Ngân hàng Việt vươn lên chuẩn mực quốc tế
(Tài chính) Triển khai Basel II là một quá trình gian nan, chỉ kiên nhẫn thôi chưa đủ, nhưng lãnh đạo nhiều ngân hàng Việt vẫn bày tỏ sự quyết tâm thực hiện vì hiểu rằng, đó là con đường mà quốc tế đã lựa chọn và Việt Nam đã hội nhập thì không thể không bước tới.
Các thành viên HĐQT, Ban điều hành của VIB đều là những người có kinh nghiệm công tác tại các ngân hàng quốc tế cũng như đã từng triển khai ứng dụng Basel II tại các ngân hàng này. Chúng tôi cũng sẽ học hỏi những điểm mạnh, kinh nghiệm và kiến thức từ cổ đông chiến lược của VIB là Ngân hàng CBA trong quá trình triển khai áp dụng Basel II.
Ban lãnh đạo của VIB đã hết sức hỗ trợ để thực hiện Basel II và Dự án cũng được VIB chú trọng. Tôi tin rằng, đội ngũ lãnh đạo VIB là những người có tầm nhìn và đủ thẩm quyền để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, chúng tôi đã xây dựng đội ngũ nhân sự nội bộ để triển khai và quản lý Basel II và hoàn toàn tin tưởng vào việc chuyển giao, hướng dẫn từ cổ đông chiến lược CBA.
“Ngân hàng Việt Nam nói chung sẽ phải giải quyết các vấn đề về chi phí”
Ngay sau khi có công văn của NHNN, HDBank đã triển khai khá nhiều việc như: tổ chức hội thảo; đào tạo về Basel II đối với các cấp quản lý và cán bộ, nhân viên; tổ chức phổ biến, tự nghiên cứu tài liệu của Basel II; mời một số công ty nước ngoài hàng đầu có kinh nghiệm Basel II đến trao đổi, tư vấn tại HDBank và tiếp tục hoàn thiện dữ liệu, hệ thống CNTT, công tác đào tạo về Basel II…
“OCB có thể đáp ứng lộ trình của NHNN, nhưng cần sự hy sinh từ cổ đông”
OCB đã đưa nhiều chuẩn mực quốc tế vào quản lý rủi ro, nhưng Basel II thì Ngân hàng đang từng bước triển khai. Xét về tính chiến lược, minh bạch và thể chế, OCB không có gì đáng ngại khi triển khai và áp dụng các quy định của Basel II. Tuy nhiên, việc triển khai có thể chậm vì bản thân OCB đang có những tồn tại cũ. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, OCB cũng phải cân bằng giữa kinh doanh và tỷ lệ an toàn vốn… và đang điều chỉnh dần. Để thực hiện các quy định Basel II, OCB có thể đáp ứng đúng theo lộ trình của NHNN đưa ra, nhưng cũng đòi hỏi phải có sự hy sinh từ phía các cổ đông, vì phải tập trung nguồn lực để triển khai.
“Sacombank đã thành lập Ban chỉ đạo và Đội dự án thực hiện triển khai Basel II”
Sacombank vinh dự là 1 trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai chuẩn mực Basel II. Đây là một cơ hội thuận lợi để Ngân hàng rà soát lại và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro. Qua đó, Sacombank đã thành lập Ban chỉ đạo và Đội dự án thực hiện triển khai Basel II với thành phần là thành viên HĐQT, thành viên BĐH và chuyên viên cao cấp tại các đơn vị nghiệp vụ liên quan.
Đến nay, Sacombank đã hoàn thành và gửi báo cáo đến NHNN nội dung phân tích “độ lệch” giữa hiện trạng Sacombank so với quy định của Basel II, cũng như đề ra lộ trình triển khai để đảm bảo đến cuối năm 2015, Sacombank đạt đến chuẩn mực cơ bản và đến năm 2018 đạt được tiêu chuẩn nâng cao của Basel II.
“Triển khai Basel II, trước tiên cần sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo ngân hàng”
Để triển khai thành công Basel II, trước tiên, trong kinh doanh, việc tìm được một lãnh đạo tốt là rất quan trọng, vì khi đó, chúng ta sẽ có một chiến lược rõ ràng và bạn sẽ không quá cố gắng tìm kiếm lợi nhuận chỉ để đạt được các chỉ tiêu. Chúng ta đang đi trên con đường lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong dài hạn, chứ không chỉ trong ngắn hạn. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, sẽ không chỉ tùy thuộc vào các nhà chức trách, mà còn tùy thuộc cả vào lãnh đạo các NHTM, các thành viên HĐQT trong việc đề ra chiến lược cho mỗi ngân hàng.
Làm thế nào để đạt được thành công trong dài hạn? Tôi nghĩ rằng, một vài ngân hàng ở Việt Nam có sự tiếp cận tiến bộ và sẽ có một tương lai tốt. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng dường như chưa hiểu điều đó và điều này khiến cho họ không thể chỉ đạo ngân hàng mình hướng đến các thành công lâu dài.
ANZ đã hoàn thành và chúng tôi đã theo tiêu chuẩn quốc tế về quản trị, theo công ty mẹ ở Australia. Còn về mục tiêu đến năm 2018 sẽ hoàn thành Basel II tại Việt Nam, tôi cho rằng, đây là mục tiêu thực tế và phù hợp.