Nhật, Mỹ tăng cường trợ cấp ngành công nghệ sau khi căng thẳng Mỹ - Trung dâng cao
Động thái trên của phía Nhật được đưa ra sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những yếu điểm trong chuỗi cung ứng của Nhật.
Chính phủ Nhật có kế hoạch đưa ra chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển chip, pin và nhiều nguyên liệu quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định các sản phẩm chiến lược, theo nguồn tin của báo Nikkei.
Động thái trên của phía Nhật được đưa ra sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những yếu điểm trong chuỗi cung ứng của Nhật. Việc Nhật phụ thuộc vào Trung Quốc để có nguồn cung khẩu trang và nhiều trang thiết bị y tế khác đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, thiếu vaccine tự sản xuất tại nội địa nhằm triển khai tiêm chủng cho dân số.
Mỹ và châu Âu cũng đang xây dựng những chương trình tương tự. Tuy nhiên việc bảo vệ quá mức cho các doanh nghiệp nội địa cuối cùng có thể dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trong nước thiếu đi năng lực cạnh tranh. Đồng thời nó cũng đi ngược lại chương trình hạn chế trợ cấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO).
Chính phủ Nhật ban đầu sẽ lên danh sách các mặt hàng xứng đáng được hưởng trợ cấp. Các kim loại đất hiếm và dược phẩm cũng sẽ được đưa vào dánh ách. Kế hoạch của phía Nhật chính là xây dựng một chương trình triển khai ngay trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2024.
Các nhà sản xuất ban đầu sẽ đệ trình kế hoạch đầu tư nghiên cứu và xây dựng cơ sở sản xuất để chính phủ rà soát. Điều kiện được chấp thuận sẽ bao gồm việc đảm bảo duy trì sản xuất trong khoảng thời gian nhất định, thực hiện những bước phù hợp nhằm bảo vệ bản quyền trí tuệ và đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường nội địa.
Quy mô và thời hạn hỗ trợ sẽ được quyết định trong quá trình rà soát. Những doanh nghiệp sản xuất này sẽ thường xuyên được kiểm toán bởi chính phủ, chính phủ sẽ yêu cầu các biện pháp cải thiện nếu cần thiết. Danh sách những loại nguyên liệu thuộc nhóm cần được hỗ trợ sẽ được mở rộng nếu cần thiết.
Danh sách cụ thể những doanh nghiệp và hàng hóa được đưa vào dự thảo an ninh kinh tế sẽ được trình lên Quốc hội Nhật từ ngày thứ Hai.
Washington và Liên minh châu Âu (EU) đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về việc đưa ra chính sách trợ cấp cho các ngành công nghệ cao vi phạm các quy định của WTO. Tuy nhiên, việc căng thẳng thương mại tăng cường giữa Trung Quốc – Mỹ đã khiến cho Mỹ và châu Âu bắt đầu tính đến việc trợ cấp cho các ngành nội địa.
Tháng 6/2021, Mỹ quyết định hỗ trợ các hoạt động sản xuất chip, dược phẩm và nhiều nguyên liệu chủ chốt khác. Quốc hội Mỹ đang cân nhắc về dự thảo cung cấp ước tính khoảng 52 tỷ USD hỗ trợ cho ngành bán dẫn. Mỹ đồng thời cũng đã tính đến hỗ trợ cho tập đoàn bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Samsung Electronics vào dự thảo này.
Tháng 5/2021, EU đã quyết định hỗ trợ cho sản xuất trong 6 lĩnh vực chiến lược, trong đó có hàng hóa nguyên liệu thô, pin và hydrogen.
Vào năm ngoái, Nhật đã chính thức trợ cấp cho nhà máy mà TSMC đang xây dựng kết hợp với Sony tại tỉnh Kumamoto miền Nam nước Nhật. Dự thảo quan trọng này sẽ đưa ra một chương trình bền vững. Chính phủ có kế hoạch sư dụng quỹ an ninh kinh tế khẩn cấp, dự kiến ước tính khoảng 500 tỷ yên tức 4,38 tỷ USD và nhiều phân bổ ngân sách khác.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, một chương trình như thế này có thể “kéo dài cuộc sống” cho những doanh nghiệp yếu kém, cản trở đổi mới và ngăn chặn sự phát triển của thị trường. Trừ khi chính phủ đưa ra các biện pháp thu hút tài năng khỏi những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, chương trình sẽ dẫn đến cản trở triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn.
Nhu cầu cần trợ cấp trong nhóm các doanh nghiệp Nhật vẫn cao. Theo phân tích của Hiệp hội Bán dẫn Mỹ, chi phí vận hành nhà máy sản xuất chip trong vòng 10 năm tại Nhật và Mỹ ước tính cao hơn từ 20% đến 40% so với tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Khách biệt này cao hơn đáng kể chủ yếu có nguyên nhân từ trợ cấp chính phủ.