Nhiều thị trường chứng khoán tại châu Á sụt giảm
Nhà đầu tư vẫn tiếp tục dõi theo diễn biến của tình hình căng thẳng Nga – Ukraina, yếu tố đang cản trở hoạt động vận tải và đi lại bằng đường hàng không.
Phiên giao dịch sáng ngày hôm nay trên thị trường châu Á – Thái Bình Dương, các thị trường diễn biến trái chiều khi mà nhà đầu tư theo dõi thông tin về tình hình dịch tại Trung Quốc. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục có nhiều biến động mạnh do cuộc chiến Nga – Ukraine.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông hạ 4,2% trong phiên giao dịch buổi sáng, các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đồng loạt mất điểm mạnh: cổ phiếu Tencent hạ 4,57%; cổ phiếu Alibaba giảm 8,31%; cổ phiếu Meituan sụt 11,96%. Chỉ số Hang Seng của cổ phiếu công nghệ mất hơn 8% giá trị.
Cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc đại lục đồng thời mất điểm, chỉ số Shanghai Composite hạ 1,51% còn chỉ số Shenzhen của thị trường Trung Quốc hạ 1,761%.
Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc hạ 1,01%.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 của thị trường nước này tăng 0,69% còn chỉ số Topix tăng 0,92%. Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Australia tăng 1,11%.
Chỉ số cổ phiếu MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương ngoài Nhật hạ 1,69%.
Nhà đầu tư vẫn tiếp tục dõi theo diễn biến của tình hình căng thẳng Nga – Ukraina, yếu tố đang cản trở hoạt động vận tải và đi lại bằng đường hàng không. Tại nhiều nơi khác ở châu Á, nhà đầu tư trên thị trường tài chính đang dõi theo làn sóng lây nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc, trong đó có thành phố Thâm Quyến.
“Trung Quốc đang trải qua làn sóng lây nhiễm COVID-19 tệ hại nhất tính từ khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa vào tháng 3/2020”, chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu của ANZ – ông Raymond Yeung và Zhaopeng Xing nói.
“Nếu các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề. Quá dễ để thay đổi dự báo tăng trưởng GDP năm 202, tuy nhiên chúng tôi cũng thận trọng về khả năng phong tỏa một phần trong các tỉnh có tầm quan trọng cao về kinh tế”, hai chuyên gia nhận định.
Trên thị trường châu Á, giá dầu cũng giảm. Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai mất 3,27% giá trị xuống còn 108,99USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ hạ 3,19% xuống còn 105,84USD/thùng.
Từ khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu, giá dầu đã tăng vọt lên những ngưỡng cao kỷ lục, tuy nhiên đến tuần vừa rồi đã giảm trở lại. Tại châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc là những nước nhập khẩu nhiều dầu, theo số liệu vào năm 2020 từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong tuần này, đây là động thái nâng lãi suất đầu tiên tính từ năm 2018. Tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Nhật dự kiến sẽ thông báo về quyết định chính sách trong tuần.
Chỉ số đồng USD, chỉ số theo dõi biến động của đồng USD so với nhiều loại tiền lớn của thế giới, giao dịch ở mức 99,256 điểm sau khi hồi phục từ ngưỡng dưới 98 điểm.
Đồng yên giao dịch ở mức 117,80 yên/USD sau khi rơi xuống mức 116 yên/USD. Đồng đôla Australia giao dịch ở mức 0,7252 đôla Australia/USD sau khi rơi xuống ngưỡng 0,732 đôla Australia/USD vào cuối tuần trước.