Nâng cao công tác giám định tư pháp trong ngành Tài chính
Ngày8/4/2016, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo Quy định quy trình tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp. Tham dự hội thảo có đại diện các đơn vị Bộ Tài chính, Ban cải cách tư pháp Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Triểnkhai Luật giám định tư pháp năm 2012, thời gian qua Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Thông tư số 138/2013/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định số 85/2013/NĐ-CP; Thông tư số 137/2014/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại quyết định số 01/2014/QĐ-TTg; Nghị định 81/2014/NĐ-CP ngày 14/8/2014 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá, chi phí cho người làm chứng, phiên dịch; Thông tư số 35/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp v.v…
Bêncạnh những mặt tích cực, chủ động trong thực thi công tác giám định, thời gian qua công tác giám định tư pháp trong ngành Tài chính còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Khó khăn trong cử giám định viên, hỗ trợ người giám định tư pháp; Số vụ việc trưng cầu giám định tư pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tăng trong các năm qua; Nhiều vụ việc liên quan đến DN tại địa phương nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không trưng cầu giám định viên của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố mà lại trưng cầu giám định viên của Bộ Tài chính; Một số đơn vị còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền, trách nhiệm khi nhận được trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; Một số vụ việc trưng cầu giám định liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng thuộc nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng Nhà nước nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại vẫn đề nghị Bộ Tài chính cử giám định viên; Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tập trung trưng cầu các bộ, ngành trung ương mà chưa trưng cầu đối với tổ chức ngoài nhà nước; Thiếu cơ chế phối hợp giữa bên trưng cầu và bên nhận trưng cầu, dẫn tới những khó khăn cho giám định viên tài chính, người giám định tư pháp tài chính khi thực thi nhiệm vụ giám định tư pháp tài chính, khiến công tác giám định tài chính trong rất nhiều trường hợp bị kéo dài…
Nhằmđẩy mạnh việc xã hội hóa công tác giám định tư pháp thời gian tới và khắc phục những hạn chế trong công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đã dự thảo Quy trình tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp.
Theođó, dự thảo Quy trình tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp quy định rõ về nguyên tắc, tiêu chuẩn cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia giám định, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức tham gia giám định; quy trình, thủ tục cử cán bộ công chức, viên chức tham gia giám định tư pháp khi gửi đến Bộ Tài chính…
Hộithảo đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận về nội dung từ các đại biểu tham dự, bên cạnh đó, cũng có ý kiến từ đại diện Bộ Công an cho rằng, dự thảo nên quy định rõ đầu mối tiếp nhận tài liệu trưng cầu giám định, từ đó tạo tiền đề cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong công tác giám định; Đại diện Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách Trung ương cũng cho rằng dự thảo cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan cử người đi giám định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được cử đi giám định hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiếpthu các ý kiến từ các đại biểu, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy định quy trình tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp trong thời gian tới.