Quản lý, điều hành giá và một số kiến nghị
(Tài chính) Với mục tiêu kiên trì các giải pháp ổn định giá cả, công tác quản lý, điều hành giá cả thị trường trong những tháng đầu năm đã đạt được một số kết quả tích cực. Tính chung 10 tháng, CPI tăng 6,02% so với tháng 12/2011. Đây là cơ sở vững chắc để hoàn thành thắng lợi mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng tăng 8% trong năm 2012.
Qua kết quả điều hành giá cả, bình ổn thị trường những tháng đầu năm, đến thời điểm này có thể khẳng định mục tiêu kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 8% trong năm là thành công. Tính chung CPI 10 tháng đầu năm tăng 6,02% so với tháng 12/2011 là tín hiệu tích cực của nền kinh tế sau một thời gian ngắn triển khai nhanh, hiệu quả các giải pháp của Chính phủ và sự quyết liệt trong quản lý, điều hành giá cả thị trường của cơ quan chuyên ngành; tạo lạc quan cho nền kinh tế trong những tháng cuối năm và năm tiếp theo.
Chỉ tính riêng cơ cấu CPI những tháng đầu năm, ngoài nhóm Bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,22%, các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng. Trong đó do nhóm lương thực đã giảm khá sâu (giảm 4,8%) đã giữ cho nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng thấp nhất (chỉ tăng 1,09%). Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng sau khi tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm do giá xăng dầu, giá gas tăng cao thì sang tháng 4,5, 6 đã giảm liên tục do giá xăng dầu, gas giảm. Nhóm giao thông cũng đã giảm tốc độ tăng khá sâu trong tháng 5 và tháng 6 do giá xăng dầu giảm liên tiếp trong 2 tháng qua. Nhóm có mức tăng cao nhất là hàng hoá và dịch vụ khác tăng 6,28% do việc điều chỉnh tăng phí bảo hiểm xã hội và một số dịch vụ khác; các nhóm còn lại tăng từ 2,08-4,77%.
Mặt bằng giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2012 chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có khá nhiều yếu tố tác động làm giảm áp lực tăng giá như: Giá một số hàng hoá thiết yếu trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm 2012 giảm so cùng kỳ năm 2011, tác động làm giảm giá hàng hoá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu; Trong nước, tổng cầu và sức mua những tháng đầu năm có phần giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) so với cùng kỳ năm trước. Giá nhiều hàng hoá thiết yếu cơ bản ổn định hoặc giảm như: Giá xi măng, thép xây dựng, đường... Giá xăng dầu, giá gas giảm liên tiếp trong tháng 4, tháng 5 và tháng 6; giá thức ăn chăn nuôi ổn định trong 4 tháng đầu năm. Cùng với đó, giá lương thực giảm sâu và liên tục trong 6 tháng đầu năm. Tính chung 6 tháng, giá lương thực giảm 4,68% so với tháng 12/2011, làm chỉ số giá chung giảm khoảng 0,38%...
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, trong đó có các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, tăng cường và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý giá cả, thị trường; ổn định tỷ giá, hạ lãi suất… Chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được thực hiện tại các địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp đã phấn đấu tiết giảm chi phí, hạ giá thành cũng đã góp phần làm giảm sức ép tăng giá, bình ổn thị trường 6 tháng đầu năm 2012...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 6/2012 giảm 0,26% so với tháng 5. Đây là tháng đầu tiên trong 3 năm trở lại đây chỉ số giá tiêu dùng ở mức âm so với tháng trước. Xét theo cơ cấu nhóm hàng thì 5/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm; Xét theo vùng thì cả 8/8 vùng kinh tế đều có chỉ số giá giảm. Như vậy, sáu tháng đầu năm 2012, Chỉ số giá tiêu dùng cả nước chỉ tăng 2,52% so với tháng 12/2011. Đây là mức tăng khá thấp so với nhiều năm trở lại đây. So với cùng kỳ năm 2011, chỉ số giá tháng 6 tăng 6,90%, bình quân sáu tháng đầu năm 2012 tăng 12,20% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong cơ cấu CPI 6 tháng đầu năm, ngoài nhóm Bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,22%, các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng. Trong đó do nhóm lương thực đã giảm khá sâu (giảm 4,8%) đã giữ cho nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng thấp nhất (chỉ tăng 1,09%). Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng sau khi tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm do giá xăng dầu, giá gas tăng cao thì sang tháng 4,5, 6 đã giảm liên tục do giá xăng dầu, gas giảm. Nhóm giao thông cũng đã giảm tốc độ tăng khá sâu trong tháng 5 và tháng 6 do giá xăng dầu giảm liên tiếp trong 2 tháng qua. Nhóm có mức tăng cao nhất là hàng hoá và dịch vụ khác tăng 6,28% do việc đièu chỉnh tăng phí bảo hiểm xã hội và một số dịch vụ khác; các nhóm còn lại tăng từ 2,08-4,77%.
Mặt bằng giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2012 chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có khá nhiều yếu tố tác động làm giảm áp lực tăng giá như: Giá một số hàng hoá thiết yếu trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm 2012 giảm so cùng kỳ năm 2011, tác động làm giảm giá hàng hoá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu; Trong nước, tổng cầu và sức mua những tháng đầu năm có phần giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) so với cùng kỳ năm trước. Giá nhiều hàng hoá thiết yếu cơ bản ổn định hoặc giảm như: Giá xi măng, thép xây dựng, đường... Giá xăng dầu, giá gas giảm liên tiếp trong tháng 4, tháng 5 và tháng 6; giá thức ăn chăn nuôi ổn định trong 4 tháng đầu năm. Cùng với đó, giá lương thực giảm sâu và liên tục trong 6 tháng đầu năm. Tính chung 6 tháng, giá lương thực giảm 4,68% so với tháng 12/2011, làm chỉ số giá chung giảm khoảng 0,38%...
Bước sang quý III/2012, bắt đầu từ tháng 7 trở lại đây thị trường đã có dấu hiệu cải thiện hơn rõ rệt. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 10 tháng ước đạt 1.917,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các yếu tố giá thì tổng mức lưu chuyển này chỉ nằm ở mức 6,76%. Như vậy là thị trường không bị xuống dốc do sức mua tụt xuống. Riêng trong tháng 9, CPI đã tăng mạnh với mức 2,2% có nhiều nguyên nhân, trong đó, nhóm giáo dục và y tế đóng góp vào 1,6%.
Tương tự, sang tháng 10 với 0,85% mức tăng chủ yếu vẫn do ảnh hưởng của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và giáo dục, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,94% (riêng dịch vụ y tế tăng 7,78%); nhóm giáo dục tăng 1,88% (riêng dịch vụ giáo dục tăng 2,10%). Mức tăng cao của giá dịch vụ y tế tháng 10 góp phần làm chỉ số giá chung cả nước tăng khoảng 0,31%. Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,09%, chủ yếu do ảnh hưởng của giá gas và chất đốt tăng 3,7% so với tháng trước. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng thấp hơn 1% hoặc giảm gồm: giao thông tăng 0,61%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,55%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,30%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,29% (lương thực tăng 0,37%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,27%); văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012 tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân mười tháng năm 2012 tăng 9,66% so với bình quân cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá vàng tháng 10/2012 tăng 4,64% so với tháng trước; tăng 1,96% so với tháng 12/2011 và tăng 1,24% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2012 tăng 0,06% so với tháng trước; giảm 0,88% so với tháng 12/2011 và giảm 0,18% so với cùng kỳ năm 2011.
Đẩy mạnh quản lý, điều hành giá
Sau khi tăng cao trong tháng 9 thì bằng các biện pháp quyết liệt, cụ thể là kết quả từ việc thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm và sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Tài chính thì nhiều mặt hàng đã giãn hoặc giảm việc tăng giá. Điều đó đã giúp tốc độ tăng CPI tháng 10 giảm dần, chỉ tăng 0,85% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2012, CPI tăng 6,02% so với tháng 12/2011, trong khi hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ tăng dưới 0,5%.
Trước đó, ngay từ khi bước vào năm 2012, các bộ, ngành đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, trong đó có các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, tăng cường và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý giá cả, thị trường; ổn định tỷ giá, hạ lãi suất… Chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được thực hiện tại các địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp đã phấn đấu tiết giảm chi phí, hạ giá thành cũng đã góp phần làm giảm sức ép tăng giá, bình ổn thị trường những tháng đầu năm 2012...
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 2015/CT-TTg ngày 16/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 12/12/2011 để chỉ đạo toàn Ngành thực hiện công tác bình ổn giá trong dịp Tết và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã ban hành các Chỉ thị, Quyết định chỉ đạo cụ thể biện pháp bảo đảm cân đối cung- cầu hàng hóa, dịch vụ; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường và thực hiện các biện pháp bình ổn giá.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (SXKD), hỗ trợ thị trường và kế hoạch triển khai của Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng đầu năm 2012. Kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước; thực hiện việc kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyên, kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách; Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin giá cả trên thị trường, định kỳ 15 ngày, tháng, quý đều có báo cáo về tình hình giá cả thị trường, dự báo và kiến nghị các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác (thông qua Tổ Điều hành thị trường trong nước, Tổ Điều hành xuất khẩu gạo…) định kỳ hàng tháng tiến hành họp phân tích, đánh giá, dự báo về tình hình giá cả thị trường và kiến nghị các giải pháp nhằm ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.
Kiến nghị biện pháp quản lý, bình ổn giá
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo, triển khai quyết liệt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; đồng thời tập trung triển khai các biện pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo tại các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm thì nhiều mặt hàng đã giãn hoặc giảm việc tăng giá.
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và thế giới để chủ động dự báo và có các biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm cân đối cung cầu hoá, dịch vụ giữa các địa phương, khu vực trong mọi tình huống, nhất là trong mùa mưa bão, dịp lễ Tết...
- Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn kho thông qua các chương trình khuyến khích tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn…
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; đề xuất chính sách hỗ trợ tiêu thụ, dữ trữ lưu thông hàng nông sản (nhất là lúa gạo) đảm bảo lợi ích cho nông dân; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển…
Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, đề nghị có biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả; đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để giảm áp lực đối với người chăn nuôi, góp phần ổn định nguồn cung cho thị trường nhất là trong dịp Tết; đối với mặt hàng phân bón, đề nghị đánh giá chính xác năng lực sản xuất trong nước, trên cơ sở đó có biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu giữa các vùng miền, mùa vụ, tránh khan hiếm cục bộ, giả tạo đẩy giá tăng như thời gian qua.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ bằng nhiều hình thức thích hợp; các cơ quan báo chí cần đề cao trách nhiệm với đất nước, với nhân dân, đưa tin khách quan, trung thực tạo sự đồng thuận xã hội…
- Đối với đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế: Thực hiện cơ chế doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tự định giá, cạnh tranh về giá theo tín hiệu thị trường và phù hợp với các quy định của pháp luật; Nhà nước chỉ áp dụng các biện pháp kinh tế gián tiếp để tác động vào sự hình thành và vận động của giá hàng hóa dịch vụ và mặt bằng giá để thực hiện mục tiêu bình ổn giá.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước còn định giá hoặc kiểm soát giá: Tiếp tục lộ trình điều hành giá theo cơ chế thị trường vào thời điểm thích hợp, với liều lượng hợp lý phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với những ngành sản xuất gặp khó khăn, hỗ trợ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh, xã hội.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật Nhà nước về giá; Kiểm soát chặt chẽ giá độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh về giá, chống bán phá giá và chuyển giá nội bộ theo quy định của pháp luật
- Điều hành giá một số mặt hàng cụ thể:
+ Đối với giá xăng dầu: Tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Sử dụng linh hoạt các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu; bảo đảm hài hoà lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
+ Đối với giá điện, than và dịch vụ công: Thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh thích hợp để đảm bảo thực hiện theo cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng này chậm nhất vào năm 2013 theo Nghị quyết của Quốc hội số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.