Nhiều chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 được hoàn thành
“Năm 2015, ngoài những vật tư cứu hộ, cứu nạn được Thủ tướng Chính phủ giao nhập kho Dự trữ Quốc gia, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) còn được giao nhập 170.000 tấn gạo Dự trữ Quốc gia. Đến 20/6/2015 đã hoàn thành công tác đấu thầu và tổ chức nhập kho được hơn 150.000 tấn gạo, số còn lại đang nhập kho, ước hoàn thành trong tháng 6/2015. Với kết quả này, Tổng cục DTNN sẽ hoàn thành 100% kế hoạch ược giao năm 2015”, Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN Phạm Phan Dũng cho biết.
Những con số ấn tượng
Năm 2015 triển khai công việc với bộn bề khó khăn do cả yếu tố chủ quan cũng như khách quan thế nhưng vượt lên trên tất cả,Tổng cục DTNN đã khẩn trương triển khai kế hoạchnhờ đónhiều chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đã hoàn thành và đạt kết quả cao như: Xuất gạo hỗ trợ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt; hỗ trợ học sinh vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; hỗ trợ một số dự án trồng rừng; nhập vật tư, thiết bị DTQG; triển khai thực hiện tiếp nhận, bàn giao mặt hàng quý hiếm.
Trong 6 tháng đầu năm,Tổng cục DTNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị có liên quan (các bộ, ngành quản lý hàng DTQG, Cục Quản lý giá, Vụ NSNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ) trong việc tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Đồng thờiphối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trình Thủ tướng chính phủ xuất cấp kịp thời hàng DTQG để cứu trợ, viện trợ.
Do nắm bắt kịp thời diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là tình trạng khô hạn đang diễn ra trên diên rộng và kéo dài ở các tinht tù Nghệ An đến Ninh Thuận nên Tổng cục DTNN đã chủ động báo cáo Bộ Tài chính cho tạm ứng nguồn vốn để nhập đủ 170.000 tấn gạo,dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong tháng 6 này. Bên cạnh đó chỉ đạo nhập kho DTQG với số lượng 80.000 tấn thócvụ đông xuân 2015 được nhập “cuốn chiêu” theo thời vụ thu hoạch từ Nam ra Bắc, dự kiến đến hết tháng 8/2015 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch.
Đáng ghi nhận từ đầu năm 2015 đến nay (25/6/2015), thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xuất cấp hàng DTQG cho các Bộ, ngành, các địa phương để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu đói; hỗ trợ học sinh vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; hỗ trợ một số dự án trồng rừng…Tổng cục DTNN đã tích cực, chủ động chỉ đạo các đơn vị và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành các địa phương có liên quan kịp thời xuất cấp hàngDTQG với giá trị trên 855 tỷ đồng, trong đó vật tư, thiết bị cứu hộ cứu nạn khoảng 225 tỷ, lương thực cứu đói khoảng 600 tỷ. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn đơn vị đã xuất tổng số gần 60 nghìn tấn gạocứu trợ cho nhân dân. Đặc biệt đãvận chuyển kịp thời đến các địa phươngnhững trang thiết bị, vật tưgiúp đồng bào kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu đói, hỗ trợ học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và phục vụ công tác quốc phòng an ninh.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng trong thời gian này, để chuẩn bị cho các cháu học sinh ở những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của 39 tỉnh sắp bước vào năm học mới (2015 – 2016), Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trong đầu tháng 9/2015 thực hiện xuất cấp khoảng 14.000 tấn gạo hỗ trợcho học sinh học kỳ I năm học 2015-2016 theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Có được kết quả trên, Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN Phạm Phan Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, các đơn vị đã tích cực, chủ động trong xâydựng các cơ chế chính sách nội ngành.Cùng với đóTổng cục DTNN đã xây dựng ban hànhnhiều quy định, hướng dẫn như: Mẫu hồ sơ mời thầu theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; các văn bản hướng dẫn về quy trình đấu thầu gạo để thực hiện thống nhất trong toàn Tổng cục đảm bảo sát với thực tế, phùhợp với quy định của pháp luật...nhờ đó việc triển khai nhiệm vụ được giao thông suốt và đạt hiệu quả cao.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, trong 6 tháng đầu năm,Tổng cục DTNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị có liên quan (các bộ, ngành quản lý hàng DTQG, Cục Quản lý giá, Vụ NSNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ) trong việc tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Đồng thờiphối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trình Thủ tướng chính phủ xuất cấp kịp thời hàng DTQG để cứu trợ, viện trợ.
Nỗ lực chặng nước rút
Chỉ sau 6 tháng đầu năm nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, nhiều chỉ tiêu đạt 80% so với kế hoạch...những con số trên cho thấy những nỗ lực của ngành DTQG rất lớn.Trên thực tếnăm 2015 kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên ngân sách nhà nước chi cho mua hàng DTQGvẫnchưa đảm bảo theo kế hoạch, việc xuất bán luân phiên đổi hàng khó khăn nên thu hồi vốn không đủ cho công tác mua nhập, dự toán được Bộ Tài chính giao thực hiện nhiệm vụ xuất hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ chỉ mới đảm bảo 60% nhiệm vụ được giao.
Liên quan tới vấn đề này,Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng cho biết,từ đầu năm 2015 đến nay, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục DTNN đã xuất 60 nghìn tấn gạo để cứu trợ và hỗ trợ cho học sinh.Tuy nhiên, theo kế hoạch giao đầu năm thì số gạo này đã được cân đối xuất bán để lấy vốn mua hàng mới của kế hoạch lương thực năm 2015 nay không xuất bán mà đã xuất cấp theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên làm giảm vốn mua hàng. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Quốc hội quan tâm bố trí số vốn cho Bộ Tài chính để có đủ nguồn vốn thực hiện theo đúng chỉ tiêu kế hoạch lương thực được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2326/QĐ-TTg ngày 21/12/2014 về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015” – Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng đề xuất.
Cũng theo Tổng cục Trưởng Phạm Phan Dũng, nhiệm vụ của chặng nước rút vẫn còn rất nặng nề, do đó, Tổngcục DTNN sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị hoàn thành kế hoạch nhập kho DTQG các mặt hàng lương thực, vật tư kế hoạch năm 2015; chuẩn bị sẵn sàng xuất cấp lương thực, vật tư cứu hộ, cứu nạn khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Đồng thời tăngcường công tác kiểm tra, giám sát thực tế nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến chất lượng hàng hóa từ khi nhập đến khi xuất để có biện pháp khắc phục kịp thời các sự cố trong bảo quản, giữ gìn ổn định chất lượng hàng hóa; quản lý chặt chẽ chất lượng hàng hóa trong quá trình nhập, xuất và bảo quản thường xuyên.