Những điểm nổi bật của nền kinh tế quý II/2016
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý II/2016 vừa mới công bố đã điểm lại những vấn đề nổi bật của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua.
Kinh tế thế giới quý II nổi bật với sự kiện Vương Quốc Anh quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu qua một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit). Sự kiện này đã lập tức gây nhiều xáo trộn. Đặc biệt, Fed có nhiều khả năng sẽ không thay đổi mức lãi suất cơ bản trong năm nay nhằm ứng phó với môi trường bất định hơn của nền kinh tế toàn cầu. Giá cả hàng hóa cơ bản và các mặt hàng năng lượng tiếp tục hồi phục.
Đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, theo báo cáo của VEPR, lạm phát trong nước theo tháng tăng cao nhất trong sáu năm trở lại đây, chủ yếu đóng góp bởi nhóm các mặt hàng liên quan tới năng lượng. Áp lực lạm phát đã không chı̉ đến từ việc điều chı̉nh giá các dịch vụ công, mà còn bởi xu hướng tăng trở lại của giá dầu thô cũng như hàng hóa cơ bản khác.
Tăng trưởng kinh tế quý II tiếp tục chı̉ đạt 5,52%. Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong khi khu vực dịch vụ vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Khu vực khai khoáng có tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể. Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI của VEPR đạt 5,19%, cao hơn mức tăng trong quý I những vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bı̀nh trong năm 2015.
Thời gian qua, Chı́nh phủ cũng đã có những bước đi đầu tiên nhưng vững chắc trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hứa hẹn mở rộng không gian cho doanh nghiệp tư nhân. Tı̀nh hı̀nh hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều cải thiện trong nửa đầu năm 2016. Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động mới cũng như số vốn đăng ký trung bı̀nh tăng mạnh. Tuy nhiên, lượng lao động sử dụng trong các doanh nghiệp mới lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất nhập khẩu quý II hồi phục nhẹ, với mức tăng 5,2% xuất khẩu và 2,2% nhập khẩu. Thâm hụt thương mại giảm nhẹ so với quý I và đạt trạng thái cân bằng. Ngân sách Nhà nước được nhận định tiếp tục gặp khó khăn do hụt thu các nguồn thu chı́nh. Điều này tạo sức ép buộc Chı́nh phủ phải tăng cường các nguồn thu khác nhằm cân đối ngân sách.
Thị trường ngoại hối thừoi gian qua tiếp tục ổn định, NHNN đang có những điều kiện thuận lợi để quản lý tỷ giá một cách chủ động khi tâm lý đầu cơ trên thị trường không còn lớn. Mặt bằng lãi suất dần ổn định sau khi Thông tư 06 được ban hành. Đồng thời, dấu hiệu cho thấy NHNN đang thực hiện nới lỏng tiền tệ ngày càng được củng cố. Cung tiền tăng mạnh với các hoạt động sôi nổi qua kênh OMO và tı́n phiếu.
Giá vàng trong nước quý II liên tục bám sát với những biến động trên thị trường quốc tế. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế đã giảm mạnh kể từ cuối quý I, cho thấy thị trường vàng trong nước đang ấm lên do được kích hoạt bởi thị trường thế giới sau sự kiện Brexit.
VEPR cũng nhận định, thị trường bất động sản tăng trưởng ổn định trong quý II cả về nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ. So với bản dự thảo Thông tư 36 trước đó, Thông tư 06 giúp “làm mềm” cú sốc dự kiến trên thị trường.
Đặc biệt, VEPR cho rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt tại bờ biển miền Trung đã gây một cú sốc bất lợi cho nền kinh tế nói chung, một tổn thất lớn cho khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp nói riêng. Đây là tiếng chuông dữ dội cảnh báo về hậu quả môi trường trong quá trình phát triển. Đồng thời, việc xử lý khủng hoảng cho thấy Chính phủ và các Bộ cần có sự phối hợp chặt chẽ và tăng cường kỹ năng hơn nữa.