Lợi thế cạnh tranh, CEO nên biết tận dụng như thế nào?
Kinh tế thị trường đang bước vào một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt mà ở đó, CEO nào biết nắm bắt tốt lợi thế cạnh tranh của mình sẽ dễ dàng đạt tới thành công. Vậy là CEO nên tận dụng lợi thế cạnh tranh đó như thế nào?
Lợi ích của lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh sẽ cho phép một công ty hoặc một quốc gia sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị như nhau với mức giá thấp hơn. Những điều kiện này cho phép thực thể sản xuất tạo ra doanh thu cao hơn hoặc lợi nhuận lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Lợi thế cạnh tranh được hình thành bởi đa dạng các yếu tố bao gồm mức chi phí, xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm cung cứng, mạng lưới phân phối, sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng.
CEO nên tận dụng lợi thế cạnh tranh như thế nào?
Những doanh nhân thành công lớn mạnh lên dưới áp lực cạnh tranh. Thay vì xem cạnh tranh như một chướng ngại vật, họ coi đó là một cơ hội.
Tránh tự mãn
Các nhà cung cấp duy nhất trong một ngành công nghiệp nhanh chóng ngừng đổi mới, đơn giản chỉ vì họ không còn nhu cầu để thực hiện. Đáng buồn thay, họ vô tình đưa doanh nghiệp của mình vào cái thế khiến doanh nghiệp không thể phát triển hơn được nữa.
Xây dựng thương hiệu
Hãy coi xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ của bạn, để trở nên nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. Không còn nghi ngờ gì nữa người tiêu dùng sẽ chọn hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp bạn cung ứng thay vì là của các nhà cung cấp khác trên thị trường.
Phát triển tự nhận thức
Sử dụng mọi năng lực doanh nghiệp bạn hiện có để tạo ra một đề xuất với giá trị độc đáo hơn cho khách hàng. Hiểu những thiếu sót của bạn và tìm mọi cách để vượt qua chúng.
Tạo nên sự khác biệt
Các đối thủ cạnh tranh sẽ cố gắng cung cấp những dịch vụ, chất lượng sản phẩm, phương pháp tiếp thị tốt hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Và một điều đương nhiên, khách hàng sẽ chọn những doanh nghiệp với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cho là tốt nhất và cách tiếp thị tiếp cận được với họ. Hãy tạo ra những giá trị độc đáo, của riêng doanh nghiệp bạn cho khách hàng bạn hướng tới.
Khai thác triệt để các xu hướng của ngành
Cạnh tranh báo hiệu nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Tại các thị trường mới, đây là cơ hội để thúc đẩy một xu hướng mới mà điều này sẽ thu hút khách hàng.
Xây dựng, hình thành quan hệ đối tác
Hợp tác với các doanh nghiệp cùng chí hướng. Nó góp phần mở rộng thị trường, quảng bá chéo các sản phẩm giữa hai hay nhiều doanh nghiệp và cộng tác để nghiên cứu ra những mặt hàng, dịch vụ mới cho người tiêu dùng.
Học hỏi lẫn nhau
Kiến thức và tài nguyên mà họ có có thể tốt hơn và khác so với những gì bạn có. Chủ động học hỏi cách họ quản lý và phát triển hoạt động. Không lâu sau, bạn sẽ khám phá ra cách để áp dụng những bài học kinh nghiệm đó cho doanh nghiệp của bạn.
Thu hẹp một thị trường ngách
Khách hàng xứng đáng nhận được các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ. Để xây dựng một doanh nghiệp nhiều lợi nhuận, hãy tập trung nỗ lực vào việc tạo ra một phân khúc nhỏ hơn của thị trường tổng thể. Bằng cách thu hẹp thị trường ngách, doanh nghiệp bạn đang phát triển một lợi thế cạnh tranh để ngăn chặn cạnh tranh hơn nữa.
Lập kế hoạch dài hạn
Không có đối thủ cạnh tranh, hầu hết các công ty đều bị mất phương hướng trong kinh doanh của họ. Khi các công ty khác tham gia vào thị trường, bạn sẽ cần phải bắt đầu thử thách bản thân để hoàn thành nhiều hơn.
Ưu tiên nhu cầu của khách hàng
Thay vì tập trung năng lượng vào việc vượt qua đối thủ cạnh tranh, hãy đầu tư để trở thành một tổ chức tập trung vào khách hàng. Bằng cách này, bạn sẽ có được lòng trung thành từ phía khách hàng nhiều hơn và dễ dàng chống lại các doanh nghiệp khác có ý định ăn cắp khách hàng của bạn.
Cuối cùng, họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp - những người có sức ảnh hưởng lớn đến sự thịnh vượng của doanh nghiệp.