Quan hệ thương mại Việt – Mỹ không ngừng phát triển
(Tài chính) Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng liên tục kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007. Nếu như năm 2000, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 800 triệu USD thì dự kiến kết thúc năm 2014, Việt Nam sẽ xuất khẩu đạt 29,4 tỷ USD (tăng gần 36 lần).
Mỹ: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng trưởng liên tục trong suốt 15 năm qua. Năm 2000, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 800 triệu USD thì dự kiến kết thúc năm 2014, Việt Nam sẽ xuất khẩu đạt 29,4 tỷ USD (tăng gần 36 lần). Từ tỷ lệ khiêm tốn là 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm 2000, kết thúc năm 2014 Việt Nam sẽ đạt 22% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực vào thị trường này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua các đối thủ chính trong khu vực là Thái Lan, Malaysia và Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất khu vực vào thị trường Mỹ.
Với đà tăng trưởng này, AmCham dự đoán, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ còn tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Đến năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt xấp xỉ 57 tỷ USD và chiếm 34,1% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực ASEAN vào thị trường này, đồng thời bỏ xa giái trị xuất khẩu của các nước còn lại. Không chỉ tăng về khối lượng, hàng chất lượng cao và giá trị gia tăng từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày một nhiều hơn.
Năm 2014, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013. Xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch tiếp tục tăng mạnh ở một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45%. So với năm 2013, năng lực cung ứng cho thị trường Mỹ tăng lên khoảng 15% do công ty đã đáp ứng được nhiều đơn hàng có chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật điêu luyện của công nhân. Nhờ đó, một số mặt hàng đã được nhà nhập khẩu trả giá cao hơn 20 – 30% so với năm ngoái, chẳng hạn giá gia công một chiếc veston năm từ mức 7 USD nay đã tăng lên hơn 9 USD.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay lượng thủy sản Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh là do xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng đột biến, kim ngạch đạt 820 triệu USD, tăng đến 51,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng đang là thị trường cung cấp tôm lớn thứ ba cho Mỹ, chỉ xếp sau Indonesia và Ấn Độ.
Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu cho biết, tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu rau quả của Việt Nam (trong đó có thanh long) sang Mỹ đạt 41,5 triệu USD, tăng trên 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc Mỹ đã chấp nhận mở cửa cho hai loại trái cây mới của Việt Nam là vải và nhãn, các loại rau quả nói chung của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, do thị trường mở rộng và có thêm các mặt hàng mới.
Theo khảo sát, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, giày dép, đồ gỗ cho biết họ đã có đủ đơn hàng đến hết năm, thậm chí leo qua năm sau do xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một nhiều. AmCham nhận định, xu hướng này sẽ tiếp tục trong các năm 2015 và dự kiến đến năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 57 tỷ USD, bỏ xa các nước còn lại trong khu vực.
Đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam đứng thứ 7
Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các doanh nghiệp Mỹ đăng ký tại Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, đứng thứ 7/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư Mỹ có chung nhận định, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với giới đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông Nam Á khi nằm trên tuyến giao thương huyết mạch, chi phí nhân công rẻ và triển vọng tăng trưởng tích cực.
Tạp chí tuần Barron’s của hãng Dow Jones & Company (Mỹ), một tạp chí được giới đầu tư Mỹ ưa thích, đã có bài viết phản ánh những nhìn nhận tích cực về tiềm năng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết đã ví khu vực gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam như một “Trung Quốc mới” (the new China) với tiềm năng, lợi thế chi phí nhân công ngày càng đắt đỏ ở quốc gia này.
Bài báo đánh giá Việt Nam là câu chuyện thành công của Đông Nam Á với vị trí giao thương thuận lợi của khu vực cùng nhiều lợi thế so sánh khác. Theo bài báo, từng là một trong số các nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã vươn lên quốc gia có mức thu nhập trung bình theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Dù nhu cầu nội địa vẫn còn yếu, kinh tế Việt Nam đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm ngoái, từ mức 4,1% vào tháng 7/2014. Các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn như Moody’s và Fitch đã nâng mức xếp hạng đối với Việt Nam khi nền kinh tế dự báo sẽ tăng tốc lên 6,2% năm 2015.
Bài viết dẫn nhận định của Tom Nelson, Trưởng Bộ phận cung ứng toàn cầu tập đoàn VF, hãng sở hữu các thương hiệu như Timberland, Nautica và North Face, cho biết “Việt Nam có 93 triệu dân, họ khá trẻ và cần việc làm. Rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số thậm chí còn chuyển từ Indonesia tới đây. Hiệu suất đầu tư tốt, các rào cản trong xây dựng, vận hành nhà máy cũng khá tốt.
Cũng theo đánh giá của tác giả bài viết, các nhà đầu tư trong ngành chế tạo cũng đang dịch chuyển sản xuất hàng hóa đơn giản lên những loại phức tạp hơn do Việt Nam khá gần với chuỗi cung ứng hàng điện tử khu vực. Sau quyết định đầu tư đầu tiên của Intel năm 2010, nhiều hãng lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam trong đó có các hãng lớn như Samsung, LG, Panasonic, Fuji Xerox, Bridgestone. Với triển vọng sớm hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc và TPP, Việt Nam sẽ còn hấp dẫn hơn nữa với giới đầu tư toàn cầu trong những năm tới.
Triển vọng năm 2015
2015 là năm quan trọng bởi hai bên sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hóa quan hệ và theo dự kiên sẽ ký Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được đánh giá cơ hội chưa từng có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ toàn diện giữa hai nước.
Dự báo thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015 sẽ vượt xa con số 30 tỷ USD của năm 2014. Lý do là Việt Nam đang ngày càng làm tốt hơn việc cải cách các thủ tục hành chính, cải tiến về kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, khả năng Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong thời gian tới cũng được các chuyên gia dự báo.
Nhìn tổng thể, quan hệ hai nước trong hơn một năm qua đã phát triển tích cực, tạo đà để hai bên tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu trong năm 2015 và những năm tiếp theo./.
Theo Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng trưởng liên tục trong suốt 15 năm qua. Năm 2000, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 800 triệu USD thì dự kiến kết thúc năm 2014, Việt Nam sẽ xuất khẩu đạt 29,4 tỷ USD (tăng gần 36 lần). Từ tỷ lệ khiêm tốn là 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm 2000, kết thúc năm 2014 Việt Nam sẽ đạt 22% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực vào thị trường này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua các đối thủ chính trong khu vực là Thái Lan, Malaysia và Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất khu vực vào thị trường Mỹ.
Với đà tăng trưởng này, AmCham dự đoán, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ còn tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Đến năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt xấp xỉ 57 tỷ USD và chiếm 34,1% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực ASEAN vào thị trường này, đồng thời bỏ xa giái trị xuất khẩu của các nước còn lại. Không chỉ tăng về khối lượng, hàng chất lượng cao và giá trị gia tăng từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày một nhiều hơn.
Năm 2014, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013. Xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch tiếp tục tăng mạnh ở một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45%. So với năm 2013, năng lực cung ứng cho thị trường Mỹ tăng lên khoảng 15% do công ty đã đáp ứng được nhiều đơn hàng có chất lượng cao, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật điêu luyện của công nhân. Nhờ đó, một số mặt hàng đã được nhà nhập khẩu trả giá cao hơn 20 – 30% so với năm ngoái, chẳng hạn giá gia công một chiếc veston năm từ mức 7 USD nay đã tăng lên hơn 9 USD.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay lượng thủy sản Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh là do xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng đột biến, kim ngạch đạt 820 triệu USD, tăng đến 51,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng đang là thị trường cung cấp tôm lớn thứ ba cho Mỹ, chỉ xếp sau Indonesia và Ấn Độ.
Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu cho biết, tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu rau quả của Việt Nam (trong đó có thanh long) sang Mỹ đạt 41,5 triệu USD, tăng trên 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc Mỹ đã chấp nhận mở cửa cho hai loại trái cây mới của Việt Nam là vải và nhãn, các loại rau quả nói chung của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, do thị trường mở rộng và có thêm các mặt hàng mới.
Theo khảo sát, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, giày dép, đồ gỗ cho biết họ đã có đủ đơn hàng đến hết năm, thậm chí leo qua năm sau do xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một nhiều. AmCham nhận định, xu hướng này sẽ tiếp tục trong các năm 2015 và dự kiến đến năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 57 tỷ USD, bỏ xa các nước còn lại trong khu vực.
Đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam đứng thứ 7
Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các doanh nghiệp Mỹ đăng ký tại Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, đứng thứ 7/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư Mỹ có chung nhận định, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với giới đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông Nam Á khi nằm trên tuyến giao thương huyết mạch, chi phí nhân công rẻ và triển vọng tăng trưởng tích cực.
Tạp chí tuần Barron’s của hãng Dow Jones & Company (Mỹ), một tạp chí được giới đầu tư Mỹ ưa thích, đã có bài viết phản ánh những nhìn nhận tích cực về tiềm năng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết đã ví khu vực gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam như một “Trung Quốc mới” (the new China) với tiềm năng, lợi thế chi phí nhân công ngày càng đắt đỏ ở quốc gia này.
Bài báo đánh giá Việt Nam là câu chuyện thành công của Đông Nam Á với vị trí giao thương thuận lợi của khu vực cùng nhiều lợi thế so sánh khác. Theo bài báo, từng là một trong số các nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã vươn lên quốc gia có mức thu nhập trung bình theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Dù nhu cầu nội địa vẫn còn yếu, kinh tế Việt Nam đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm ngoái, từ mức 4,1% vào tháng 7/2014. Các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn như Moody’s và Fitch đã nâng mức xếp hạng đối với Việt Nam khi nền kinh tế dự báo sẽ tăng tốc lên 6,2% năm 2015.
Bài viết dẫn nhận định của Tom Nelson, Trưởng Bộ phận cung ứng toàn cầu tập đoàn VF, hãng sở hữu các thương hiệu như Timberland, Nautica và North Face, cho biết “Việt Nam có 93 triệu dân, họ khá trẻ và cần việc làm. Rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số thậm chí còn chuyển từ Indonesia tới đây. Hiệu suất đầu tư tốt, các rào cản trong xây dựng, vận hành nhà máy cũng khá tốt.
Cũng theo đánh giá của tác giả bài viết, các nhà đầu tư trong ngành chế tạo cũng đang dịch chuyển sản xuất hàng hóa đơn giản lên những loại phức tạp hơn do Việt Nam khá gần với chuỗi cung ứng hàng điện tử khu vực. Sau quyết định đầu tư đầu tiên của Intel năm 2010, nhiều hãng lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam trong đó có các hãng lớn như Samsung, LG, Panasonic, Fuji Xerox, Bridgestone. Với triển vọng sớm hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc và TPP, Việt Nam sẽ còn hấp dẫn hơn nữa với giới đầu tư toàn cầu trong những năm tới.
Triển vọng năm 2015
2015 là năm quan trọng bởi hai bên sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hóa quan hệ và theo dự kiên sẽ ký Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được đánh giá cơ hội chưa từng có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ toàn diện giữa hai nước.
Dự báo thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015 sẽ vượt xa con số 30 tỷ USD của năm 2014. Lý do là Việt Nam đang ngày càng làm tốt hơn việc cải cách các thủ tục hành chính, cải tiến về kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, khả năng Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong thời gian tới cũng được các chuyên gia dự báo.
Nhìn tổng thể, quan hệ hai nước trong hơn một năm qua đã phát triển tích cực, tạo đà để hai bên tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu trong năm 2015 và những năm tiếp theo./.