Luật Hải quan sửa đổi: Nhiều điểm tiến bộ theo chuẩn quốc tế
(Tài chính) Ngày 16/4/2013 tại Hà Nội, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tổ chức lấy ý các chuyên gia kinh tế, đại diện các công ty luật và đông đảo đại diện doanh nghiệp (DN) về dự thảo Luật Hải quan sửa đổi. Về cơ bản những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự Luật khá toàn diện, khắc phục những bất hợp lý của Luật hiện hành, bổ sung nhiều quy định mới điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đã được các đại biểu tham dự hội nghị ghi nhận.
Cải cách bám sát thực tiễn
Đề cập đến tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Hải quan, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, 10 năm thực hiện Luật Hải quan đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh kinh tế, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Luật cũng thể hiện một số hạn chế, bất cập, chưa bắt kịp với sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là chưa tạo hành lang pháp lý thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Trước yêu cầu thực tiễn đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Luật Hải quan sửa đổi.
Hiện nay, Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội doanh nghiệp từ đầu tháng 3/2013.
Luật Hải quan sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến các bộ, ngành, giới DN để sớm hoàn thiện, trình Chính phủ và đưa ra Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, diễn ra vào giữa tháng 5/2013.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh, Luật Hải quan sửa đổi có nhiều điểm mới, sửa đổi quan trọng liên quan đến phương thức thực hiện thủ tục hải quan (từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử); bổ sung cơ chế xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; đăng ký tờ khai hải quan; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thông quan hàng hóa..., theo hướng phù hợp hơn với chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại của DN.
Tiếp tục hoàn thiện
Tại hội nghị, Ban Soạn thảo Luật đã ghi nhận nhiều ý kiến bổ ích từ phía các Luật gia, đại diện DN, xoay quanh 3 nhóm vấn đề cơ bản.
Thứ nhất, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập, bao gồm các vấn đề: Địa điểm làm thủ tục hải quan; Xác định xuất xứ hàng hóa (Điều 26); Xác định mã số, trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; giải phóng hàng; Trị giá hải quan.
Thứ hai, cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, liên quan đến: Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; Đại lý làm thủ tục hải quan (Điều 20);Hồ sơ hải quan, thời hạn cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan; Phân loại hàng hóa (Điều 25); Khai hải quan, thời hạn nộp hồ sơ hải quan; Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan (Điều 30 đến 33); Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ chế một cửa; Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp…
Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan và trách nhiệm xã hội của cơ quan Hải quan. Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong lĩnh vực hải quan đề nghị bổ sung trách nhiệm của cán bộ, cơ quan Hải quan trong hoạt động thực thi pháp luật.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã có những trao đổi thẳng thắn đối với từng ý kiến và cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị lấy ý kiến cộng đồng DN tại các thành, phố lớn (cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/4/2013). Trên cơ sở đó Ban Soạn thảo Luật sẽ có những điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện Luật trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Đề cập đến tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Hải quan, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, 10 năm thực hiện Luật Hải quan đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh kinh tế, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Luật cũng thể hiện một số hạn chế, bất cập, chưa bắt kịp với sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là chưa tạo hành lang pháp lý thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Trước yêu cầu thực tiễn đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Luật Hải quan sửa đổi.
Luật gia Vũ Xuân Tiền - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Hà Nội:
Luật Hải quan sửa đổi được xây dựng công phu, bổ sung nhiều điểm mới (gồm 112 Điều, 9 chương; trong đó, giữ nguyên 33 Điều của Luật hiện hành, sửa đổi 44 Điều, bổ sung 35 Điều mới). Luật có nhiều điểm mới đáng chú ý. Cụ thể là, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan, cam kết song phương; luật hóa nhiều hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn quốc tế, như quản lý rủi ro, quy định rõ ràng việc ứng dụng công nghệ thông tin (thủ tục hải quan điện tử)trong việc quản lý quy trình hải quan, khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu của DN.
Luật Hải quan sửa đổi, hướng đến 3 mục tiêu quan trọng, đó là: Đảm bảo yêu cầu hội nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; Tạo khuôn khổ pháp lý để cải cách thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; Tạo khuôn khổ pháp luật để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Hiện nay, Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội doanh nghiệp từ đầu tháng 3/2013.
Luật Hải quan sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến các bộ, ngành, giới DN để sớm hoàn thiện, trình Chính phủ và đưa ra Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, diễn ra vào giữa tháng 5/2013.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh, Luật Hải quan sửa đổi có nhiều điểm mới, sửa đổi quan trọng liên quan đến phương thức thực hiện thủ tục hải quan (từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử); bổ sung cơ chế xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; đăng ký tờ khai hải quan; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thông quan hàng hóa..., theo hướng phù hợp hơn với chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại của DN.
Tiếp tục hoàn thiện
Tại hội nghị, Ban Soạn thảo Luật đã ghi nhận nhiều ý kiến bổ ích từ phía các Luật gia, đại diện DN, xoay quanh 3 nhóm vấn đề cơ bản.
Thứ nhất, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập, bao gồm các vấn đề: Địa điểm làm thủ tục hải quan; Xác định xuất xứ hàng hóa (Điều 26); Xác định mã số, trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; giải phóng hàng; Trị giá hải quan.
Thứ hai, cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, liên quan đến: Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; Đại lý làm thủ tục hải quan (Điều 20);Hồ sơ hải quan, thời hạn cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan; Phân loại hàng hóa (Điều 25); Khai hải quan, thời hạn nộp hồ sơ hải quan; Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan (Điều 30 đến 33); Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ chế một cửa; Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp…
Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan và trách nhiệm xã hội của cơ quan Hải quan. Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong lĩnh vực hải quan đề nghị bổ sung trách nhiệm của cán bộ, cơ quan Hải quan trong hoạt động thực thi pháp luật.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã có những trao đổi thẳng thắn đối với từng ý kiến và cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị lấy ý kiến cộng đồng DN tại các thành, phố lớn (cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/4/2013). Trên cơ sở đó Ban Soạn thảo Luật sẽ có những điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện Luật trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.