Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 25 - 30/01/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
|
Tổng cung |
|
|
Tăng trưởng |
- Theo Ngân hàng Standard Chartered, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 đạt 6,9%. -Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM + Tăng trưởng kinh tế năm 2016 ước đạt 6,82%; + Tăng trưởng xuất khẩu khoảng 10,4%, cao hơn năm 2015; + Thâm hụt thương mại khoảng 4,1 tỷ USD, chủ yếu do giảm doanh thu từ xuất khẩu dầu thô; + Mức tăng giá tiêu dùng khoảng 4,37%. |
|
Sản xuất công nghiệp |
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 01/2016 ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2015 tăng 8,5% so với tháng trướcvàtăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung cả năm 2015, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cả năm 2015 tăng 12,4% so với năm 2014. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/01/2016 tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2015. (Theo Tổng cục Thống kê) |
|
Sản xuất nông nghiệp |
Trong tháng 01/2016, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 216.000 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 205.000 tấn, tăng 2,5%; khai thác nội địa ước đạt 11.000 tấn, tăng 10%. Nguyên nhân: (i) Hiện nay đang là mùa chính của vụ cá Bắc, các tàu tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi ra khơi bám biển; (ii) Tháng 1, giá xăng dầu giảm cũng là cơ hội tốt để giảm chi phí khai thác, tăng thu nhập cho ngư dân. (Theo Bộ NN&PTNT) |
|
Doanh nghiệp |
Trong năm 2015, tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt 560,1 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm với tỷ lệ 14%, nhưng giảm 25% so với năm 2014; nộp NSNN 115,1 tỷ đồng, vượt 19,8% kế hoạch cả năm; Các chỉ tiêu cơ bản khác như doanh thu hợp nhất, tổng lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, hệ số bảo toàn vốn, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân và hệ số nợ/tổng tài sản của Tập đoàn và công ty mẹ đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. (Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) |
|
Năm 2015, sản xuất các sản phẩm thép đạt gần 15 triệu tấn, tăng 21,5% so với năm 2014; tiêu thụ đạt gần 17,9 triệu tấn (gồm cả thép nhập), tăng 26% so với năm 2014. Tuy nhiên, trong năm 2015, ngành thép cũng phải đối mặt với những khó khăn như: (1) Các vụ kiện phòng vệ thương mại (12 vụ kiện phòng vệ, chống bán phá giá) từ các thị trường xuất khẩu. (2) Phải nhập một khối lượng lớn thép nhập khẩu (kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD/9 tỷ USD ở chiều nhập khẩu) vào Việt Nam. Năm 2016, ngành thép đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15 - 20% trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn: - Nguy cơ thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam. - Những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu. (Theo Hiệp hội Thép Việt Nam) |
||
Năm 2015: - Doanh thu thực hiện của Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam đạt khoảng 2.400 tỷ đồng, vượt 60% so với kế hoạch, tăng 2,3 lần so với thực hiện năm 2014. Lợi nhuận ước đạt 280 tỷ đồng, vượt 65% so với kế hoạch. - Tổng số thuế nộp NSNN là 226 tỷ đồng. - Công ty đã hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng cho 58 doanh nghiệp. Tổng giá trị nợ và tài sản tồn đọng được xử lý là hơn 1.700 tỷ đồng, vượt 50% so với kế hoạch, tăng 2,3 lần so với 2014. (Theo Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam) |
||
Trong tháng 01/2016, cả nước có 12.456 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, 1.338 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, tăng 35% so với cùng kỳ, chủ yếu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng. Như vậy, tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn là 13.844 doanh nghiệp, gần bằng tổng số 13.192 doanh nghiệp thành lập mới (8.320) và quay trở lại hoạt động (4.872), lần lượt tăng 21% và 70% so với một năm trước. Nguyên nhân: Các doanh nghiệp thường chọn thời điểm bắt đầu của năm tài chính (01/01) để tạm ngừng hoạt động. Với số doanh nghiệp ngưng hoạt động cao như trên, chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong năm 2016 vẫn còn khókhăn. (Theo Tổng cục Thống kê) |
||
Tổng cầu |
|
|
Đầu tư |
Trong tháng 01/2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 1.33 tỷ USD, tăng 101% so với cùng kỳ năm 2015; tổng số vốn FDI giải ngân (tính đến 20/01) mới đạt 800 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015. 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất trong tháng là Singapore, Malaysia và Trung Quốc. (Theo Tổng cục Thống kê)
|
|
|
||
Hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng |
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2016 ước đạt 297,7nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015 (loại trừ yếu tố giá tăng11%). - Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 226,6 nghìn tỷ đồng(chiếm 76,1%tổng mức),tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015. - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 35,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,8% tổng mức), tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; - Doanh thu hoạt độngdịchvụ khácđạt33,8nghìn tỷ đồng(chiếm11,4%),tăng12,1% so cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân: Tháng 1 là thời điểm giáp Tết Nguyên đán nên nhu cầu muasắm hàng hoá và tiêu dùng của người dân tăng lên. (Theo Tổng cục Thống kê) |
|
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 01/2016 đạt hơn 805.000 lượt khách, tăng 5,8% so với tháng 12/2015 và tăng 12,3% so với cùng kì tháng 01/2015. Năm 2016, Tổng cục Du lịch đặt mục tiêu phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỷ đồng. (Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyên Văn Tuấn ngày 27/01) |
||
Ngân sách nhà nước |
(i) Tổng thu NSNN15 ngày đầu tháng 1/2016ước đạt35,5nghìn tỷ đồng, bằng3,5% dự toán năm. Trong đó: - Thu nội địa đạt27,3nghìn tỷ đồng, bằng3,5%; thu từ dầu thôđạt 1,8nghìn tỷ đồng, bằng 3,3%; - Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩuđạt 6,3nghìn tỷ đồng, bằng3,7%. (ii) Tổng chi NSNN15 ngày đầu năm 2016ước đạt46,9nghìn tỷ đồng, bằng3,7%dự toán năm. Trong đó: - Chi đầu tư phát triểnđạt 7,5nghìn tỷ đồng, bằng2,9%; - Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lýhành chínhđạt 33,3nghìn tỷ đồng, bằng4%; - Chi trả nợ và viện trợ6nghìn tỷ đồng, bằng3,9%. (Theo Tổng cục Thống kê) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong năm 2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,18 triệu tấn với kim ngạch đạt 3,72 tỷ USD; giảm 1,3% về lượng nhưng lại giảm mạnh tới 48,5% so với năm 2014. Như vậy, giá dầu giảm sâu đã khiến cho xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong năm 2015 giảm khoảng 3,5 tỷ USD so với năm 2014. Dầu thô của Việt Namtrong năm 2015chủ yếu được xuất khẩusang Trung Quốc đạt 2,16 triệu tấn, tăng 36%; sang Singapore đạt 1,74 triệu tấn, tăng mạnh 176%;sangAustralia đạt 1,33 triệu tấn, giảm mạnh 39%; sang Nhật Bản đạt 1,4 triệu tấn, giảm 25% so với năm 2014. (Theo Tổng cục Hải quan) |
|
Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 125.600 chiếc, tăng 77,1%; trị giá 2,99 tỷ USD, tăng khoảng 88,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: - Ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 51.460 chiếc, tăng 63% so với năm 2014; - Ô tô tải đạt gần 49.000 chiếc, tăng 79,6%; - Các loại ô tô loại khác cũng có lượng nhập khẩu đạt 23.940 nghìn chiếc, tăng 114% so với cuối năm 2014. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 21/01) |
||
Ước tính nhập siêu tháng 01/2016 là 200 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,6 tỷ USD. - Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,1 tỷ USD, giảm 8,7%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 9,7 tỷ USD, tăng 4,8%. - Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 14 tỷ USD, giảm hơn 2% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,9 tỷ USD, giảm 11,9%; khu vực FDI đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,4%. (Theo Tổng cục Thống kê) |
||
Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu giầy dép, túi xách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với: - Kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt gần 4,1 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. - Kim ngạch xuất khẩu túi xách đạt 1,18 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. (Theo Hiệp hội Da giầy, túi xách Việt Nam - Lefaso) |
||
Phân khúc gạo cấp thấp có xu hướng dư thừa nguồn cung trong năm 2016. Nguyên nhân: (i) Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Indonesia và Philippines đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp gạo và giảm nhập khẩu; (ii) Các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Campuchia và Myanmar đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á, châu Phi; (iii) Hiện lượng gạo tồn kho của Thái Lan, Ấn Độ còn rất lớn, trong khi đó đồng baht (Thái Lan) và rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh hơn so với VND vì thế áp lực giảm giá bán để tranh thầu với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn. Năm 2016, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức do quá phụ thuộc vào các hợp đồng tập trung và các thị trường truyền thống. (Theo Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc - UNSD) |
||
Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 01/2016 của cả nước ước đạt 2,33 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh như chè, hạt tiêu, thủy sản, gỗ… thì chỉ riêng có mặt hàng gạo tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 01/2016 ước đạt 495.000 tấn với giá trị đạt 218 triệu USD, tăng đến 56,7% về khối lượng và tăng 46,0% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) |
||
Cân đối vĩ mô |
|
|
Bảo hiểm |
Năm 2015, tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm ước đạt 81.636 tỷ đồng, trong đó: - Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 68.024 tỷ đồng (tăng 21,43%, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2015); - Doanh thu hoạt động đầu tư đạt 13.612 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như tự củng cố và nâng cao năng lực tài chính. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tham gia mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm, đặc biệt có một số doanh nghiệp bảo hiểm đã mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm. (Theo Bộ Tài chính) |
|
Tổng số dư nợ từ đầu tư của Quỹ BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đến cuối năm 2015 khoảng 435.129 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2014. Trong số này: - Mua trái phiếu chính phủ 45.500 tỷ đồng; - Ngân sách nhà nước vay 324.000 tỷ đồng; - Ngân hàng thương mại nhà nước vay 59.629 tỷ đồng; - Tập đoàn Điện lực Việt Nam vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ 6.000 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi thu được trong năm 2015 khoảng 31.900 tỷ đồng, tăng 6.259 tỷ đồng so với năm 2014; tỷ lệ tiền lãi thực thu tính trên số dư nợ đầu tư bình quân trong năm 2015 khoảng 8,6%. Như vậy, Quỹ BHXH cho ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu chính phủ và đầu tư vào dự án thủy điện Lai Châu đã chiến tỷ lệ tới 86,3% số đầu tư của quỹ, phần còn lại (13,75) là cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay. (Theo Bộ Tài chính) |
||
Lãi suất |
Thị trường mở (OMO) ghi nhận tổng khối lượng trúng thầu trong tuần 18 - 22/1 là 26.146 tỷ đồng, khối lượng đáo hạn là 26.094 tỷ đồng. Như vậy, trong tuần qua, NHNN đã bơm ròng 52 tỷ đồng trên OMO, NHNN chủ yếu phát hành đối với kỳ hạn 42 ngày, lãi suất phát hành tiếp tục duy trì ở mức 5%/năm. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất sau 2 tuần liên tiếp giảm đã có xu hướng tăng đối với tất cả các kỳ hạn và rất sát với đỉnh lãi suất tại thời điểm cuối năm 2015. Cụ thể: - Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm ngày 22/1 là 5,1%/năm, tăng 0,06% so với cuối tuần trước; - Lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 5,18%/năm và 5,30%/năm cùng tăng 0,04% so với cuối tuần trước. (Theo Ngân hàng Nhà nước) |
|
Giá vàng |
Tính từ đầu tuần, giá vàng SJC giảm 10 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (30/1), giá vàng SJC được giao dịch ở mức: + Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 32,63 - 32,9 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội: 32,63 - 32,92 triệu đồng/lượng. + DOJI: 32,79 - 32,84 triệu đồng/lượng. + Bảo Tín Minh Châu: 32,79 - 32,84 triệu đồng/lượng. |
|
Tỷ giá |
Tính chung cả tuần, tỷ giá USD/VND giảm từ 135 - 190 đồng/USD. Trong phiên giao dịch cuối tuần (30/1), USD được giao dịch ở mức: + Vietcombank: 22.165 - 22.235 đồng/USD. + BIDV: 22.160 - 22.230 đồng/USD. + ACB và Eximbank: 22.170 - 22.240 đồng/ USD. + Techcombank: 22.120 - 22.280 đồng/USD. |
|
Thị trường tài sản |
|
|
Trái phiếu |
Trong tuần, HNX đã tổ chức 2 phiên đấu thầu TPCP. Cụ thể: Ngày 27/01, HNX đã tổ chức phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành, với tổng khối lượng gọi thầu 6.200 tỷ đồng gồm 3 loại kỳ hạn 3 năm (1.000 tỷ đồng), 5 năm (3.000 tỷ đồng) và 30 năm (2.200 tỷ đồng). + Kỳ hạn 3 năm: huy động được 523 tỷ đồng, lãi xuất trúng thầu 5,78%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 20/01/2016). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 2.400 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,58%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 20/01/2016). + Kỳ hạn 30 năm: Huy động được 2.140 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 8%/năm. |
Tính chung từ đầu năm 2016 đến 27/01, KBNN đã huy động thành công 10.776,4 tỷ đồng TPCP. |
Ngày 25/01, HNX đã tổ chức phiên đấu thầu TPCP bảo lãnh do NHCSXH phát hành với tổng khối lượng 600 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn: 3 năm (300 tỷ đồng), 5 năm (300 tỷ đồng). + Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 300 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,25%/năm (thấp hơn 0,13%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 28/12/2015). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 300 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,23%/năm (thấp hơn 0,12%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 21/12/2015). |
Tính chung từ đầu năm đến 25/01, VDB đã huy động thành công 600 tỷ đồng TPCP bảo lãnh. |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 25 - 29/01, thị trường chứng khoán tăng điểm trên cả 2 sàn, cụ thể: + VN-Index: Tăng 4,41%, lên 545,25 điểm, với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Tổng khối lượng hơn 667 triệu cổ phiếu, trị giá trên 9,8 tỷ đồng. + HNX-Index: Tăng 4,09%, lên 76,87 điểm, với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Tổng khối lượng hơn 223 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2,1 tỷ đồng. |
|
Trong tuần từ 25 - 29/01, khối ngoại bán ròng hơn 534,6 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Cụ thể: + HOSE:Khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tiếp, với hơn 525 tỷ đồng, khối lượng hơn 15 triệu cổ phiếu. + HNX:Khối ngoại bán ròng hơn 9,6 tỷ đồng, khối lượng 358.956 cổ phiếu. |
||
Bất động sản |
Tính đến hết năm 2015, tổng số tiền đã cam kết cho vay theo gói tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng đạt 26.999 tỷ đồng, tương đương 90%. Cụ thể: + Các ngân hàng thương mại đã cam kết cho vay đối với 40.037 đối với hộ gia đình, cá nhân, với số tiền là 19.225 tỷ đồng. + Các tổ chức tín dụng cũng cam kết cho vay 60 dự án với số tiền 7.774 tỷ đồng. Tổng số tiền đã giải ngân tính đến hết năm 2015 là 17.711 tỷ đồng, tương đương 59%. (Theo Bộ Xây dựng) |
|
Trong tháng 01/2016, lượng giao dịch tương đương với tháng 12/2015 và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể: + Hà Nội trong tháng 01/2016, các dự án nhà ở thuộc nhiều phân khúc khác nhau tiếp tục được mở bán, trong đó có khoảng 1.600 giao dịch thành công tương đương với lượng giao dịch của tháng 12/2015 và tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2015. + Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 01/2016 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, tăng khoảng 3% so với tháng 12/2015 và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Tính thanh khoản của thị trường tăng cao, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1 - 2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn được giao dịch nhiều. (Theo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS - Bộ Xây dựng) |
||
Tính đến ngày 20/01, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 49.140 tỷ đồng, so với quý 1/2013, giảm 79.408 tỷ đồng, tương đương 61,77%; so với thời điểm ngày 20/12/2015 giảm 1.749 tỷ đồng. Cụ thể: - Tồn kho căn hộ chung cư 7.520 căn, tương đương 10.621 tỷ đồng. - Tồn kho nhà thấp tầng là 7.474 căn, tương đương 13.267 tỷ đồng. - Tồn kho đất nền nhà ở 6.039.347m2, tương đương 20.862 tỷ đồng. (Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS - Bộ Xây dựng) |
||
Chính sách |
Thông tư số 216/2015/TT-BTC Ngày 31/12/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 216/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào.Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA. - Đối với hàng hóa quy định tại danh mục này không thuộc Biểu thuế ATIGA thì áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Biểu thuế MFN) ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC. - Đối với hàng hóa nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan kể từ ngày 3/10/2015 đến ngày 31/12/2015 thì mức thuế suất MFN thực hiện theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC. Trường hợp mức thuế suất quy định tại Biểu thuế ATIGA cao hơn mức thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN thì áp dụng giảm 50% theo mức thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN.
Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đến năm 2020 và định hướng 2030 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đến năm 2020 và định hướng 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, có 35% lực lượnglao độngtham gia bảo hiểm thất nghiệp, 50% tham gia BHXH và 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới BHXH cho mọi người lao động và bảo hiểm y tế toàn dân. Đến năm 2030, sẽ ký kết các hiệp định song phương về BHXH, y tế với toàn bộ các quốc gia ASEAN và các nước nhận nhiều lao động Việt Nam tớilàm việc; đặt văn phòng đại diện của BHXH Việt Nam ở những nước có nhiều lao động Việt Nam tới làm việc. Đồng thời, các công dân Việt Nam (kể cả công dân sinh sống ở nước ngoài) được đảm bảo chế độ BHXH, y tế đầy đủ và thuận lợi. |
|
Nhận định chuyên gia |
Chuyên gia kinh tế Ngân hàng ANZ Victorino: Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong năm 2016, do: + Nhu cầu trong nước lớn cùng với thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã giúp Việt Nam đứng vững trước làn sóng rút vốn toàn cầu và sức ép của việc đồng tiền mất giá. + NHNN Việt Nam đã từng mở rộng biên độ dao động tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với đồng USD. Điều này có lợi cho tăng cường tính ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời làm giảm sức ép từ những khoản dự trữ ngoại hối. |