Tác động quản trị nhân lực đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên tại các NHTM cổ phần ở Việt Nam
Với mục tiêu phân tích tác động của quản trị nhân lực đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, nghiên cứu tiến hành thống kê mô tả, phân tích EFA, phân tích CFA, phân tích SEM số liệu từ 638 phiếu điều tra từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đào tạo và phát triển nhân lực là yếu tố tác động mạnh nhất đến đổi mới, sáng tạo và từ đó hàm ý một số chính sách cho các nhà quản lý tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thúc đẩy hoạt động quản trị nhân lực, đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong môi trường số.
Đặt vấn đề
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là mạch máu của nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian luân chuyển hầu như toàn bộ nguồn vốn của xã hội. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại (NHTM) đối mặt với với rất nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao.
Hoạt động quản trị nhân lực chưa xây dựng được chiến lược tuyển dụng tổng thể, nhất quán; chưa bám sát khung năng lực của ngân hàng đối với từng vị trí, phương thức tuyển dụng chưa đa dạng, linh hoạt. Các hoạt động đào tạo được thực hiện chưa được gắn kết với nhau thành một chuỗi các hoạt động có kế hoạch nhằm đào tạo và phát triển từng cá nhân theo một lộ trình cụ thể. Điều này ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo trong môi trường số, năng suất lao động của các NHTM.
Từ thực tế trên, bài viết nghiên cứu tác động của quản trị nhân lực đến đổi mới, sáng tạo tại các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số.
Cơ sở lý thuyết, giả thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu
Quản trị nhân lực, năng lực đổi mới sáng tạo trong môi trường số
Quản trị nhân lực
Theo McGuire và Jorgensen (2011), quản trị nhân lực có 03 nhóm chức năng chính: Quản trị, Phát triển và hỗ trợ. Quản trị là những hoạt động tạo nên nền tảng công cụ và hệ thống nhằm thu hút, duy trì và bảo đảm kết quả sử dụng nhân lực; Phát triển là những hoạt động nhằm phát triển chất lượng nhân lực và sự gắn kết bền vững của họ trong tổ chức; Hỗ trợ là những hoạt động hỗ trợ cho người sử dụng lao động và người lao động duy trì được nền tảng cho quản trị và phát triển. Các chức năng của quản trị nhân lực đang được thực hiện với quy mô lớn hơn, thông minh hơn, cung cấp được thông tin tổng hợp, trực quan, kịp thời hơn cho các cấp quản trị, giúp phát triển tổ chức và duy trì nguồn nhân lực, truyền thông nội bộ và giao tiếp với xã hội đã sử dụng các công cụ mạng xã hội và phân tích định tính các thông tin nhằm cung cấp được những thông tin hữu ích phục vụ việc xây dựng chính sách nhân sự nhanh chóng, phù hợp hơn (Samma Faiz Rasool và các cộng sự, 2019).
Năng lực đổi mới, sáng tạo của nhân viên trong môi trường số
Năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp trong tương lai. Đa phần mọi vị trí việc làm sẽ được số hóa, khả năng sử dụng công nghệ số là đòi hỏi của hầu hết mọi ngành nghề, thúc đẩy khả năng đổi mới, sáng tạo của các thế hệ kế tiếp (Killen, 2018). Năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên được thừa nhận rộng rãi bao gồm kiến thức và kỹ năng nhưng lại có những góc nhìn khác nhau đối với yêu cầu về thái độ hay năng lực tự chịu trách nhiệm (Juil Lee và cộng sự 2019).
Giả thuyết nghiên cứu
Thiết kế công việc và tuyển dụng nhân sự là rất quan trọng, là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và nhân sự, là người tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất thông qua sử dụng công nghệ số. Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực trong DN sau này (Delery và Doty, 1996), do đó đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 1 (H1): Thiết kế công việc và tuyển dụng nhân lực có tác động thuận chiều đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP).
Các doanh nghiệp (DN) thường có khoản đầu tư chi trong đào tạo và phát triển của nhân viên, vì vậy những khoản đầu tư giúp những người lao động để phát huy hết năng lực, tài năng và ý tưởng sáng tạo trong quá trình làm việc tại DN. Các DN cung cấp cho nhân viên nhiều khóa đào tạo và các chương trình phát triển để nâng cao năng lực, cải thiện kỹ năng, kiến thức mới và khả năng đổi mới cần thiết cho đổi mới sáng tạo (Chen và Huang, 2009). Samma Faiz Rasool và các cộng sự (2019) mô tả việc đào tạo và phát triển nhân lực có mối quan hệ tích cực với năng lực đổi mới, sáng tạo của nhân viên. Trên cơ sở đó đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 2 (H2): Đào tạo và phát triển nhân lực có tác động thuận chiều đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng TMCP.
Tác động của đánh giá và đãi nhân lực tới năng lực đổi mới, sáng tạo của nhân viên là rất quan trọng. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuyển đổi số trong đánh giá nhân lực tăng mức động lực của nhân viên và sự sáng tạo của tổ chức (Asif và cộng sự, 2019). Trong quy trình đánh giá hiệu quả làm việc, bộ phận quản trị nhân sự phải đưa ra phản hồi cho nhân viên. Đãi ngộ nhân lực sẽ nâng cao động lực làm việc của các nhân viên, mang lại thái độ tích cực trong công việc và đổi mới, sáng tạo trong làm việc tại tổ chức (Lepak và cộng sự, 2006). Do đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 3 (H3): Đánh giá và đãi ngộ nhân lực nhân lực có tác động thuận chiều đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng TMCP.
Hall, J., và Vredenburg, H. (2004) cho rằng vai trò nòng cốt của đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế, với điểm tầm nhìn là mọi chủ thể được tiếp cận bình đẳng về nguồn lực, lợi ích và không bị bỏ lại bên lề. Các DN thực thi đổi mới sáng tạo có tác động ảnh hưởng xã hội tích cực. Qua nhìn nhận lại các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, Herrera (2016) chỉ ra rằng, liên kết chiến lược, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững cơ chế quản lý, và cam kết của các bên liên quan là nền tảng cho đổi mới có tính ảnh hưởng. Các DN cần đổi mới sáng tạo để gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững hơn bao giờ hết; phát triển công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng cho làm việc từ xa và thương mại trực tuyến. Các tác giả Hall, J., và Vredenburg, H. (2004) cho rằng, năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên, lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau do đó đề xuất các giả thuyết:
Giả thuyết 4 (H4): Năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số có tác động thuận chiều đến lợi thế cạnh tranh tại các ngân hàng TMCP.
Giả thuyết 5 (H5): Năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số có tác động thuận chiều đến phát triển bền vững tại các ngân hàng TMCP.
Giả thuyết 6 (H6): Lợi thế cạnh tranh có tác động thuận chiều đến phát triển bền vững tại các ngân hàng TMCP.
Mô hình nghiên cứu
Các thang đo nghiên cứu được kế thừa và phát triển từ nghiên cứu của Hall, J., và Vredenburg, H. (2004), Lepak và cộng sự (2006), Farooq và cộng sự (2016), Sarah Talal Saleem và Ahmad Adeel (2016), Asif và cộng sự, (2019), Samma Faiz Rasool và các cộng sự, (2019)…. Thang đo lường dạng Likert 5 điểm, trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý.
Từ 6 giả thuyết mô hình nghiên cứu, có tổng 34 biến quan sát trong đó có 3 biến độc lập 1 biến phụ trung gian Hai biến phụ thuộc. Mô hình đề xuất (Hình 1).
Phương pháp nghiên cứu
Bảng 1: Trọng số hồi quy- Regression Weights |
|||||||
Estimate |
S.E. |
C.R. |
P |
Label |
|||
NLS |
<--- |
DT |
.453 |
.067 |
6.491 |
*** |
|
NLS |
<--- |
TC |
.367 |
.071 |
4.662 |
*** |
|
NLS |
<--- |
TK |
.349 |
.049 |
3.034 |
.003 |
|
CT |
<--- |
NLS |
.563 |
.095 |
8.103 |
*** |
|
BV |
<--- |
NLS |
.324 |
.089 |
4.736 |
*** |
|
BV |
<--- |
CT |
.183 |
.051 |
3.495 |
.012 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phân tích SPSS và Amos 22
Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu định tính là các chuyên gia, các nhà quản lý tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, NHTM Cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu định lượng là những nhà quản lý và người lao động. Theo Hair và các cộng sự (1998), quy tắc thông thường, kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn và n = 5*k.
Trong nghiên cứu có 36 quan sát, do đó, mẫu tối thiểu là 36*5 = 168. Nghiên cứu định lượng tiến hành khảo sát 770 từ những nhà quản lý và người lao động. Tiếp cận đối tượng điều tra theo 2 cách: (i) Gửi phiếu khảo sát đã thiết kế trên Google doc; (ii) Gửi phiếu khảo sát. Sau khi thu về 689 phiếu, tác giả sàng lọc các phiếu trả lời, loại bỏ 51 phiếu không hợp lệ (do điền thiếu thông tin) còn lại 638 phiếu hợp lệ được sử dụng để nhập và xử lý dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Trong 638 phiếu điều tra thu được từ 5 ngân hàng TMCP, điều tra có 60,65% là nữ giới 39,34% là nam giới; Về độ tuổi, đối tượng điều tra, chủ yếu có độ tuổi từ 35 - 45 tuổi chiếm 55,03%, còn độ tuổi từ 23 - 35 tuổi chiếm 36,28% còn lại và trên 45 tuổi. Về trình độ của đối tượng điều tra chủ yếu là đại học và trên đại học là 83,11%. Như vậy, phần lớn các đối tượng điều tra có trình độ để am hiểu sâu năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng TMCP Việt Nam; Về ví trí làm việc, kết quả điều tra cho thấy có 20,97% đối tượng trả lời là nhà quản lý và 79,03% trả lời là người lao động.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo, EFA và CFA
Khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo, cần thỏa mãn: Chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (dẫn theo Thọ và Trang, 2011); Độ tin cậy của các thang đo NLS, TK, DT, TC, CT, BV thỏa mãn yêu cầu sử dụng để phân tích nhân tố EFA sau khi loại bỏ NLS6, CT5, BV4 vì không thỏa mãn yêu cầu.
Hệ số KMO = 0,865> 0.5, Mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05, Dữ liệu phù hợp phân tích nhân tố EFA, mức ý nghĩa sig <0,05 nên có thể nhận định rằng các biến quan sát có tương quan với nhau. Bên cạnh đó, các nhân tố đề xuất giải thích được 58,465% các biến với điểm dừng phương pháp được sử dụng với Eigenvalues đạt 3,176.
Kết quả phân tích CFA lần 2 cho thấy mô hình này có 270 bậc tự do. Kết quả cho thấy giá trị của các chỉ số Chi-bình phương = 537.254 với giá trị p=.000. Các chỉ tiêu khác: Chi-bình phương/df = 2.149, GFI, TLI, CFI đều cao hơn 0,9 (Bentler và Bonett, 1980), RMSEA = 0,047< 0,08 (Steiger, 1998), điều này có thể suy ra mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường.
Kết quả phân tích mô hình SEM về trọng số hồi quy cho các yếu tố NLS, DT, TC, TK, BV, đều có ý nghĩa thống kê 5%. Tuy nhiên, trọng số hồi quy của CT lớn hơn 10% không thoả mãn yêu cầu. Như vậy, kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy, có 3 nhân tố của trong quản trị nhân lực tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong đó đào tạo và phát triển nhân lực có tác động mạnh nhất. Các yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Bên cạnh đó, các nhân tố này đã giải thích được 58% biến thiên của biến phụ thuộc.
Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý một số giải pháp
Từ phương trình hồi quy tuyến tính tác động của chuyển đổi số trong quản trị nhân lực đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên có thể thấy, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển nhân lực, chuyển đổi số trong đánh giá và đãi ngộ nhân lực, chuyển đổi số trong thiết kế công việc và tuyển dụng nhân lực là các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa tới năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trong đó, nhân tố đào tạo và phát triển nhân lực có tác động mạnh nhất với trọng số hồi quy chuẩn hóa là 0,453, kế đến là 2 nhân tố trong đánh giá và đãi ngộ nhân lực, tuyển dụng nhân lực với trọng số hồi chuẩn hóa lần lượt là 0,367; 0,249. 05 giả thuyết từ đến H5 được chấp nhận còn H6 bị loại bỏ. Một số giải pháp hàng thúc đẩy quản trị nhân lực, đi đôi với nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số như:
Chuyển đổi số trong thiết kế công việc và tuyển dụng nhân lực
Thiết kế công việc dựa trên khung năng lực đổi mới sáng tạo trong môi trường số: Chuyển đổi số trong thiết kế công việc theo khung năng lực đổi mới sáng tạo gồm 7 nhóm năng lực: (i) Cải tiến hiệu quả vận hành thiết bị và phần mềm; (ii) Tối ưu hoá khai thác thông tin và dữ liệu; (iii) Đổi mới giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; (iv) Cải tiến an toàn và an sinh số; (v) Sáng tạo nội dung số; (vi) Sáng tạo cách thức tập và phát triển kỹ năng; (vii) Giải pháp sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp.
Ứng dụng Bigdata và gamification trong tuyển dụng nhân lực: Big Data cung cấp cho tuyển dụng viên tại các ngân hàng TMCP Việt Nam thấy được bức tranh toàn cảnh về nhu cầu, và định hướng phát triển của những ứng viên cả trước và sau tuyển dụng.
Chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển nhân lực
Kết quả mô hình SEM cho thấy, đào tạo và phát triển nhân lực có tác động mạnh nhất (0,453) đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số. Do đó, các ngân hàng TMCP cần xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến mở về kỹ năng chuyển đổi số; Đa dạng hoá các phương pháp đào tạo làm cho người học có trải nghiệm thú vị trong học tập.
Chuyển đổi số trong đánh giá và đãi ngộ nhân lực hiệu quả
Chuyển đổi số trong đánh giá thực hiện công việc: Với lợi thế hạ tầng và công nghệ cao sẵn có và chiến lược chuyển đổi số toàn diện, một số ngân hàng nên áp dụng mô hình chuyển đổi linh hoạt tổ chức Agile trong chiến lược để chuyển đổi số thành công và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cụ thể như như Jira, Confluence, Msteam, Bitrix 24...
Chấm công bảng Face ID: Phần mềm sẽ tự động chấm điểm trùng khớp gương mặt trên hệ thống máy chủ và gương mặt selfie qua hệ thống máy học hiện đại, hệ thống AI.
Thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo trong sử dụng AI nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững
Các ngân hàng TMCP ở Việt Nam cần khai thác sức mạnh của AI để xử lý và phân tích khối lượng dữ liệu lớn khổng lồ này nhằm trích xuất thông tin chi tiết có thể hành động và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn, cải thiện hoạt động và tăng doanh thu thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới gia tăng lợi thế cạnh tranh. Với khả năng giúp quản lý, tối ưu hóa, trợ lý ảo và Robot tự động hoá quy trình (RPA) là những minh chứng về các trường hợp sử dụng mà AI đã tác động đến Ngành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và giá trị gia tăng cho ngân hàng.
Tài liệu tham khảo:
- Ali et al (2017). Mediating role of employee relations climate between strategic-HRM and organizational performance: An empirical study of Chinese banking sector. Journal of Innovation và Knowledge;
- Asif, M., Zhiyong, D., Faiz Rasool, S., và Aftab Madni, M. (2019). Analysis of Motivation Level of L2 Learners in Enhancing Speaking Skill. European Online Journal of Natural and Social Sciences, 8(3),pp. 584-593;
- Boselie, P., Dietz, G., và Boon, C. (2005). Commonalities and contradictions in HRM and performance research. Human resource management journal, 15(3), 67-94;
- Samma Faiz Rasool et al (2019), Pharmaceutical Lemons: Innovation and Regulation in the Drug Industry, Michigan Telecommunications and Technology Law Review, Vol. 14, No. 1, pp. 1-41, 2007;
- Sarah Talal Saleem và Ahmad Adeel (2016), Strategic Human Resource Management and Employee Creativity: The Role of Leadership Style and Knowledge Management Capacity, Information and Knowledge Management www.iiste.org.