Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 25-29/4/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Sản xuất công nghiệp |
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong tháng 4/2016khi chỉ số PMI đã tăng từ mức 51,3 điểm trong tháng 3/2016 lên 53,1 điểm - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Việt Nam đã mạnh lên tháng thứ hai liên tiếp và là mức tăng nhanh nhất trong lịch sử chỉ số. Sản lượng sản xuất của Việt Nam tăng tháng thứ 7 liên tiếp, chỉ thấp hơn mức kỷ lục được ghi nhận vào tháng 4/2011, do nhu cầu hàng hóa tăng lên và giá cả đầu ra ổn định đã góp phần làm số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên. (Theo Báo cáo mới công bố của Hãng Nikkei) |
Doanh nghiệp |
Năm 2015 có 58% doanh nghiệp thua lỗ hoặc hòa vốn và 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi. Mặc dù tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được cải thiện so với mức 32% và 35% của 2 năm trước đó, nhưng cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn.(Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tại Hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước” ngày 29/4/2016) |
Trong 4 tháng đầu năm 2016: - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 34.721 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 248.200 tỷ đồng, tăng 23% về số doanh nghiệp và tăng gần 53% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2015. - Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 11.331 doanh nghiệp, tăng 79,4% so với cùng kỳ năm 2015. - Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất - kinh doanh là 3.759 doanh nghiệp, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm tới 93,5%. - Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 25.135 doanh nghiệp, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2015 (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư) |
|
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Lũy kế đến cuối tháng 3/2016, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong cả nước đã thu hút được 6.608 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 145,5 tỷ USD và 6.592 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 1.172 nghìn tỷ đồng. Một số dự án lớn trong quý 1/2016 gồm: (i) Dự án nhà máy sản xuất trang phục may mặc của Công ty TNHH Maple tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, tổng vốn đầu tư 110 triệu USD; (ii) Dự án nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New wing tại Bắc Giang, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD; (iii) Dự án của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương tại khu công nghiệp Long Giang, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD. (Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) |
Trong 4 tháng đầu năm 2016: - Cả nước thu hút được 6.886,9 triệu USD vốn FDI (tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm), tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015; vốn thực hiện ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 12%. Có 697 dự án cấp mới với số vốn đăng ký đạt 5.082,9 triệu USD, tăng 55,6% về số dự án và tăng 89,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. - Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015, thấp hơn nhiều mức tăng 9,5% của 4 tháng đầu năm 2015. - Tổng thu NSNN (từ đầu năm đến 15/4/2016) ước đạt 254,4 nghìn tỷ đồng, bằng 25,1% dự toán năm. Tổng chi NSNN (từ đầu năm đến 15/4/2016) ước đạt 318,2 nghìn tỷ đồng, bằng 25% dự toán năm. Như vậy, bội chi ngân sách ước khoảng 63,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,12% mức bội chi cả năm. - Vốn đầu tư từ NSNN cho Trung ương và địa phương đạt 62,3 nghìn tỷ đồng, bằng 25,3% kế hoạch năm và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Tổng cục Thống kê) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong tháng 4/2016, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 2,97 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2016 đạt 10,02 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trịxuất khẩucác mặt hàng nông sản chính đạt khoảng 4,98 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,97 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính đạt khoảng 2,25 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Trong tháng 4/2016, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 346 nghìn tấn trị giá 99 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2016 đạt 1,29 triệu tấn với giá trị đạt 376 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng nhưng lại giảm 4,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 142 nghìn tấn trị giá 35 triệu USD, tăng gấp hơn 3,5 lần về khối lượng và tăng hơn 2,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; Phân SA ước đạt 315 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 39 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và 14,7% về giá trị so với năm 2015. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
|
Trong tháng 4/2016, Việt Nam đã xuất siêu 100 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14,1 tỷ USD; nhập khẩu ước đạt 14 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam ước xuất siêu 1,464 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 52,869 USD tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015 và nhập khẩu ước đạt 51,405 tỷ USD giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.(Theo Tổng cục Thống kê) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Lạm phát |
CPI tháng 4/2016 của cả nước tăng 0,33% so với tháng 3/2016, tăng 1,33% so với cuối năm 2015 và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2015. Có tới 8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá, trong đó: - Tăng cao nhất là nhóm giao thông (tăng 1,73%) do tác động của hai đợt tăng giá xăng dầu ngày 31/3 và 5/4. - Thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,71% do giá gas tăng khá mạnh từ 1/4 và giá sắt thép tăng. - Thứ ba, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%. Nhóm duy nhất giảm giá nhẹ 0,01% là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch. (Theo Tổng cục Thống kê) |
Tăng trưởng tín dụng/huy động |
NHNN và các ngân hàng đang kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2016 đạt trên 20%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thực tế trong 5 năm gần đây và cao hơn mục tiêu mà NHNN đề ra (15 - 17%). Các chương trình tín dụng ưu đãi đang được nhiều ngân hàng thương mại triển khai không chỉ giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng sôi động hơn, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn vốn giá rẻ phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngày 8/4, có 5 ngân hàng thương mại gồm: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, Sacombank và MB đã ký kết hợp đồng tín dụng có tổng nguồn vốn lên tới 2.275 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho 178 doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. (Theo số liệu khảo sát quý 2/2016 của Vụ Dự báo thống kê) |
Tính đến hết tháng 01/2016: - Vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng đạt 580.284 tỷ đồng, tăng 2.264 tỷ đồng so với cuối năm 2015. - Tổng tài sản của toàn hệ thống tổ chức tín dụng đạt 7.287.013 tỷ đồng, giảm 32.304 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. - Vốn điều lệ của toàn hệ thống tiếp tục tăng nhẹ 111 tỷ đồng (tương đương tăng 0,02%) lên 460.390 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015 - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống đạt 12,86%, tuy có giảm nhẹ so với mức 13% của thời điểm cuối năm 2015, song vẫn cao hơn nhiều tỷ lệ cho phép của NHNN là 9%. Tỷ lệ này tại tất cả các khối đều cao hơn quy định. (Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước) |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, vàng SJC đã tăng từ 60 - 120 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (29/4), giá vàng giao dịch ở mức: - Giá vàng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 33,55 - 33,75, tăng 30 nghìn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. - Tập đoàn DOJI: 33,58 - 33,66 triệu đồng/lượng, tăng 40 nghìn đồng/lượng mỗi chiều. |
Tỷ giá |
Tính chung cả tuần qua, tỷ giá trung tâm đã giảm 23 đồng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (29/4/2016), tỷ giá mua - bán tại các ngân hàng không có nhiều biến động với sáng ngày 28/4: - Vietcombank: 22.255 - 22.325 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng. - Techcombank: 22.240 - 22.340 VND/USD, không thay đổi. - Eximbank: 22.250 - 22.330 VND/USD, không thay đổi. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tuần 25 - 29/4, HNX đã tổ chức đấu thầu 1 phiên TPCP do KBNN phát hành vào ngày 27/4, với tổng khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng, gồm 2 loại kỳ hạn: 5 năm (5.000 tỷ đồng) và 30 năm (1.000 tỷ đồng). - Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 5.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,39%/năm. - Kỳ hạn 30 năm: Huy động được 245 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 8%/năm. Tính chung từ đầu năm đến ngày 27/4/2016, KBNN đã huy động thành công 102.173,491 tỷ đồng TPCP. |
Cổ phiếu |
Trong tháng 4, HNX đã tổ chức 9 phiên đấu giá. Trong đó, có 5 phiên IPO và 4 phiên đấu giá cổ phần để thoái vốn nhà nước. - Có 6/9 phiên đã bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá. - Có 68,8 triệu cổ phần trúng giá (tương đương 75% tổng khối lượng chào bán), thu về hơn 874,1 tỷ đồng, cao hơn 86,1 tỷ đồng so với giá khởi điểm. - Trung bình một phiên, tổng giá trị cổ phần thu về đạt trên 97,1 tỷ đồng, tăng 458% so với giá trị bình quân một phiên của tháng 3/2016. (Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX) |
Trong tuần 25 - 29/4, nhóm cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục tăng điểm mạnh, tập trung tại các mã BVH, BIC, PVI, BMI, VCB, BID, CTG… đã giúp thị trường tăng điểm. - VN-Index kết thúc tuần tăng 6,7 điểm (1,13%), lên 598,37 điểm. - HNX-Index kết thúc tuần tăng 0,43 điểm (0,53%), lên 80,68 điểm. |
|
Trong tuần 25 - 29/4, khối ngoại bán ròng khá mạnh với 616 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Tuy vậy, phần lớn lượng bán ròng này là giao dịch thỏa thuận và nếu không tính sự đột biến này thì khối ngoại vẫn mua ròng. - HOSE:Khối ngoại có tuần bán ròng khá mạnh 629,51 tỷ đồng và lực bán tập trung vào ngày 26/4 với những giao dịch thỏa thuận đột biến. - HNX: Khối ngoại bán ròng trong 2 phiên đầu tuần và mua ròng trở lại vào 3 phiên cuối tuần. Tính chung, giá trị mua ròng của khối ngoại trên HNX đạt 12,71 tỷ đồng. |
|
Bất động sản |
Trong tháng 4/2016, lượng giao dịch thành công trên thị trường bất động sản vẫn tăng trưởng ổn định và tập trung chủ yếu tại các phân khúc nhà ở trung, cao cấp; các dự án nhà ở bình dân lượng giao dịch ít hơn vì hiện tại các dự án nhà ở xã hội không còn nhiều. - Tại Hà Nội, có khoảng 1.250 giao dịch bất động sản thành công, tăng khoảng 6% so với tháng 3/2016. - Tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.150 giao dịch thành công, tăng 7% so với tháng 3/2016. - Ở một số địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương... thị trường bất động sản cũng có nhiều tín hiệu tích cực. (Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) |
Đến hết quý 1/2016, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồngđã hoàn thành 100% cam kết cho vay với số giải ngân đạt 22.403 tỷ đồng, bằng 75% tổng nguồn vốn. Trong đó: - Tại Hà Nội, số tiền cam kết cho vay đạt 9.200 tỷ đồng với 18.176 khách hàng; - Tại thành phố Hồ Chí Minh, số tiền cam kết cho vay là 6.749 tỷ đồng với 11.967 khách hàng. (Theo Cục Quản lý nhà và thị trườngbất động sản- Bộ Xây dựng) |
|
Nhận định chuyên gia |
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF (22/4): - Năm 2016: (i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo đạt khoảng 6%, do ảnh hưởng của nhu cầu bên ngoài suy yếu và thời tiết xấu gây hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp; (ii) Lạm phát dự kiến sẽ ở mức thấp; (iii) Thặng dư tài khoản vãng lai trong ngắn hạn sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực do cầu bên ngoài tăng chậm. TS. Nguyễn Đình Cung và nhóm nghiên cứu Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm trong quý 1/2016 cho thấy sự phục hồi kinh tế còn thiếu vững chắc. Để thúc đẩy tăng trưởng nhanh ngay trong quý 2, cần thực hiện các giải pháp: Tiếp tục điều hành thận trọng chính sách tiền tệ, gắn với neo kỳ vọng lạm phát, để doanh nghiệp yên tâm hơn với quyết định đầu tư dài hạn; ổn định tỷ giá VND/USD; tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành cơ bản tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; bãi bỏ, thu hẹp các biện pháp phân biệt và khác biệt về lãi suất ưu đãi giữa các ngành nghề do các gói tín dụng khác nhau; thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa. Kiên quyết cắt giảm chi thường xuyên ngay từ quý 3; xây dựng và công khai kế hoạch trả nợ công trong trung và dài hạn nhằm tạo niềm tin và củng cố tính bền vững của nợ công. Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hợp quốc (28/4): Trong các năm 2016 - 2017, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6,8 - 6,9%. Các hiệp định thương mại TPP, EVFTA sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho kinh tế Việt Nam trong việc tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu.Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các yêu cầu khắt khe hơn về môi trường, lao động, đồng thời cũng có thể sẽ phải nâng chi phí sản xuất trong thời gian ngắn hạn. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA): Thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, các nhàđầu tư quan tâm nhiều hơn vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán bình dân. Ngoài ra, do nguồn cung tăng và áp lực đảm bảo tính thanh khoản, áp lực cạnh tranh, dẫn đến giá bất động sản sẽ hợp lý hơn theo hướng có lợi cho ngườitiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng đến lợi nhuận do giá thép xây dựng tăng cao. |