Nhận định chứng khoán: Triển vọng trung hạn đang khá sáng
Thị trường có 2 lần thử thách mốc 1.000 điểm thất bại ngay trong tuần đầu tháng 3. Sau mỗi lần thử thách ngưỡng kháng cự này thất bại, thị trường đều có những phiên rung lắc mạnh. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 985,25 điểm, tương ứng tăng 0,57% so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 0,9% lên 108,22 điểm.
Đáng chú ý, những rung lắc của thị trường chung một phần có sự đóng góp đến từ giao dịch của khối tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK). Trong tuần, khối này bán ròng trở lại đến 366,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt 15,9 triệu cổ phiếu.
Biến động của TTCK thế giới
Phố Wall diễn biến khá trầm lắng trong các phiên giao dịch tuần từ ngày 11-15/3, khi giới đầu tư mất dần kiên nhẫn khi chờ đợi những động lực từ đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, tại Anh, các nhà lập pháp bỏ phiếu ủng hộ trì hoãn Brexit cũng tác động tới thị trường.
Điển hình, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones không biến động so với phiên trước đó, đứng ở mức 25.709,94 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ không đáng kể, xuống mức 2.808,48 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lùi 0,2%, xuống 7.630,91 điểm.
Hạ viện Anh ngày 14/3 đã bỏ phiếu thông qua đề xuất của chính phủ nước này, theo đó gia hạn điều khoản 50 và ủng hộ việc đề nghị Liên minh châu Âu (EU) trì hoãn Brexit sau ngày 29/3, với 412 phiếu thuận và 202 phiếu chống. Nếu như kế hoạch Brexit của Thủ tướng May đem ra bỏ phiếu lại vào ngày 20/3 lại thất bại thì Chính phủ sẽ phải tìm cách để thỏa thuận với EU về việc gia hạn ngày kích hoạt điều khoản 50 sau ngày 29/3.
Nếu như kế hoạch Brexit của Thủ tướng May được thông qua vào ngày 20/3 thì sau đó nước Anh sẽ xin lùi ngày rời EU một thời gian ngắn đến ngày 30/6 để có thời gian chuẩn bị các thủ tục mang tính kỹ thuật. Nếu như kế hoạch Brexit thất bại thì thời hạn Anh sẽ xin EU lùi lại sẽ lâu hơn, và Anh sẽ vẫn tham gia vào các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu sắp tới.
Trong khi đó, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp, song cơ hội để hai bên thiết lập một thỏa thuận quan trọng trong tháng này dường như còn xa vời. Điều này khiến thị trường vẫn duy trì trạng thái "chờ đợi và theo dõi", qua đó làm mất dần động lực thúc đẩy các chỉ số chứng khoán đi lên.
Giá cổ phiếu của tập đoàn Boeing (Mỹ) tiếp tục lao dốc trong phiên này, một ngày sau khi Mỹ trở thành nước mới nhất tham gia làn sóng tẩy chay dòng máy bay Boeing 737 MAX trên toàn cầu sau hai vụ tai nạn liên quan đến dòng máy bay này trong vòng chưa đầy 6 tháng qua. Giá cổ phiếu của Boeing mất 1% vào cuối phiên, nâng tổng mức thiệt hại từ đầu tuần này lên 12%.
Diễn biến TTCK trong nước
Trong tuần vừa qua, khối tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng cổ phiếu VHM với giá trị lên đến 353 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 vẫn bị khối tự doanh bán ròng mạnh với giá trị đạt 269,7 tỷ đồng. Các cổ phiếu còn lại trong top bán ròng của khối tự doanh CTCK đều có giá trị không cao (MWG: 17 tỷ đồng, HSG: 15,6 tỷ đồng, GEX: 10,8 tỷ đồng...).
Trong khi đó, SSI là cổ phiếu được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất tuần qua với giá trị đạt 22,3 tỷ đồng. VIC, MBB và CTG cũng đều được mua ròng trên 20 tỷ đồng.
Diễn biến của khối tự doanh CTCK vẫn có phần đi ngược so với khối nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại). Trong tuần đầu tháng 3, khối ngoại sàn HoSE mua ròng trở lại 75 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 13,6 triệu cổ phiếu. Trong đó, CCQ ETF nội E1VFVN30 được mua ròng mạnh với giá trị hơn 298 tỷ đồng.
Ngày 13/3: Khối ngoại sàn HoSE tiếp tục mua ròng hơn 125 tỷ đồng. Thị trường tiếp tục xu hướng tăng điểm tốt sau khi vượt qua được mốc tâm lý 1.000 điểm. Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,09 điểm (0,41%) lên 1.005,41 điểm. HNX-Index cũng tăng 0,27 điểm (0,25%) lên 109,82 điểm.
Khối ngoại trên thị trường giao dịch có phần sôi động hơn phiên trước, họ mua vào 22,5 triệu cổ phiếu, trị giá 791,4 tỷ đồng, trong khi bán ra 18,5 triệu cổ phiếu, trị giá 691,5 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là gần 100 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp, với giá trị đạt 125,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng dạt 5,6 triệu cổ phiếu.
VRE là cổ phiếu được khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất trong phiên hôm nay với 61,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 cũng được mua ròng mạnh với 50,6 tỷ đồng. Ba cổ phiếu ngân hàng là CTG, BID và VCB cũng được khối ngoại mua mạnh. Ở chiều ngược lại, HBC là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, đạt 56,5 tỷ đồng. VHM và VIC bị bán ròng lần lượt 38 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị đạt 7,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng đạt 521.055 cổ phiếu.
SHB dẫn đầu danh sách mua ròng sàn HNX với giá trị đạt 4,4 tỷ đồng. Trong khi đó, BCC bị bán ròng mạnh nhất, đạt 3,8 tỷ đồng . PVS cũng bị bán rong fhown 2,7 tỷ đồng. Còn ở sàn UPCom, khối ngoại tiếp tục bị bán ròng hơn 17,8 tỷ đồng, tương khối lượng đạt 1 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại trên UPCoM mua ròng chủ yếu hai mã QNS và ACV, trong đó, QNS được khối ngoại mua ròng rất mạnh, đạt 12,8 tỷ đồng. Trong khi đó, VEA bị bán ròng mạnh nhất, đạt 17 tỷ đồng. BSR cũng bị bán ròng gần 11 tỷ đồng.
Ngày 14/3, Công ty Chứng khoán Bảo Việt – BVSC nhận định, xu hướng tăng điểm thị trường sẽ được duy trì dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, thị trường có thể tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong những phiên cuối tuần. Đà lan tỏa đã lan sang các cổ phiếu nhóm ngành khác như Bất Động Sản, Bán Lẻ, Chứng khoán… Điều này giúp cho VN-Index duy trì được xung lực tăng khi các cổ phiếu nhóm ngân hàng bước vào điều chỉnh.
Mặc dù không mới nhưng hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs nhà đầu tư vẫn cần chú ý do hoạt động này sẽ gây biến động trên các cổ phiếu Bluechips. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đang mua ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn trong Vn30 và VFMVN30, tuy vậy, trong bối cảnh chính trị thế giới liên quan đến việc Brexit đang diễn ra rất phức tạp, dòng vốn ngoại có thể sẽ phản ứng tiêu cực với diễn biến này và xu hướng mua ròng có thể sẽ bị đảo ngược.
Tóm lại, BVSC cho rằng xu hướng tăng điểm của thị trường sẽ được duy trì và chỉ số sẽ tiến đến vùng kháng cự mạnh 1019-1024. Tại đây, lực bán gia tăng làm xuất hiện khả năng đảo ngược xu thế hiện tại. Với diễn biến hiện nay, BVSC cho rằng nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu đang có trong danh mục và xem xét giảm tỷ trọng khi VnIndex đi vào vùng kháng cự mạnh như đã nêu trên.
Thị trường kết phiên chiều ngày 14/3 với mức tăng nhẹ trước áp lực bán tăng dần về cuối phiên. VN-Index chính thức xác nhận vượt được kháng cự quan trọng 1.000-1005 điểm (trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018) và cũng có sự retest thành công trong phiên hôm nay. VN30 tiếp tục diễn biến tích cực khi tăng tốt trong phiên hôm nay và target sắp tới của chỉ số này sẽ là ngưỡng 950 điểm (trendline nối vùng đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018).
VN-Index đang là chỉ số có diễn biến tích cực nhất thị trường sau khi vượt thành công kháng cự quan trọng và mục tiêu trong thời gian tới lần lượt là các ngưỡng 1.025 điểm, 1040 điểm. Tuy nhiên, những rung lắc trong quá trình đi lên là điều tất yếu nhưng những nhịp điều chỉnh có thể là cơ hội giải ngân thêm cho nhà đầu tư. Việc khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 40 tỷ đồng chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng hỗ trợ cho tâm lý thị trường chung.
Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 14/3, xu hướng chính của VN-Index vẫn là tăng điểm nhưng những nhịp rung lắc sẽ tiếp tục với hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.000-1.005 điểm (trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018). Nhà đầu tư đang có cổ phiếu tiếp tục nắm giữ để tận dụng đà tăng của thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm trong các nhịp điều chỉnh của chỉ số.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDS, mặc dù có sự tăng điểm nhẹ trở lại, tuy nhiên rủi ro thị trường đang ở vùng đỉnh là có thể xảy ra bởi các chỉ số tiếp tục đi lên, nhờ sự nâng đỡ của các cổ phiếu lớn. Dòng tiền đầu cơ hoạt động khá tích cực. Khối ngoại vẫn đang duy trì xu hướng mua ròng. Tuy nhiên sự xoay vòng nhanh giữa các nhóm cổ phiếu đang gây ra nhiều lo ngại. Rủi ro thị trường đang ở vùng đỉnh là có thể xảy ra. Nhà đầu tư nên hạn chế bị cuốn theo vòng xoáy của thị trường, và có thể gia tăng dần tỷ trọng tiền mặt trong những phiên tăng điểm.
Trong ngắn hạn, thị trường vẫn trong xu hướng tăng khi VN-Index đóng cửa trên mốc 1.000 điểm. Dòng tiền chảy vào cổ phiếu ngân hàng và nhóm vốn hóa lớn. Nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ cổ phiếu trong danh mục và tập trung vào nhóm dẫn dắt.
Những thử thách TTCK có thể gặp phải
Sở dĩ chỉ số VN-Index có thể trụ vững trên ngưỡng 1000 điểm là do dòng tiền lớn đã trở lại đồng thời có nhóm cổ phiếu lớn dẫn dắt. Về kỹ thuật, việc chỉ số tăng điểm kèm theo sự gia tăng ở thanh khoản sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng vững chắc. Tình hình trong nước hiện không có gì đặc biệt, ở bên ngoài các tin hỗ trợ cho đà tăng của chứng khoán toàn cầu cũng đang phai nhạt. Trước mắt thị trường sẽ gặp thử thách ở 2 phiên cuối tuần khi các quỹ ETF cơ cấu danh mục, thị trường phái sinh cũng đang chiết khấu cho yếu tố này.
Theo đó, các chuyên gia nhận định thị trường ngày 15/3, rủi ro điều chỉnh vẫn còn nhưng ở mức thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dòng ngân hàng tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt đà tăng của thị trường và tạo được sự lan tỏa tốt đến các cổ phiếu thuộc những cổ phiếu midcap và penny. Về cuối phiên, lực bán có tăng làm hạ nhiệt diễn biến tích cực của nhiều mã. Điểm tích cực là lực cầu mua vào ở các vùng giá thấp khá vững giúp chỉ số đóng cửa vẫn xanh.
Trong phiên giao dịch ngày mai (16/3), hai quỹ ETF ngoại sẽ cơ cấu lại danh mục với việc bán ròng (theo dự báo của BVSC) tập trung ở các mã như VIC, VHM hay VRE, và mua ròng ở các mã như NVL, VCB và BVH. Sau phiên cơ cấu ngày mai, tâm lý thận trọng của nhiều nhà đầu tư sẽ được gỡ bỏ, thị trường xuất hiện thêm dòng tiền và thanh khoản chung có thể tạo mặt bằng mới cao hơn mặt bằng hiện tại.
Sự sôi động của thị trường tăng lên, nhưng rủi ro điều chỉnh sẽ cao hơn khi VN-Index tiến đến vùng kháng cự 1019-1025. Duy trì quan điểm như Bản tin ngày hôm qua, BVSC cho rằng nhà đầu tư có thể tiếp tục giữ các vị thế cổ phiếu hiện tại nhưng hạn chế mở thêm các vị thế mua mới. Khi chỉ số tiến sát vùng kháng cự, hoạt động bán ra chốt lời cần được thực hiện quyết liệt hơn.
Tăng trong ngắn hạn khi VN-Index đóng cửa trên ngưỡng 1.000 điểm
Thị trường tiếp tục duy trì được sự tích cực trong phiên hôm nay (15/3), mức tăng nhẹ trên các chỉ số. Thanh khoản trong phiên có sự sụt giảm nhẹ cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư trước việc giải ngân ở vùng giá cao cũng như những nhà đầu tư đang có lãi vẫn đang muốn tiếp tục nắm giữ để tận dụng đà tăng của thị trường. Mẫu hình nến con xoay (spinning top) cũng cho thấy sự giằng co nhất định giữa bên mua và bên bán.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai VN30 các kỳ hạn vẫn đang thấp hơn VN30 từ 8 đến 11 điểm cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang nghiêng về những nhịp điều chỉnh và rung lắc có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, SHS cho rằng xu hướng của thị trường vẫn là sáng sủa và vùng hỗ trợ 1.000-1.005 điểm là khá mạnh sẽ giúp kích hoạt lực cầu trong các phiên điều chỉnh, chỉ khi VN-Index giảm xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm mới là dấu hiệu không tốt cho xu hướng tăng hiện tại.
Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm nhưng cũng không loại trừ rung lắc sẽ xảy ra với vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.000-1.005 điểm (trendline nối vùng đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018). Nhà đầu tư đang có cổ phiếu tiếp tục nắm giữ để tận dụng đà tăng của thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm trong các nhịp điều chỉnh của chỉ số.
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần chú trọng đến yếu tố cơ bản khi lựa chọn cổ phiếu để giải ngân bởi VN-Index giữ vững trên mức 1.000 điểm cho thấy lực mua đủ sức duy trì xu hướng. Mặc dù vậy, nhà đầu tư cần chú trọng đến yếu tố cơ bản khi lựa chọn cổ phiếu để giải ngân. Xu hướng tăng trong ngắn hạn được giữ khi VN-Index đóng cửa trên ngưỡng 1.000 điểm. Rủi ro điều chỉnh vẫn còn nhưng ở mức thấp. Nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ cổ phiếu trong danh mục và tập trung vào nhóm dẫn dắt.