Sức mạnh của châu Á
(Tài chính) Các doanh nghiệp châu Á cần làm nhiều hơn nữa. 5 năm trước đây, các công ty lớn chi tiêu nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Chính phủ có thể làm một số việc để giải phóng các công ty nhà nước thoát khỏi sự can thiệp và đảm bảo rằng các quan chức đương nhiệm không bóp chết các doanh nghiệp.
Châu Á trỗi dậy
Sức mạnh kinh doanh đi ngay sau sức mạnh kinh tế. Trong những năm 1920 các công ty Anh sở hữu 40% cổ phiếu đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Đến năm 1967, Mỹ vượt lên dẫn đầu với 50% thị phần. Đằng sau những con số nằm ở cuộc cách mạng văn hóa. Anh phát triển điện báo, tàu hỏa ở Mỹ Latinh.
Nước Mỹ cho ta thấy hình ảnh của Hollywood và quảng cáo. Kellogg đã thay đổi bữa sáng của những nước phát triển và Kodak khiến ta nhớ lại quang cảnh của những kỳ nghỉ. Các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo đang diễn ra ở châu Á. Điều này cũng sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Chủ nghĩa tư bản châu Á đang trỗi dậy. Toàn châu lục chiếm 28% GDP so với mức 5% của năm 1984. Đây là công xưởng của thế giới với các đối thủ khác nhau nhưng bị ràng buộc với nhau bằng dây chuyền cung ứng. Nhưng châu lục này vẫn thiếu sự hiểu biết toàn cầu. Châu Á xuất xưởng 76% lượng sắt của thế giới và phát thải 44% ô nhiễm, nhưng châu lục này chỉ sở hữu 1/10 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia sở hữu 17% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Các nước giàu có như Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu những thương hiệu tiếng tăm như Toyota và Samsung.
Điều đó là thực tế phải chấp nhận bởi chủ nghĩa tư bản châu Á đã tự nuông chiều bản thân. Trong thời kỳ bùng nổ từ năm 2002 đến năm 2010, lợi nhuận kiếm được quá dễ dàng ngay tại chính các nước này do kinh tế tăng trưởng nhanh, lao động và tín dụng giá rẻ. Hai phần ba các công ty lớn của châu Á là các công ty gia tộc hoặc các công ty do nhà nước kiểm soát.
Các công ty truyền thống có xu hướng thân với chính phủ, nhận được đất đai và các khoản vay giá rẻ. Một nửa số tài sản của các tỷ phú ở châu Á kiếm được nhờ vào bất động sản so với con số 15% của phương Tây. Bên ngoài Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, công cuộc đổi mới thường bị bỏ qua. Quỹ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Mahindra & Mahindra và Great Wall, chỉ bằng 3% so với Volkswagen.
Những thách thức
Những thiếu sót của châu Á lại là cơ hội cho các công ty của phương Tây. IPhone cho thấy tại sao iPhone được thực hiện bởi bàn tay của công nhân Trung Quốc nhưng đứng đằng sau nó là bộ não của Apple. Chính vì thế cũng dễ hiểu tại sao Apple thu hầu hết lợi nhuận. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm qua, chủ nghĩa tư bản châu Á cũng đang dần thay đổi. Các công ty châu Á đang ngày càng trở nên thông minh, linh hoạt và mang tính toàn cầu hơn.
Động lực trực tiếp là sự kém hiệu quả: tăng trưởng đã chậm lại và trong ba năm qua, cổ phiếu châu Á đã sụt 40% so với Mỹ. Ba xu hướng đi vào chiều sâu hơn của yếu tố tác động xã hội cũng đang hiện hữu. Đầu tiên, chi phí lao động đang tăng lên, nhất là ở Trung Quốc và lực lượng lao động của Đông Á đang già đi. Thứ hai, tầng lớp trung lưu châu Á đang ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Họ không còn hài lòng với túi xách Louis Vuitton nhái; họ muốn không khí sạch, thực phẩm an toàn, giải trí nhiều hơn và đang điên cuồng trong cơn say internet. Thứ ba, cạnh tranh đã gia tăng từ các công ty đa quốc gia phương Tây mà hiện đã đầu tư 2 nghìn tỷ USD vào châu Á. Họ bây giờ cũng sử dụng lao động giá rẻ như thế, có chuỗi cung ứng phức tạp hơn nhiều và có thương hiệu cùng thế mạnh về nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Khi thị trường tại quê nhà không còn được an toàn, các công ty châu Á đang thích ứng và trở nên mạnh mẽ. Để đáp ứng với tiền lương và chi phí sản xuất tăng (ví dụ như ngành may mặc), các công ty Nhật Bản đã dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến Đông Nam Á và châu Phi, một phần là do lo ngại một cuộc chiến bảo hộ thương mại của Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc như Haier chuyên sản xuất tủ lạnh, có kế hoạch xây dựng dây chuyền sản xuất tự động hóa và nghiên cứu các sản phẩm thông minh. Trong chiến dịch đẩy mạnh tấn công thị trường Trung Quốc, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Samsung tăng 24% trong năm 2013. Nếu họ cùng hành động như Ấn Độ và Indonesia, gã khổng lồ vụng về châu Á, sẽ thu hút rất nhiều công ăn việc làm tại địa phương. Các công ty lớn của châu Á cũng trở nên khôn ngoan hơn.
Những ham muốn của người tiêu dùng đang giúp các hãng kinh doanh internet chiếm ưu thế so với các ngành công nghiệp truyền thống. Alibaba, một người khổng lồ Internet Trung Quốc, đang mở rộng vào lĩnh vực ngân hàng, viễn thông và vận tải. Các nhà phân tích đánh giá, công ty này có giá trị 150 tỷ USD, cao hơn cả ngành công nghiệp thép của Trung Quốc.
Trung Quốc đang tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước có nghĩa là để làm cho các công ty này đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Khê Quốc Hoa, ông chủ của China Mobile có kế hoạch sẽ trả một phần thu nhập nhân viên của mình bằng cổ phiếu.
Ngoài ra, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại khắp châu Á là có thể tạo ra một thế hệ các công ty mới - ngành công nghiệp hiện chỉ chiếm 4% trên thị trường chứng khoán khu vực, so với con số 12% ở các nước giàu.
Để thách thức các đối thủ nước ngoài, các công ty châu Á đang toàn cầu hóa theo gương của Samsung và Toyota. Lenovo - một công ty máy tính phát triển mạnh của Trung Quốc đang quản trị kiểu phương Tây và thuê nhiều nhân viên nước ngoài. Huawei đã vượt qua Ericsson trong mảng thiết bị viễn thông.
Sun Pharma của Ấn Độ hiện là một trong các công ty dược lớn nhất thế giới. Tencent được mệnh danh là Facebook của Trung Quốc đã thuê cầu thủ bóng đá Lionel Messi để quảng cáo dịch vụ của mình ở nước ngoài. Tata Sons của Ấn Độ bây giờ là một công ty công nghệ tuyệt vời và nhà sản xuất xe hơi hạng sang.
Các doanh nghiệp châu Á cần làm nhiều hơn nữa. 5 năm trước đây, các công ty lớn chi tiêu nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty này vẫn cần phải làm tốt hơn nữa và có những đổi mới mang tính đột phá. Các tập đoàn phải tập trung vào một vài lĩnh vực mà họ có thể đạt được quy mô toàn cầu.
Chính phủ có thể làm một số việc để giải phóng các công ty nhà nước thoát khỏi sự can thiệp và đảm bảo rằng các quan chức đương nhiệm không bóp chết các doanh nghiệp.
Lịch sử cho thấy người tiêu dùng sẽ thích ứng nhanh. Trong vòng 20 năm nữa những thành tựu y tế của Nhật Bản, những ứng dụng công nghệ thông tin của Ấn Độ và thời trang cao cấp sẽ đến từ Trung Quốc. Chủ nghĩa tư bản châu Á sẽ thay đổi thế giới, thậm chí nó có thể hiện diện ngay tại bữa ăn sáng của bạn.