S&P 500 lập kỷ lục mới trong tuần lên điểm mạnh nhất trong 11 tháng
Bất chấp thông tin lạm phát Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 40 năm, nhà đầu tư vẫn mua vào cổ phiếu.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục trong phiên ngày thứ Sáu và như vậy khép lại một tuần tăng điểm mạnh dù rằng lạm phát tại Mỹ lên mức cao nhất trong 39 năm.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,95% lên 4.712 điểm, mức cao kỷ lục. Chỉ số S&P 500 trung bình của 500 ngày giao dịch hiện thấp hơn 0,7% so với mức cao kỷ lục. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 0,6% lên 35.970,9 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,7% lên 15.630,6 điểm.
Chỉ số Dow Jones đã tăng 4% tính từ ngày thứ Hai và như vậy chuỗi 4 tuần giảm điểm trước đó chấm dứt. Chỉ số Dow Jones trong tuần qua ghi nhận mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 3/2021. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 3,8% và 3,6% và là tuần lên điểm mạnh nhất tính từ tháng 2/2021 với cả hai chỉ số này.
Lạm phát tháng 11 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước lên ngưỡng cao nhất tính từ năm 1982 và vượt mọi dự báo của các chuyên gia. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số đo lường chi phí của nhiều loại hàng hóa, tăng 0,8% trong tháng.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ, chỉ số đo biến động giá cả của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, tăng 0,8% trông tháng và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm, ghi nhận mức độ tăng mạnh nhất tính từ tháng 6/1982.
Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá tiêu dùng lõi tăng 0,5% trong tháng 11 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, bản thân mức tăng này cũng cao nhất tính từ giữa năm 1991.
Các yếu tố khiến cho giá cả tăng mạnh không khiến cho các chuyên gia và thành viên thị trường ngạc nhiên.
Giá năng lượng đã tăng 33,3% tính từ tháng 11/2020, trong đó riêng trong tháng 11 đã tăng 3,5%. Giá xăng tăng 58,1%.
Giá thực phẩm tăng 6,1% so với cùng kỳ còn giá xe ô tô và xe tải đã qua sử dụng, một yếu tố quan trọng giúp đẩy tăng lạm phát, tăng 31,4% sau khi tăng 2,5% trong tháng trước.
Quy mô và mức độ kéo dài của cú sốc lạm phát toàn cầu đã khiến cho phần lớn các nhà dự báo và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương (NHTW) ngạc nhiên, đồng thời nó khiến họ buộc phải tính đến bình thường hóa chính sách tiền tệ, theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings công bố trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (GEO) mới đây.
Trong năm vừa qua, tổng cầu toàn cầu hồi phục nhanh chóng, tuy nhiên sản lượng sản xuất lại không phục hồi tương đương. Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng khiến cho GDP toàn cầu quý 3/2021 tăng trưởng tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng, giá cả tăng nhanh hơn so với dự báo.
Fitch đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Mỹ, Đức và Nhật, điều này phản ánh cho những vấn đề liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng với sản xuất công nghiệp. GDP toàn cầu được dự báo tăng trưởng ước tính 5,7%, đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1973, và còn rất lâu mới có thể nói đến rủi ro lạm phát suy thoái.
Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của toàn thế giới đã được điều chỉnh giảm xuống mức 4,2% từ mức 4,4% trước đó, tuy nhiên sự thay đổi này phản ánh cho việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Phản ứng chính sách cho đến nay chậm hơn kỳ vọng khi mà chỉ có 2 đợt hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc được thông báo trong năm nay còn Fitch đã cho rằng sẽ có nhiều hơn thế. Fitch dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2022 sẽ chỉ còn 4,8% từ mức 8,0% của năm 2021.