Nhiều giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành đã có hiệu quả
Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính và sự chủ động, vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, năm 2017 và đầu năm 2018, công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đã đáp ứng được yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.
Chính sách dần sửa đổi, hoàn thiện
Tại Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015, Thủ tướng Chính phủ giao 13 Bộ, ngành sửa đổi 87 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN. Theo rà soát của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), đến tháng 9/2018, các Bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 82/87 văn bản (chiếm 94%), trong đó có 9 Bộ đã hoàn thành là: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhiều văn bản được sửa đổi, ban hành mới theo hướng tạo thuận lợi cho DN, cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN, thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, nhiều mặt hàng đã được chuyển thời điểm kiểm tra từ giai đoạn trước thông quan sang sau thông quan, tăng đối tượng được miễn kiểm tra, minh bạch hóa danh mục hàng hóa kèm mã số HS, bãi bỏ những quy định không phù hợp.
Một số văn bản nổi bật như: Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ đã cắt giảm hơn 90% mặt hàng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan; Quyết định số 37/2017/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định 50/2006/QĐ-TTg về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa; Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may; Thông tư số 18/2017/TT-BCT ngày 21/9/2017 của Bộ Công Thương bãi bỏ việc kiểm tra chất lượng đối với hơn 100 mặt hàng thép NK; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về An toàn thực phẩm cắt giảm 95% lô hàng NK phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm...
Ứng dụng các giải pháp đổi mới quản lý
Bên cạnh đó, giải pháp điện tử hóa thủ tục KTCN cũng đang được các bộ tích cực thực hiện, đồng thời tham gia Cơ chế một cửa quốc gia. Đến nay, 11 Bộ, ngành đã triển khai 68 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng cổng thông tin về KTCN trong Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Trong khi chờ Cổng thông tin điện tử quốc gia hoàn thiện, tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng Cổng thông tin KTCN để giải quyết yêu cầu đặt ra phục vụ cho hoạt động KTCN. Chương trình này được triển khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (cảng Cát Lái) từ 15/6/2016, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh từ 12/7/2016, phục vụ thiết thực cho hoạt động KTCN tại các địa điểm này.
Hiện nay, việc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, xã hội hóa hoạt động KTCN cũng đang được Bộ Tài chính chú trọng triển khai. Bộ Tài chính đã nâng cấp Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK thành Cục Kiểm định Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan – đơn vị quản lý nhà nước thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất NK theo đề nghị của các Bộ hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Kiểm định đã được tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện tại, Cục Kiểm định hải quan có 6 Chi cục Kiểm định với các phòng thí nghiệm hiện đại đặt tại các khu vực trọng điểm về hàng hóa xuất NK, trang bị 4 trạm kiểm định di động (xe mobile lab) sẵn sàng áp sát cửa khẩu, tác nghiệp ngay tại hiện trường và cho các kết quả phân tích chính xác. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ cho phép cơ quan Hải quan tham gia thí điểm thực hiện KTCN theo hình thức phối hợp, thắt chặt công tác quản lý chuyên ngành.
Trong khi đó, ở các bộ, giải pháp xã hội hóa hoạt động KTCN đang từng bước được áp dụng. Hiện nay, một số bộ quản lý chuyên ngành đã ủy quyền/chỉ định nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định/ủy quyền thực hiện công tác KTCN đối với hàng hóa xuất NK.
Chẳng hạn Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ quy định Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón NK là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Bảo vệ thực vật đã ủy quyền cho 8 đơn vị thực hiện kiểm tra chất lượng phân bón NK.
Bộ Công Thương đã chỉ định 11 cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm NK thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế quy định việc phân loại trang thiết bị y tế phải do tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thực hiện. Các đơn vị đối chiếu nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ đề nghị Bộ Y tế công nhận để thực hiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Hạn chế vẫn còn
Dù có nhiều bước chuyển biến trong công tác quản lý, KTCN, nhưng vấn đề tồn tại trong hoạt động này vẫn còn khá lớn. Số lượng hàng hóa phải KTCN còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2017, số tờ khai (lô hàng hóa) NK thuộc diện quản lý và KTCN so với tổng số lô hàng NK làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chiếm 19,2%).
Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và KTCN nhiều, phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định; việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK còn chậm.
KTCN thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro; Chưa áp dụng việc công nhận kết quả kiểm tra; Chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu về KTCN; Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro của DN XNK hàng hóa.
Nguồn lực (bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc) thực hiện nhiệm vụ KTCN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu còn thiếu và còn yếu; Chưa đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động KTCN.
Một số Bộ đã ban hành văn bản bãi bỏ danh mục hoặc chuyển thời điểm kiểm tra mặt hàng thuộc quản lý từ giai đoạn kiểm tra trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan song vẫn quy định DN phải nộp chứng từ cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Để giải quyết những bất cập, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tích cực chủ động, phối hợp với các bộ, ngành triển khai cắt giảm và đơn giản hóa Danh mục hàng hóa phải KTCN; xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật về quản lý chuyên ngành và KTCN; cải cách toàn diện hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK theo hướng loại bỏ những chồng chéo, quy định cụ thể đối tượng miễn KTCN, ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn...; triển khai cơ chế bảo lãnh thông quan.
Tại Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015, Thủ tướng Chính phủ giao 13 Bộ, ngành sửa đổi 87 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN. Theo rà soát của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), đến tháng 9/2018, các Bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 82/87 văn bản (chiếm 94%), trong đó có 9 Bộ đã hoàn thành là: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhiều văn bản được sửa đổi, ban hành mới theo hướng tạo thuận lợi cho DN, cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN, thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, nhiều mặt hàng đã được chuyển thời điểm kiểm tra từ giai đoạn trước thông quan sang sau thông quan, tăng đối tượng được miễn kiểm tra, minh bạch hóa danh mục hàng hóa kèm mã số HS, bãi bỏ những quy định không phù hợp.
Một số văn bản nổi bật như: Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ đã cắt giảm hơn 90% mặt hàng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan; Quyết định số 37/2017/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định 50/2006/QĐ-TTg về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa; Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may; Thông tư số 18/2017/TT-BCT ngày 21/9/2017 của Bộ Công Thương bãi bỏ việc kiểm tra chất lượng đối với hơn 100 mặt hàng thép NK; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về An toàn thực phẩm cắt giảm 95% lô hàng NK phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm...
Ứng dụng các giải pháp đổi mới quản lý
Bên cạnh đó, giải pháp điện tử hóa thủ tục KTCN cũng đang được các bộ tích cực thực hiện, đồng thời tham gia Cơ chế một cửa quốc gia. Đến nay, 11 Bộ, ngành đã triển khai 68 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng cổng thông tin về KTCN trong Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Trong khi chờ Cổng thông tin điện tử quốc gia hoàn thiện, tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng Cổng thông tin KTCN để giải quyết yêu cầu đặt ra phục vụ cho hoạt động KTCN. Chương trình này được triển khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (cảng Cát Lái) từ 15/6/2016, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh từ 12/7/2016, phục vụ thiết thực cho hoạt động KTCN tại các địa điểm này.
Hiện nay, việc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, xã hội hóa hoạt động KTCN cũng đang được Bộ Tài chính chú trọng triển khai. Bộ Tài chính đã nâng cấp Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK thành Cục Kiểm định Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan – đơn vị quản lý nhà nước thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất NK theo đề nghị của các Bộ hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Kiểm định đã được tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện tại, Cục Kiểm định hải quan có 6 Chi cục Kiểm định với các phòng thí nghiệm hiện đại đặt tại các khu vực trọng điểm về hàng hóa xuất NK, trang bị 4 trạm kiểm định di động (xe mobile lab) sẵn sàng áp sát cửa khẩu, tác nghiệp ngay tại hiện trường và cho các kết quả phân tích chính xác. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ cho phép cơ quan Hải quan tham gia thí điểm thực hiện KTCN theo hình thức phối hợp, thắt chặt công tác quản lý chuyên ngành.
Trong khi đó, ở các bộ, giải pháp xã hội hóa hoạt động KTCN đang từng bước được áp dụng. Hiện nay, một số bộ quản lý chuyên ngành đã ủy quyền/chỉ định nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định/ủy quyền thực hiện công tác KTCN đối với hàng hóa xuất NK.
Chẳng hạn Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ quy định Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón NK là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Bảo vệ thực vật đã ủy quyền cho 8 đơn vị thực hiện kiểm tra chất lượng phân bón NK.
Bộ Công Thương đã chỉ định 11 cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm NK thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế quy định việc phân loại trang thiết bị y tế phải do tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thực hiện. Các đơn vị đối chiếu nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ đề nghị Bộ Y tế công nhận để thực hiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Hạn chế vẫn còn
Dù có nhiều bước chuyển biến trong công tác quản lý, KTCN, nhưng vấn đề tồn tại trong hoạt động này vẫn còn khá lớn. Số lượng hàng hóa phải KTCN còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2017, số tờ khai (lô hàng hóa) NK thuộc diện quản lý và KTCN so với tổng số lô hàng NK làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chiếm 19,2%).
Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và KTCN nhiều, phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định; việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK còn chậm.
KTCN thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro; Chưa áp dụng việc công nhận kết quả kiểm tra; Chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu về KTCN; Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro của DN XNK hàng hóa.
Nguồn lực (bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc) thực hiện nhiệm vụ KTCN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu còn thiếu và còn yếu; Chưa đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động KTCN.
Một số Bộ đã ban hành văn bản bãi bỏ danh mục hoặc chuyển thời điểm kiểm tra mặt hàng thuộc quản lý từ giai đoạn kiểm tra trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan song vẫn quy định DN phải nộp chứng từ cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Để giải quyết những bất cập, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tích cực chủ động, phối hợp với các bộ, ngành triển khai cắt giảm và đơn giản hóa Danh mục hàng hóa phải KTCN; xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật về quản lý chuyên ngành và KTCN; cải cách toàn diện hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK theo hướng loại bỏ những chồng chéo, quy định cụ thể đối tượng miễn KTCN, ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn...; triển khai cơ chế bảo lãnh thông quan.