Nga phản ứng mạnh sau quyết định áp trần giá dầu của phương Tây

Kết nối giao thương - Nhịp sống Doanh nghiệp

Nga đã không ngừng tuyên bố rằng nước này sẽ không cung cấp dầu cho những nước chấp thuận việc áp trần giá dầu, quan điểm này cũng mới được tái khẳng định.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nga đã không ngừng tuyên bố rằng nước này sẽ không cung cấp dầu cho những nước chấp thuận việc áp trần giá dầu, quan điểm này cũng mới được tái khẳng định.

Nga sẽ không chấp nhận áp trần với giá dầu của nước này và hiện đang tính cách sẽ phản ứng như thế nào, theo tuyên bố của điện Kremlin trong công bố mới đây. Phía Nga đã phản ứng như vậy sau khi phương Tây thông qua thỏa thuận nhắm đến việc hạn chế bớt nguồn tiền phục vụ cho việc leo thang căng thẳng tại Ukraikne.

Phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, tuyên bố Moscow đã có những chuẩn bị sẵn sàng cho việc chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia áp trần giá dầu, thông tấn xã TASS cho hay.

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận mức trần giá dầu này”, thông tấn RIA cho hay. Ông Peskov cũng nói thêm Nga sẽ nhanh chóng tiến hành phân tích thỏa thuận và phản ứng ngay sau đó.

Nga đã không ngừng tuyên bố rằng nước này sẽ không cung cấp dầu cho những nước chấp thuận việc áp trần giá dầu, quan điểm này cũng mới được tái khẳng định bởi ông Mikhail Ulyanov, đại sứ của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna.

Việc G7 áp trần giá dầu sẽ cho phép các nước ngoài EU vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga trên đường biển, tuy nhiên nó sẽ hạn chế hoạt động vận tải, bảo hiểm và tái bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng như xử lý dịch vụ vận tải cho các đơn hàng vận chuyển dầu của Nga trừ khi dầu đó được bán với giá dưới 60USD/thùng. Như vậy nếu dầu Nga được bán ra thị trường trên mức giá trên với ngay cả những nước không tham gia thỏa thuận áp trần giá dầu sẽ rất khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết quy định áp trần giá dầu sẽ làm lợi cho những nước thu nhập thấp và trung bình cho đến nay vốn đã chịu tác động nặng nề từ giá năng lượng và thực phẩm cao.

“Khi mà kinh tế Nga đang suy giảm và ngân sách của nước này có nhiều căng thẳng, việc áp trần giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn doanh thu quan trọng của Tổng thống Nga Putin”, bà Yellen nhấn mạnh trong tuyên bố.

Trong bài đăng công bố trên Telegram, đại sứ quán Nga tại Mỹ chỉ trích động thái của phương Tây và khẳng định Nga rất dễ dàng tìm kiếm được bên mua cho dầu của nước này: “Những động thái như trên chắc chắn sẽ tạo ra thêm nhiều bất ổn và khiến cho người tiêu dùng phải chịu chi phí đắt đỏ hơn khi mua hàng hóa”.

Liên minh châu Âu (EU) vào ngày thứ Sáu đã đồng ý áp trần giá dầu Nga ở mức khoảng 60USD/thùng sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng để có thể đi đến thống nhất về một mức giá phù hợp.

Thông báo trên được đưa ra sau khi chính phủ nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G-7 vào tháng 9/2022 đã đồng thuận áp hạn chế với dầu thô của Nga để hạn chế nguồn tiền mà Nga có thể thu được từ loại hàng hóa này. Tuy nhiên, chi tiết về việc biện pháp áp trần giá dầu này sẽ có tác động như thế nào đã luôn là đề tài gây tranh cãi từ đó.

Trong bối cảnh căng thẳng với Ukraine leo thang, Nga đã cảnh báo rằng việc áp trần giá dầu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường năng lượng và đẩy giá hàng hóa tăng cao.

Việc áp hạn chế giá dầu sẽ được rà soát lại tùy từng thời điểm nhằm xem xét đến ảnh hưởng đến thị trường, tuy nhiên giá dầu sẽ được tính toán ít nhất thấp hơn 5% so với mức giá chung của thị trường, theo tài liệu của EU cho hay.

Trước đây, quan điểm của Ba Lan rất cứng rắn nên đã khiến cho các bên không thể thống nhất được. Thỏa thuận chính thức sẽ có được vào ngày Chủ Nhật. Các chuyên gia phân tích trên thị trường năng lượng cảnh báo rằng G-7 sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nhiều bên mua khác quy định về trần giá dầu này chính thức có hiệu lực. Trung Quốc và Ấn Độ cho đến nay đã tăng cường mua dầu của Nga sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang nhằm hưởng lợi từ việc giá dầu thấp mà Moscow bán ra thị trường.

Cao ủy châu Âu về vấn đề năng lượng, ông Kadri Simson, nói với CNBC vào tháng 9/2022 rằng Trung Quốc và Ấn Độ cần phải ủng hộ G-7 trong vấn đề này. Tuy nhiên cho đến giờ dường như hai nước này không quan tâm. Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ, ông Shri Hardeep S Puri, nói với CNBC vào tháng 9/2022: “Chúng tôi có trách nhiệm đạo đức phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Chúng tôi sẽ mua dầu từ Nga hoặc bất kỳ nguồn nào khác”.

Giá dầu giao hợp đồng tương lai giảm 1,5% trong phiên giao dịch có nhiều trồi sụt trong phiên ngày thứ Sáu trước thềm cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh hay còn gọi là OPEC+ và quy định cấm của Liên minh châu Âu (EU) với dầu Nga chính thức có hiệu lực.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 1,31USD/thùng tương đương 1,5% xuống 85,57USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 1,24USD/thùng tương đương 1,5% xuống 79,98USD/thùng.

Cả hai loại giá dầu giao dịch tăng giảm nhiều lần tuy nhiên tính ở thời điểm chốt phiên vẫn có được tuần tăng đầu tiên, mức tăng lần lượt đạt 2,5% và 5% sau 3 phiên giảm liên tiếp.

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn