Quá trình toàn cầu hóa đang bị đảo ngược do tắc nghẽn chuỗi cung ứng?
Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng của năm 2021 đang khiến cho toàn cầu hóa suy giảm nghiêm trọng, thậm chí ở mức độ tệ hại không kém so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chẳng có gì gây tổn hại đến lời hứa toàn cầu hóa nhiều hơn chuỗi cung ứng hoạt động không hiệu quả. Nhờ vào sự tích hợp của quá trình sản xuất liên biên giới, người tiêu dùng đã quen với việc có nhiều chủng loại hàng hóa được cung cấp ngay lập tức.
Giờ đây, câu chuyện đó dường như không còn nữa. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng của năm 2021 đang khiến cho toàn cầu hóa suy giảm nghiêm trọng, thậm chí ở mức độ tệ hại không kém so với những gì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 từng gây ra.
Có nhiều yếu tố đằng sau cuộc khủng hoảng mới nhất này: đại dịch COVID-19, yếu tố khí hậu và địa chính trị. Tất cả những yếu tố này đã góp phần gây ra tình trạng thiếu các sản phẩm bán dẫn đã gây tổn hại đến hoạt động sản xuất chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu của người tiêu dùng với hàng điện tử tiêu dùng tăng cao đã khiến nguồn cung chip lẽ ra được sử dụng cho sản xuất ô tô giảm đi, ngoài ra, nhiều biện pháp kiểm soát đi lại chặt chẽ.
Thời tiết xấu đã làm tê liệt hoạt động của nhiều nhà máy sản xuất chip tại Texas và nhiều khả năng kịch bản tương tự sẽ lặp lại ở Đài Loan. Ngoài ra, các biện pháp thuế quan và hạn chế xuất khẩu của phía Mỹ làm giảm nguồn cung chip tại Mỹ nhưng cùng lúc đó lại khiến cho phía Trung Quốc đua mua gom chip, theo giáo sư Chad Bown thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.
Tất cả những yếu tố này góp phần gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng tại Anh. Đại dịch COVID-19 và Brexit đã làm giảm đi số lượng xe tải hiện có để vận chuyển năng lượng, cùng lúc đó, việc không có gió khiến cho hoạt động sản xuất năng lượng từ nguồn nay suy giảm, dự trữ khí đốt lại duy trì ở mức thấp.
Kinh tế Trung Quốc chịu tác động nặng nề bởi các biện pháp đóng cửa nhằm ngăn COVID-19 lây lan mạnh hoặc để đáp ứng mục tiêu giảm khí thải các bon, tình trạng thiếu than đá tại Trung Quốc trong khi đó còn trở nên tồi tệ hơn bởi quy định cấm nhập khẩu từ Australia bởi nước này yêu cầu điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Hai thập kỷ trước đây, nhà đầu tư và các chuyên gia ngân hàng đã cho rằng tín dụng sẽ luôn được cung cấp và họ đã xây dựng các mô hình kinh doanh dựa trên quan điểm đó. Kết quả này là một hệ thống tài chính kết nối trực tiếp mà không hề tính đến trường hợp cả hệ thống bị mắc kẹt trong một cú sốc.
Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có nguyên nhân trực tiếp từ việc hoạt động sản xuất toàn cầu đã trở nên tích hợp và hiệu quả đến như thế nào, ngoài ra xét đến việc mô hình sản xuất tách biệt giữa khâu thiết kế và sản xuất. Tỷ lệ chia sẻ của thương mại toàn cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo đó một sản phẩm được sản xuất tối thiểu tại hai quốc gia, tăng từ mức 37% lên 52% vào năm 2008 và rồi sau đó đi ngang, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB).