Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thỏa thuận cho vay ra sao?

PV.

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

TCTD và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại. Nguồn: internet
TCTD và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại. Nguồn: internet

Theo đó, tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp TCTD hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp vi phạm về trả gốc, lãi. 

Như vậy, theo quy định này, thỏa thuận phạt vi phạm chỉ được áp dụng đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ của thỏa thuận cho vay (không phải là nghĩa vụ trả gốc, lãi).

Bên cạnh đó, TCTD và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. 

Trường hợp TCTD và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.