Nhiều địa phương lên kế hoạch khai thác, xuất khẩu tín chỉ carbon rừng


Rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công. Do đó, nhiều địa phương đã lên kế hoạch khai thác, xuất khẩu tín chỉ carbon rừng.

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.

Mỗi tín chỉ carbon được xác nhận là 1 tấn CO2, hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2, gọi chung là 1 tấn CO2 (viết tắt là CO2e).

Tín chỉ carbon rừng được xác định từ lượng CO2 hoặc CO2e được tạo ra từ hoạt động REDD+. 

Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tín chỉ carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác.

Tiềm năng khai thác tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam không chỉ đúng với xu hướng của thế giới mà còn góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, đúng theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo thống kê của Lâm nghiệp Việt Nam cho thấy, năm 2021 có 14,7 triệu ha,chiếm 42% độ che phủ, 2.2 triệu ha (15%) rừng đặc dụng, 4,6 triệu ha (32%) rừng phòng hộ, 7,8 triệu ha (53) rừng sản xuất.

Trong đó, 60% do Nhà nước quản lý và 40% giao hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, 30,5 Tr. tCO2e –phát thải hàng năm, 2010 - 2020; 69,8 Tr.tCO2e - hấp thụ hằng năm; 2010 - 2020, 612 Tr. tấn C lưu giữ trong rừng (2020); 80% tại rừng tự nhiên, 5.800 doanh nghiệp chế biến gỗ, 515 doanh nghiệp FDI. 

Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50 - 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.

Rừng được đánh giá có khả năng hấp thu khí carbon nhiều nhất. Trong năm 2023, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB).

Với đơn giá bán tín chỉ 5 USD/tấn carbon hấp thụ, tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). WB đã thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 

Nhận thấy tiềm năng lớn từ tín chỉ carbon rừng, nhiều địa phương đã có chủ trương, lên kế hoạch và triển khai khai thác.

Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên vào loại lớn nhất trong các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc. Với độ che phủ rừng 73,38%, trong đó có 271.804,94 ha rừng tự nhiên, 102.222,18 ha rừng trồng, hiện rừng Bắc Kạn đang là bể chứa carbon khổng lồ.

Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được đánh giá rất tốt, môi trường nước đều nằm trong giới hạn cho phép.

Cụ thể, cường độ tiếng ồn và hàm lượng các chất gây ô nhiễm (CO, NO2, SO2, Bụi TSP) có ở môi trường không khí tại các vị trí quan trắc đều thấp hơn giá trị cho phép; tỉnh không có điểm nóng về ô nhiễm không khí; không có khu vực ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Bắc Kạn đang nằm trong 10 tỉnh có Chỉ số Xanh (PGI) cao nhất cả nước với 16,48 điểm, xếp hạng 7/63 tỉnh thành phố. Đây là một lợi thế nữa để Bắc Kạn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh doanh bền vững trong thời gian tới.

Với những ưu thế này, Bắc Kạn sẽ có nhiều lợi ích khi tham gia thị trường kinh doanh tín chỉ carbon.

Cụ thể, về kinh tế, giao dịch tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn thu bổ sung bằng ngoại tệ cho việc bảo vệ và trồng rừng, tăng cường độ che phủ, bảo tồn và gìn giữ tài nguyên rừng; góp phần tăng ngân sách địa phương, tăng thu nhập của người trồng rừng và bảo vệ rừng.

Hiện nay, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã chủ động sản xuất xanh, giảm phát thải khí carbon. Bên cạnh đó,  Bắc Kạn triển khai hàng loạt các giải pháp giảm hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là bảo vệ rừng, trồng rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Bắc Kạn coi rừng là tài nguyên, lợi thế của tỉnh trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Do đó, nếu thị trường tín chỉ carbon được hình thành sẽ là hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng của tỉnh; người trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng có thêm nguồn thu từ tín chỉ carbon.

Những năm qua, Bắc Kạn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho rừng trồng, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng để bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính.

Tuyên Quang hiện có gần 426.000 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 233.000 ha; diện tích rừng trồng hơn 193.000 ha.

Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC lớn nhất cả nước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng bình quân 7,5%/năm. Tuyên Quang cũng là tỉnh có tiềm năng rất lớn về thương mại carbon rừng từ REDD+.

Năm 2023, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết 36NQ/TU phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Việt cho biết, tỉnh đã có chủ trương xây dựng đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng. Đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng của tỉnh.

Tại Kon Tum, ngày 15/2/2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 544/UBND-NNTN về chủ trương thí điểm xây dựng Đề án Tín chỉ carbon rừng trồng, rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan chức năng dự tính, với hơn 600.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, Kon Tum có thể thu về 3.000 tỷ đồng mỗi năm thông qua việc sản xuất và bán tín chỉ carbon cho đối tác.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đến nay diện tích rừng trên địa bàn tỉnh là 342.127 ha, gồm rừng tự nhiên gần 297.000 ha và rừng sản xuất hơn 138.700 ha.

Thời gian qua, tỉnh đã triển khai các chương trình, dự án bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng, phát triển tín chỉ carbon.

Từ tiềm năng sẵn có, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục thực hiện tốt quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thông qua các hoạt động trồng rừng, làm giàu rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… Qua đó kỳ vọng thời gian tới Bình Thuận sẽ khai thác carbon rừng một cách hiệu quả.

Yên Bái có 433.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 245.580 ha, rừng trồng trên 188.000 ha.

Hiện, tỉnh Yên Bái cơ bản đã hình thành các vùng rừng trồng chuyên canh, tập trung phục vụ cho chế biến trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng phát triển thị trường carbon tại địa phương.

Theo tính toán, nghiên cứu của các nhà khoa học, khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng 15m3/ha/năm thì tổng lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng tự nhiên và rừng trồng của tỉnh Yên Bái là hơn 4,7 triệu tấn CO2/năm.

Giả thiết, toàn bộ lượng carbon được hấp thụ bởi rừng gỗ là rừng tự nhiên được bán ra nước ngoài với giá thấp nhất khoảng 5 USD/tấn CO2 (giá Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký bán cho Ngân hàng Thế giới vùng Bắc Trung bộ), giá trị của tín chỉ carbon hàng năm của Yên Bái thu được gần 550 tỷ đồng.

Theo Hà My/kinhtemoitruong.vn