Nợ công toàn cầu tiến sát 50.000 tỷ USD
Nhật Bản đang dẫn đầu với con số 100.000 USD mỗi người, gấp hàng trăm lần so với người dân Việt Nam.
Theo đồng hồ nợ công của tạp chí kinh tế The Economist, nợ công toàn cầu hiện đã chạm mốc 49.848 tỷ USD và vẫn tăng lên theo từng giây. Dự kiến hết năm 2014, con số này sẽ tăng 5,4% lên 52.545 tỷ USD. Nợ công tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, Nhật Bản, và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới cả về tổng nợ, nợ trên đầu người và trên GDP. Khối nợ công của nước này hiện đã trên 12.573 tỷ USD, chiếm 224,7% GDP. Tính bình quân, khoản nợ mỗi người dân Nhật phải gánh là 99.731 USD.
Mỹ là nước có nợ công lớn thứ hai với 11.677 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm ngoái và chiếm 74,5% GDP. Sang năm tới, số liệu này được dự đoán tăng mạnh lên 13.123 tỷ USD. Nợ công hiện cũng là tâm điểm tại cường quốc kinh tế số một thế giới. Tháng 8/2011, sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nước này mới thống nhất nâng trần nợ công để tránh vỡ nợ.Tuy nhiên, khác với các nước châu Âu, 95% nợ công Nhật Bản do nhà đầu tư trong nước nắm giữ và số nợ này chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Vì vậy, đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng với Nhật Bản. Tân Thủ tướng Shinzo Abe hiện chỉ tập trung vào các biện pháp nới lỏng để đưa nước này thoát khỏi tình trạng giảm phát đã kéo dài suốt hai thập kỷ.
Đến ngày 31/12/2012, Mỹ tiếp tục chạm trần 16.400 tỷ USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã phải áp dụng nhiều biện pháp "phi thường" để có ngân sách cho Chính phủ thời gian qua. Các cuộc đàm phán nâng trần nợ dự kiến diễn ra vào giữa tháng 2 tới. Tuy nhiên, ngày 23/1, Hạ viện nước này đã bỏ phiếu thông qua tạm gia hạn trần nợ đến ngày 19/5.
Hàng loạt quốc gia EU, đặc biệt là các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đều có nợ công được đánh giá ở mức cao hàng đầu. Quốc gia nặng nợ nhất lại là nền kinh tế đầu tàu của eurozone - Đức với 2.795 tỷ USD, chiếm 82,9% GDP. Theo sau là Italy, Pháp và Anh. Tuy nhiên, nợ của Đức vẫn giữ nguyên so với năm ngoái và dự đoán giảm nhẹ trong năm 2014.
Hy Lạp và Bồ Đào Nha là hai cái tên được nhắc đến nhiều ở eurozone khi phải liên tiếp thắt lưng buộc bụng để nhận cứu trợ. Không phải quốc gia nợ nhiều nhất eurozone, nhưng Hy Lạp lại có nợ trên GDP cao số một với 159%. Bồ Đào Nha được đánh giá nợ ở mức trung bình, nhưng tỷ lệ trên GDP cũng lên tới 125%.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại eurozone đã kéo dài sang năm thứ 4 và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, do tình hình việc làm không được giải quyết. Tồi tệ nhất là nó còn bắt đầu lan ra cả các nền kinh tế mạnh ở vùng lõi eurozone như Đức và Pháp. Tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định cuộc khủng hoảng này phải mất ít nhất 5 năm nữa mới chấm dứt.
Ngoài Nhật Bản, châu Á còn hai quốc gia có khối nợ khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc có tổng nợ hơn 1.348 tỷ USD, tương đương 15,9% GDP. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nếu tính cả nợ của chính quyền địa phương, trái phiếu phát hành bởi ngân hàng quốc doanh, chi phí tái cấu trúc ngân hàng quốc doanh, tỷ lệ này có thể lên tới 70% - 80%.
Bên cạnh đó, việc nước này liên tục dùng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để kích thích kinh tế đã làm khối nợ ngày càng phình to, dấy lên nguy cơ trở thành Hy Lạp thứ hai. Trung Quốc tuyên bố sẽ nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư công sang tiêu dùng nội địa.
Nợ của Ấn Độ đứng ngay sau Trung Quốc với 1.015 tỷ USD, chiếm 50% GDP. Sang năm tới, con số này được dự đoán tăng thêm 18,2% với nợ bình quân đầu người lên 974 USD.
Việt Nam được đánh giá có mức nợ trung bình với gần 70,8 tỷ USD (gần 1,5 triệu tỷ đồng) tương đương 49,5% GDP và mức nợ gần 790 USD cho mỗi người dân. Theo công bố giữa tuần trước của Bộ Tài chính, tổng nợ của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 66,8 tỷ USD.
Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là Ai Cập với trên 216 tỷ USD, theo sau là Nam Phi với hơn 151 tỷ USD.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới cả về tổng nợ, nợ trên đầu người và trên GDP. Khối nợ công của nước này hiện đã trên 12.573 tỷ USD, chiếm 224,7% GDP. Tính bình quân, khoản nợ mỗi người dân Nhật phải gánh là 99.731 USD.
Mỹ là nước có nợ công lớn thứ hai với 11.677 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm ngoái và chiếm 74,5% GDP. Sang năm tới, số liệu này được dự đoán tăng mạnh lên 13.123 tỷ USD. Nợ công hiện cũng là tâm điểm tại cường quốc kinh tế số một thế giới. Tháng 8/2011, sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nước này mới thống nhất nâng trần nợ công để tránh vỡ nợ.Tuy nhiên, khác với các nước châu Âu, 95% nợ công Nhật Bản do nhà đầu tư trong nước nắm giữ và số nợ này chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Vì vậy, đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng với Nhật Bản. Tân Thủ tướng Shinzo Abe hiện chỉ tập trung vào các biện pháp nới lỏng để đưa nước này thoát khỏi tình trạng giảm phát đã kéo dài suốt hai thập kỷ.
Đến ngày 31/12/2012, Mỹ tiếp tục chạm trần 16.400 tỷ USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã phải áp dụng nhiều biện pháp "phi thường" để có ngân sách cho Chính phủ thời gian qua. Các cuộc đàm phán nâng trần nợ dự kiến diễn ra vào giữa tháng 2 tới. Tuy nhiên, ngày 23/1, Hạ viện nước này đã bỏ phiếu thông qua tạm gia hạn trần nợ đến ngày 19/5.
Hàng loạt quốc gia EU, đặc biệt là các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đều có nợ công được đánh giá ở mức cao hàng đầu. Quốc gia nặng nợ nhất lại là nền kinh tế đầu tàu của eurozone - Đức với 2.795 tỷ USD, chiếm 82,9% GDP. Theo sau là Italy, Pháp và Anh. Tuy nhiên, nợ của Đức vẫn giữ nguyên so với năm ngoái và dự đoán giảm nhẹ trong năm 2014.
Hy Lạp và Bồ Đào Nha là hai cái tên được nhắc đến nhiều ở eurozone khi phải liên tiếp thắt lưng buộc bụng để nhận cứu trợ. Không phải quốc gia nợ nhiều nhất eurozone, nhưng Hy Lạp lại có nợ trên GDP cao số một với 159%. Bồ Đào Nha được đánh giá nợ ở mức trung bình, nhưng tỷ lệ trên GDP cũng lên tới 125%.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại eurozone đã kéo dài sang năm thứ 4 và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, do tình hình việc làm không được giải quyết. Tồi tệ nhất là nó còn bắt đầu lan ra cả các nền kinh tế mạnh ở vùng lõi eurozone như Đức và Pháp. Tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định cuộc khủng hoảng này phải mất ít nhất 5 năm nữa mới chấm dứt.
Ngoài Nhật Bản, châu Á còn hai quốc gia có khối nợ khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc có tổng nợ hơn 1.348 tỷ USD, tương đương 15,9% GDP. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nếu tính cả nợ của chính quyền địa phương, trái phiếu phát hành bởi ngân hàng quốc doanh, chi phí tái cấu trúc ngân hàng quốc doanh, tỷ lệ này có thể lên tới 70% - 80%.
Bên cạnh đó, việc nước này liên tục dùng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để kích thích kinh tế đã làm khối nợ ngày càng phình to, dấy lên nguy cơ trở thành Hy Lạp thứ hai. Trung Quốc tuyên bố sẽ nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư công sang tiêu dùng nội địa.
Nợ của Ấn Độ đứng ngay sau Trung Quốc với 1.015 tỷ USD, chiếm 50% GDP. Sang năm tới, con số này được dự đoán tăng thêm 18,2% với nợ bình quân đầu người lên 974 USD.
Việt Nam được đánh giá có mức nợ trung bình với gần 70,8 tỷ USD (gần 1,5 triệu tỷ đồng) tương đương 49,5% GDP và mức nợ gần 790 USD cho mỗi người dân. Theo công bố giữa tuần trước của Bộ Tài chính, tổng nợ của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 66,8 tỷ USD.
Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là Ai Cập với trên 216 tỷ USD, theo sau là Nam Phi với hơn 151 tỷ USD.