cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Để khắc phục hạn chế này, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Theo quy định Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có thỏa thuận về lãi suất vay nhưng mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội. Như vậy, mức trần lãi suất cho vay đã tăng thêm tới 6,5%/năm, cụ thể là từ 13,5%/năm lên 20%/năm.