Nhìn lại chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản quý II đánh dấu năm thứ ba của Chương trı̀nh kinh tế Abenomics nhằm hồi phục và cải cách nền kinh tế vốn đã đình trệ hơn hai thập kỷ mất mát. Tuy nhiên, những gı̀ đang diễn ra tại Nhật Bản lại cho thấy những rủi ro mà chı́nh sách này mang tới đã vượt xa những gı̀ đạt được.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với việc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chı́nh phủ Nhật Bản (JGB), IMF đã cảnh báo rằng NHTƯ Nhật Bản (BOJ) có thể làm mất đi chức năng chı́nh củ a thị trường JGB. Nếu BOJ tiếp tục mở rộng các gói mua JGB, thị trường tài chı́nh Nhật Bản có thể sẽ bị tổn hại bởi sự can thiệp quá mức này.
Trong khi đó, lượng cổ phiếu ETF mà BOJ nắm giữ đã vượt quá quy mô vốn và dự trữ của định chế này, và do đó, sẽ làm gia tăng tăng rủi ro tới bảng cân đối của BOJ trong ngắn hạn.
Kể từ quý I/2016, BOJ đã bắt đầu áp dụng chı́nh sách lãi suất âm đối với một số định chế tài chı́nh gửi tiền tại nước này, nhằm hạn chế gửi tiền tại BOJ và kı́ch thı́ch cho vay. Chı́nh sách này đã đẩy mức sinh lời của các định chế tài chı́nh xuống mức thấp, dù vẫn có lãi theo phát biểu của Thống đốc Kuroda.
Tuy nhiên, lợi ı́ch mà chı́nh sách này đem lại vẫn chưa rõ nét, trong khi lãi suất cho vay trên thị trường đã về mức sát 0% và đường lợi suất đã gần như nằm ngang. Dù phải đánh đổi nhiều rủi ro, nhưng chı́nh sách này lại không thực sự đem lại hiệu quả cho nền kinh tế Nhật Bản. Giảm phát liên tục trong những tháng gần đây khiến mục tiêu 2% tới cuối năm 2017 gần như không thể đạt được.
Trong khi đó, đồng Yên đã tăng giá mạnh kể từ đầu năm 2016, đặc biệt sau sự kiện Brexit vừa qua. Tỷ giá JPY/USD đã giảm 14,8% từ mức 120,4 JPY/USD xuống 102,7 JPY/USD trong nửa đầu năm 2016.
Chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ:
Là một trong ba mũi tên chiến lược của chương trı̀nh Abenomics , chı́nh sách nới lỏng tiền tệ của NHTƯ Nhật Bản đã kéo dài được hơn ba năm. Ngay sau khi nắm quyền điều hành BOJ vào tháng 3/2015, thống đốc Kuroda đã lần lượt thực hiện các gói chı́nh sách sau:
(i) Tăng cường mua trái phiếu chı́nh phủ: tı́nh đến tháng 5/2016, BOJ đã nắm giữ xấp xı̉ 37% dư nợ JGB, cao gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm 2013.
(ii) Kéo dài kỳ hạn các gói JGB: kỳ hạn các gói JGB do BOJ nắm giữ tăng dần từ mức trung bı̀nh dưới 3 năm lên 7,8 năm (2015) và 8,4 năm (5 tháng đầu năm 2016).
(iii) Mua các tài sản rủi ro như cổ phiếu ETF: trong hai năm trở lại đây, lượng cổ phiếu ETF do BOJ nắm giữ gia tăng nhanh chóng. Trung bı̀nh mỗi quý, BOJ bơm ròng khoảng 1,5 nghı̀n tỷ Yên nhằm thu mua các cổ phiếu nhóm này, tăng tổng giá trị mà BOJ sở hữ u lên tớ i 8,5 nghı̀n tỷ Yên.
(iv) Chı́nh sách lãi suất âm: mới được áp từ tháng 2/2016, BOJ ấn định mức lãi suất -0,1% với một số tài khoản do các định chế tài chı́nh nắm giữ tại BOJ nhằm đẩy lượng tiền này vào lưu thông.