Nghiên cứu điều chỉnh tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

PV. (t/h)

Cử tri đề nghị các bộ, ngành trung ương liên quan xem xét, đề xuất điều chỉnh tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng để phù hợp với tình hình thực tiễn của đồng bào sống phụ thuộc vào rừng, góp phần hỗ trợ lực lượng kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Cử tri kiến nghị tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng để phù hợp với tình hình thực tiễn của đồng bào sống phụ thuộc vào rừng, góp phần hỗ trợ lực lượng kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cử tri kiến nghị tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng để phù hợp với tình hình thực tiễn của đồng bào sống phụ thuộc vào rừng, góp phần hỗ trợ lực lượng kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thông qua Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị, theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BTC ngày 14/04/2023 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 thì các mức hỗ trợ còn thấp, gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Chẳng hạn, tại mục 3 Điều 5, Thông tư số 21/2023/TT-BTC, đối với quản lý bảo vệ rừng đặc dụng thì mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng trung bình 100.000 đồng/ha; hay tại mục 3 Điều 6 hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng mức thì hỗ trợ 40.000.000 đồng/thôn, bản/năm.

Do vậy, cử tri tỉnh Cao Bằng đề nghị các bộ, ngành trung ương liên quan xem xét, đề xuất điều chỉnh tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng để phù hợp với tình hình thực tiễn của đồng bào sống phụ thuộc vào rừng, góp phần hỗ trợ lực lượng kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 91 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp quy định các chính sách hiện hành được tiếp tục thực hiện cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới; đồng thời trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nội dung quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 14/04/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, để một số chính sách về bảo vệ rừng và các mức hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng được triển khai, thực hiện phù hợp với thực tiễn, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/05/2024 về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP đã quy định các nội dung hỗ trợ và tăng mức hỗ trợ trong công tác bảo vệ rừng đối với từng loại rừng.

Hiện nay, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP của Chính phủ và điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì, đề nghị các địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2022  hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát, sửa đổi các quy định nội dung, mức chi tại Thông tư số 21/2023/TT-BTC đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.