Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 11 - 16/1/2016

Theo Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Tài chính

KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Nội dung

Tổng cung


Doanh nghiệp

Sau một thời gian dài đàm phán, Tập đoàn Gazprom Neft (GPN - Nga) đã chính thức có thư đề nghị dừng quá trình đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho PVN, do Việt Nam đã không đáp ứng kiến nghị của GPN về cơ chế ưu đãi, điều kiện để GPN tham gia dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất sau năm 2018.

Tổng cầu


Đầu tư

Năm 2015, cả nước có 2.013 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với năm 2014. Có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với năm 2014. Tính chung cả năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 22,758 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014.(Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT)

Ngân sách nhà nước

Ngày 14/01, theo kết quả khảo sát “mức độ công khai ngân sách” năm 2015 do Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện, Việt Nam chỉ đạt 18 trên thang điểm 100 về mức độ minh bạch ngân sách, thấp hơn so với mức trung bình khoảng 45 điểm ở hơn 100 quốc gia khác. (Nên hỏi lại chị Phương, vì không tuyên truyền tốt cho ngành).

Xuất nhập khẩu

Tính đến ngày 15/12/2015, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thuốc tây của cả nước đạt trên 2,2 tỷ USD, vượt hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ 2014. Trong đó:

- Pháp tiếp tục là thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất, với kim ngạch đạt gần 250 triệu USD.

- Đứng thứ hai là Ấn Độ 234 triệu USD;

- Tiếp theo là các thị trường: Đức gần 184 triệu USD; Hàn Quốc 163 triệu USD; Anh 129,6 triệu USD; Italia 123 triệu USD; Hoa Kỳ 105,7 triệu USD; Bỉ hơn 83 triệu USD…

(Theo Tổng cục Hải quan)

Cân đối vĩ mô


Giá vàng

Trong tuần, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm từ 320 đến 430 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 16/1), giá vàng được các doanh nghiệp niêm yết ở mức:

+ Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 32,63 - 32,9 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội 32,63 - 32,92 triệu đồng/lượng.

+ Tập đoàn DOJI: 32,8 - 32,86 triệu đồng/lượng.

+ Công ty Bảo Tín Minh Châu: 32,8 - 32,86 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá

Tính chung cả tuần, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh giảm từ 40 đến 100 đồng/USD. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 16/1), tỷ giá được mua bán ở mức:

+ Vietcombank: 22.390 - 22.460 đồng/USSD, giảm 5 đồng ở cả hai chiều.

+ BIDV: 22.370 - 22.440 đồng/USD, giảm 40 đồng ở cả hai chiều.

+ ACB, Eximbank và DongABank: 22.380 - 22.450 đồng/USD, cùng giảm 30 đồng chiều mua vào và giảm 20 đồng chiều bán ra.

+ Techcombank: 22.380 - 22.460 đồng/USD, giảm 15 đồng chiều mua vào và giảm 30 đồng chiều bán ra.

Mua - bán nợ

Trong năm 2015, VAMC đã mua hơn 111.000 tỷ đồng nợ gốc, phát hành trái phiếu đặc biệt gần 110.000 tỷ đồng.

Tính chung từ khi hoạt động đến thời điểm 31/12/2015:

+ VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 243.000 tỷ đồng.

+ Đã thu hồi nợ được 22.783 tỷ đồng, đạt 228% so với kế hoạch đầu năm 2015; thanh toán trái phiếu đặc biệt cho các tổ chức tín dụng với giá trị gần 11.738 tỷ đồng.

Bảo hiểm

Năm 2015, doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 68.000 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm

+ Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2015 khoảng 68 nghìn tỷ đồng, tăng 21,43% so năm 2014 - là mức tăng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây[1].

+TheoBộ Tài chính, cácDNBHđã đầu tư trở lại nền kinh tế 152.500 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2014; tổng tài sản toàn thị trường 201.100 tỷ đồng.

Kiều hối

Việt Nam nhận khoảng 13 - 14 tỷ USD kiều hối trong năm 2015, tăng 10% so với 12 tỷ USD năm 2014. Trong đó, lượng kiều hối chuyển về thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 50%, tương đương 5,5 tỷ USD. (Theo dự báo của các chuyên gia tài chính - tiền tệ). Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tốc độ tăng bình quân kiều hối về Việt Nam hàng năm từ năm 1991 tới nay là hơn 38%.

Thị trường tài sản


Trái phiếu

Trong tuần qua, HNX đã tổ chức 2 phiên đấu thầu TPCP, cụ thể:

VDB phát hành

Ngày 12/1, HNX đã tổ chức phiên đấu thầu TPCP bảo lãnh do VDB phát hành với tổng khối lượng 5.200 tỷ đồng gồm 4 loại kỳ hạn: 3 năm (3.000 tỷ đồng), 5 năm (2.000 tỷ đồng), 10 năm (100 tỷ đồng) và 15 năm (100 tỷ đồng). Kết quả cụ thể:

+ Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 2.400 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,25%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 12/1/2015).

+ Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 2.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,24%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 12/1/2015).

+ Kỳ hạn 10 năm và 15 năm: Không trúng thầu.

Tính chung từ đầu năm đến 12/1, VDB đã huy động thành công 8.050 tỷ đồng TPCP bảo lãnh.

KBNN phát hành

Ngày 13/1, HNX đã tổ chức phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành, với tổng khối lượng gọi thầu 4.000 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn: 3 năm (2.000 tỷ đồng) và 5 năm (2.000 tỷ đồng).

+ Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 1.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 5,78%/năm (cao hơn 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 06/01/2016).

+ Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 160 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,58%/năm (bằng với lãi suất trúng thầu phiên ngày 06/01/2015).

Kể từ đầu năm 2016 đến 13/1, KBNN đã huy động thành công 3.553,4 tỷ đồng TPCP.

- Giao dịch Outright: Tuần qua, tổng GTGD trên thị trường thứ cấp đã tăng trở lại, đạt giá trị 8.852 tỷ đồng (tăng 33,3% so với tuần trước đó).

+ Kỳ hạn dưới 3 năm: 55% (đạt 4.866tỷ đồng).

+ Kỳ hạn 3 - 5 năm: 43,3% (đạt 3.831 tỷ đồng).

+ Kỳ hạn 5 - 10 năm: Đạt tỷ trọng 1,7%.

- Giao dịch Repos: Tăng 15,4% so với tuần trước đó, đạt 9.730 tỷ đồng

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tuần qua tăng nhẹ tại cả kỳ hạn ngắn và dài.

+ Kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 3 năm: Tăng lần lượt lên mức 5,075%; 5,325% và 5,837%/năm.

+ Kỳ hạn 5 năm và 10 năm: Tăng lần lượt lên mức 6,628% và 7,2%/năm.

+ Kỳ hạn 7 năm: Giảm nhẹ về mức 6,942%/năm.

+ Kỳ hạn 15 năm: Giữ nguyên lãi suất 7,75%/năm trong hơn 2 tháng nay.

Cổ phiếu

Tuần qua, cả 2 chỉ số Vn-Index và Hnx-Index đều giảm mạnh.

- Vn-Index: Tiếp tục giảm mạnh xuống còn 543,04 điểm, tương ứng giảm 3,04% so với tuần giao dịch trước. Trong đó, 2 phiên giao dịch 14/1 và 15/1 đều ghi nhận mức sụt giảm hơn 1%.

-Hnx-Index: Giảm khá mạnh xuống còn 75,39 điểm, tương ứng giảm 1,33% so với tuần giao dịch trước đó.

Trong tuần qua, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 375 tỷ đồng trên toàn thị trường.

- HSX: Khối ngoại đã bán ròng trong cả 5 phiên giao dịch với tổng giá trị lên tới 345,87 tỷ đồng.

- HNX: Khối ngoại cũng có tuần bán ròng với tổng giá trị 28,41 tỷ đồng. Trong đó, giá trị bán ròng tập trung mạnh vào phiên 14/1 với hơn 20 tỷ đồng.

Bất động sản

Trong năm 2015, tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh:

- Lượng căn hộ mở bán mới đạt 42.000 căn hộ (tăng 122% so với năm 2014), trong đó có hơn 36.000 căn được tiêu thụ (tăng 98% so với năm trước 2014).

- Giá bán trên toàn thị trường sơ cấp trung bình đạt 2.012 USD/m2, tăng 4,4% so với năm 2014; giá bán sản phẩm cao cấp tăng 8,3% so với năm 2014, trung bình là 2.025 USD/m2.

(Theo Công ty CBRE Việt Nam)

Chính sách

Nghị định số 136/2015/NĐ-CP

Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Nghị định hướng dẫn chi tiết quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. Trong đó, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án: Đối với dự án nhóm B, nhóm C đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư công khác nhau, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án do bộ, cơ quan trung ương quản lý thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 4, Điều 17 của Luật Đầu tư công.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016.

Quyết định số 40/QĐ-TTg

Quyết định số 40/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành ngày 07/01/2016.

Theo đó, mục tiêu tổng quát hội nhập quốc tế đến năm 2030 nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 07/01/2016.

Nghị quyết số 01/NQ-CP

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 là:

- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015; chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh…

Nghị định số 04/2016/NĐ-CP

Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Đối tượng: Là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

- Toàn bộ tài sản nhà nước do đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính đang quản lý, sử dụng đều được xác định giá trị để giao cho đơn vị quản lý, ngoại trừ tài sản đơn vị thuê, mượn…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2016.

Quyết định số 2525/QĐ-TTg

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2525/QĐ-TTgngày 31/12/2015, về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2016. Trong đó:

+ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: (i) Về chỉ tiêu cho vay, kế hoạch tín dụng vốn nước ngoài (ODA cho vay lại) năm 2016 là 12.000 tỷ đồng. Đối với tín dụng vốn trong nước, tăng trưởng tín dụng cho vay đầu tư so với năm 2015 là 4,5%; dư nợ bình quân tín dụng xuất khẩu 10.000 tỷ đồng; (ii) Về chỉ tiêu nguồn vốn huy động trong nước, kế hoạch năm 2016 phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh 25.000 tỷ đồng.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội: Kế hoạch 2016 tăng trưởng dư nợ tín dụng so với năm 2015 là 8%; phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh 16.000 tỷ đồng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2015.

Thông tư số 36/2015/TT-NHNN: Các tổ chức tín dụng có 3 hình thức tổ chức lại

NHNN đã ban hành Thông tư số 36/2015/TT-NHNN, ngày 31/12/2015, quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng (TCD) dưới các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý của TCTD. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016. Trong đó:

- Đối tượng áp dụng: Các TCTD là NHTM, công ty tài chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức lại TCTD.

- Hình thức tổ chức lại TCTD gồm: Sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD.

+ Các trường hợp sáp nhập TCTD gồm: NHTM, công ty tài chính sáp nhập vào một ngân hàng thương mại; công ty tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính.

+ Hợp nhất tổ chức tín dụng gồm: NHTM hợp nhất NHTM thành một NHTM; NHTM hợp nhất công ty tài chính thành một NHTM; công ty tài chính hợp nhất công ty tài chính thành một công ty tài chính.

+ Chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD gồm: NHTM, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thành công ty cổ phần và ngược lại; NHTM, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại.


[1] Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng 14,89% so với năm 2013. Năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường chỉ tăng 7,6% so với năm 2012. Con số tăng trưởng của năm 2012 là 11% so với năm 2011.